Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Si Ma Cai: "Tái khởi động" mô hình bán trú dân nuôi để giữ chân học trò

Trọng Bảo - 10:48, 14/10/2021

Si Ma Cai là huyện vùng cao biên giới của tỉnh Lào Cai, có hơn 90% là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Thực hiện Quyết định 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, ngành Giáo dục địa phương đang gặp những khó khăn nhất định. Và, một trong những giải pháp, hướng đi trong thời gian tới của Si Ma Cai, là việc “tái khởi động” mô hình bán trú dân nuôi.

Việc học bán trú góp phần nâng cao chất lượng với các em học sinh vùng cao Si Ma Cai. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Việc học bán trú góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh vùng cao Si Ma Cai. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Chưa hết khó

Sau khi Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã thuộc khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16/9/2021 của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 được ban hành và có hiệu lực, tại huyện Si Ma Cai có 7.257 lượt học sinh ở các xã Sín Chéng, Bản Mế, Nàn Sán, Cán Cấu, thị trấn Si Ma Cai là các xã hoàn thành NTM, chịu ảnh hưởng từ việc thay đổi các chế độ chính sách.

Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Trưởng Phòng Giáo dục huyện cho biết: Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các nhà trường, Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai đã ban hành Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND ngày 16/7/2021 về tiếp tục thực hiện hỗ trợ cho học sinh các xã khu vực II, khu vực III hoàn thành NTM trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 

Mặc dù Nghị quyết, đã cơ bản tháo gỡ những khó khăn đối với học sinh các xã NTM. Tuy vậy, Nghị quyết này, cũng chỉ áp dụng cho năm học 2021 - 2022; nếu không có gì thay đổi, thì những năm học tiếp theo nhiều khả năng học sinh sẽ không còn được hưởng chính sách trên.

Năm học 2021 - 2022, Trường Tiểu học và THCS Nàn Sán có 13 lớp, với 350 học sinh không còn được hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ như trước đây. Thầy giáo Nguyễn Đức Lưu, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Nghị quyết của HĐND đã tháo gỡ khó khăn  rất nhiều cho nhà trường. Tuy nhiên, cũng còn những khó khăn nhất định, như các em không còn được hỗ trợ gạo, thiết bị thể thao, y tế… nhất là vấn đề đóng học phí của học sinh.

“Đặc biệt, sau khi chuyển lên khu vực I, không thuộc thôn khó khăn, xã đặc biệt khó khăn thì học sinh sẽ phải đóng tiền học phí hàng tháng với mức thu là 60.000 đồng/tháng xã khu vực I. Đây là khoản đóng góp không nhỏ với các gia đình có nhiều con đi học”, thầy Lưu nhấn mạnh.

Cơ sở vật chất phục vụ học tập cho học sinh vùng cao được cải thiện rõ rệt từ chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước
Cơ sở vật chất phục vụ học tập cho học sinh vùng cao được cải thiện rõ rệt từ chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước

Giải pháp giữ chân học trò

Với những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài, ngày 30/9/2021, Huyện ủy Si Ma Cai đã ban hành Chỉ thị 12-CT/HU về việc huy động học sinh ra lớp và công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn huyện. Trong đó, nhấn mạnh việc thực hiện xã hội hóa giáo dục là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. 

Một trong những giải pháp trong công tác xã hội hóa giáo dục mà huyện hướng đến, là tiếp tục vận động Nhân dân đóng góp để thực hiện trở lại mô hình bán trú dân nuôi, như những năm trước đây huyện đã làm, khi chưa có mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú.

Bà Nguyễn Thị Kiều Oanh, Trưởng Phòng Giáo dục huyện chia sẻ: Với mô hình này, Nhân dân sẽ đóng góp lương thực, thực phẩm, tham gia nấu ăn… cho con em mình, để các em được học tập, ăn ở nội trú. Qua đó, các em đỡ phải đi bộ trèo đèo, lội suối vất vả, mệt nhọc hằng ngày. Thầy cô giáo có thể kiểm tra việc học của các em thường xuyên hơn, nắm được sức học của từng em và có điều kiện giúp đỡ các em hiệu quả hơn. Các em được ăn, ở và học tại chỗ, được giao lưu với bạn bè và thầy cô thường xuyên, nên có cơ hội sử dụng tiếng phổ thông nhiều hơn. 

"Ðiều quan trọng nhất, là hạn chế đến mức thấp nhất học sinh bỏ học giữa chừng, vì xa nhà và gia đình khó khăn…”, bà Oanh phân tích.

Khi các xã đã đạt đến sự phát triển nhất định, trong đó có việc hoàn thành xây dựng NTM, thì sự điều chỉnh các xã này từ vùng III, vùng II chuyển sang vùng I để dành nguồn lực đầu cho các xã khó khăn hơn là điều tất yếu. 

Để từng bước tháo gỡ những khó khăn khi không còn được hưởng các chính sách hỗ trợ, nhiều địa phương đã và đang có những giải pháp tích cực cho vấn đề an sinh xã hội, trong đó có giáo dục. Và, cách làm, hướng đi của huyện vùng cao Si Ma Cai khi đang hướng đến việc “tái khởi động” mô hình bán trú dân nuôi thực sự là một gợi ý hay, cách làm cần được nhân rộng.

Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 8 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 8 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 8 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 8 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 8 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 9 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 9 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).