Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sông Mã (Sơn La): Đầu tư hơn 74 tỷ đồng xây dựng công trình thiết yếu vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Minh Phương - 18:05, 05/12/2023

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã đầu tư hơn 74 tỷ đồng xây dựng 80 công trình và thực hiện duy tu các công trình tại 15 xã khu vực III, 4 bản đặc biệt khó khăn thuộc 3 xã khu vực I.

Một góc thị trấn sông Mã hôm nay.
Một góc thị trấn sông Mã hôm nay.

Huyện Sông Mã (tỉnh Sơn La) là huyện biên giới có 18 xã, 1 thị trấn, dân số gần 150.000 người, trong đó hơn 87% là đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, từ năm 2021-2025, huyện Sông Mã đã chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các xã, bản đặc biệt khó khăn.

Thời gian qua, huyện Sông Mã đã đầu tư hơn 74 tỷ đồng xây dựng 80 công trình và thực hiện duy tu các công trình tại 15 xã khu vực III, 4 bản đặc biệt khó khăn thuộc 3 xã khu vực I. Trong đó, có 15 công trình giao thông, 5 công trình thủy lợi, 46 nhà văn hóa, 7 cây cầu, 6 nhà lớp học và 1 dự án điện nông thôn.

Qua đầu tư xây dựng các công trình dân sinh, đã góp phần nâng tỷ lệ bản có đường giao thông từ xã đến trung tâm bản được cứng hóa đạt gần 55%; 97% số hộ được sử dụng điện lưới an toàn; gần 99% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Đường về bản Kéo, xã Huổi Một.
Đường về bản Kéo, xã Huổi Một, huyện Sông Mã.

Thời gian tới, UBND huyện Sông Mã sẽ tiếp tục lồng ghép, ưu tiên các nguồn lực đầu tư hạ tầng thiết yếu cho các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Tập trung nguồn vốn đầu tư xây dựng dự án, công trình mà người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn có nhu cầu cấp thiết, như cứng hóa hệ thống đường giao thông nông thông, hạ tầng thủy lợi phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, nhà lớp học, nhà văn hóa xã, bản...

Phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tăng 2 lần so với năm 2020; 85% số bản có đường từ xã đến trung tâm bản được cứng hóa; 100% số xã có trường, lớp học được xây dựng kiên cố; giảm trên 20% số xã, bản đặc biệt khó khăn...

Tin cùng chuyên mục
Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”

Ngày 28/12, tại Tp. Kon Tum (Kon Tum), Ủy Ban Dân tộc tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo “Cơ chế chính sách đặc thù nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, sắp xếp ổn định dân cư vững chắc cho đồng bào DTTS vùng biên giới”. Ông Đào Xuân Quy - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Dân tộc (Ủy Ban Dân tộc) và ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có lãnh đạo các sở, ban, ngành của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Tin nổi bật trang chủ
Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Thanh Hóa: Xử phạt doanh nghiệp phá 2,61 ha rừng tự nhiên

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 2 phút trước
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61 ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.
Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Đắk Lắk: 2 ngày 4 trẻ tử vong do đuối nước

Xã hội - Hoàng Thùy - 4 phút trước
Thời gian vừa qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk liên tục tổ chức tuyên truyền phòng chống đuối nước đến các thôn, buôn và người dân trên địa bàn, song tai nạn đuối nước vẫn liên tiếp xảy ra.
Đắk Lắk: Cấp 15 bộ chiêng, 77 bộ trang phục truyền thống cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ

Đắk Lắk: Cấp 15 bộ chiêng, 77 bộ trang phục truyền thống cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ

Chính sách dân tộc - Lê Hường - 6 phút trước
Ngày 20/5, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Đại cho biết, đơn vị vừa tổ chức bàn giao chiêng và trang phục truyền thống cho các câu lạc bộ, đội văn nghệ tại các thôn, buôn vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Người dân được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Người dân được thụ hưởng nhiều tiện ích từ chuyển đổi số lĩnh vực BHXH, BHYT

Sức khỏe - Hồng Phúc - 11 phút trước
Thời gian qua, trên cơ sở nền tảng, hạ tầng công nghệ thông tin (CNTT) sẵn có, BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ công tác chuyển đổi số theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và trở thành một trong những Bộ, ngành đi đầu về xây dựng Chính phủ số. Các kết quả đạt được đã và đang phục vụ hiệu quả cho các hoạt động công tác của Ngành và đem lại rất nhiều lợi ích cho người tham gia, thụ hưởng chính sách.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà gặp mặt đại biểu Người có uy tín tỉnh tỉnh Điện Biên

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà gặp mặt đại biểu Người có uy tín tỉnh tỉnh Điện Biên

Thời sự - Thúy Hồng - 12 phút trước
Chiều 20/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Thị Hà đã thân mật tiếp đón, gặp mặt 49 đại biểu Người có uy tín (NCUT) tiêu biểu trong đồng bào DTTS tỉnh Điện Biên. Tham dự buổi gặp mặt có đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Thời sự - Trọng Bảo - 18:49, 20/05/2024
Sáng 20/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa xét xử vụ án "Rửa tiền", 'Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và những người liên quan.
Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Tin tức - Minh Thu - 18:08, 20/05/2024
Đó là thông tin được Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây.
Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Khánh Sơn - 15:13, 20/05/2024
Tiếp nối những kết quả hợp tác đã đạt được trong năm 2023 và để cụ thể hóa các nội dung đã ký kết giữa hai bên, mới đây, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tập đoàn VNPT đã tổ chức Hội nghị ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024.
Giải quyết 99,7% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Giải quyết 99,7% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 12:31, 20/05/2024
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 12:27, 20/05/2024
Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.