Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Sự kết hợp độc đáo giữa hai tinh hoa Việt “Sâm và hương dược liệu”

Minh Nhật - 08:32, 28/05/2024

Văn hóa trà như dòng chảy xuyên suốt từ ngàn xưa đến nay và gắn liền với cuộc sống người Việt. Văn hóa trà Việt chính là đại diện sống động nhất về nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Có thể nói, đối với người Việt, trà là Quốc ẩm. Trong khi đó, sâm Ngọc Linh được xem là Quốc bảo. Sự kết hợp tài tình giữa hai tinh hoa này tạo nên bản giao hưởng của hương, sắc, vị, dược.

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh và khách quốc tế thưởng thức trà thương hiệu DOIDEP
Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh và khách quốc tế thưởng thức trà thương hiệu DOIDEP

Với sự tham gia của gần 40 quốc gia trên thế giới, tại TP. Hồ Chí Minh, đã tổ chức lễ hội “Sâm và hương dược liệu quốc tế 2024”, trong đó trà là đường dẫn, được xem là “vua” của các loài thảo mộc, là hương dược liệu quốc gia, quốc tế.

Trà Việt trên phương diện sức khỏe và kết hợp với sâm Việt Nam

Tại Việt Nam, trà được biết đến như một loại thức uống phổ biến từ ngàn đời nay. Trước khi người Việt xem trà là loại thức uống thường nhật thì trà được biết đến là một loại thảo mộc có dược tính cao, tốt cho sức khỏe. Thần nông bản thảo kinh của Tôn Hoàng Diễn, đời Thanh viết, trà có vị đắng, uống vào sáng suốt, tỉnh táo, ít ngủ, nhẹ người, sáng mắt... Vĩnh Tây Thiền sư Nhật Bản cho rằng, trà là tiên dược của dưỡng sinh, là diệu thuật của nâng cao tuổi thọ. Việt Nam có rất nhiều vùng nguyên liệu trà quý như trà cổ thụ dãy Hoàng Liên Sơn, trà Ô Long Bảo Lộc, Lâm Đồng… được xem như thủ phủ trà của Việt Nam.

Cùng với đó, nhân sâm vùng núi Ngọc Linh được xem là một trong những nhân sâm có hàm lượng Saponin nhiều nhất, hơn gần gấp đôi sâm Triều Tiên. Tác dụng của sâm Ngọc Linh giúp chống Stress, kích thích hệ thống miễn dịch, chống Oxy hóa, lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ gan.

Thương hiệu DOIDEP đã phát triển thành công sản phẩm trà kết hợp giữa danh trà thượng hạng với sâm Ngọc Linh vùng Tu Mơ Rông. Sự kết hợp này dựa trên nền tảng y học cổ truyền theo phương pháp Quân - Thần - Tá - Sứ. Trong đó, Quân dược là sản phẩm trà từ nguyên liệu Ô Long được tuyển chọn kỹ càng tại vùng đất King Lộ nổi tiếng thuộc tỉnh Lâm Đồng mang tên Đại Hoàng Bào, cách chế biến loại trà này là câu chuyện thú vị về sự bứt phá của nghệ nhân trà Việt khi dám thay đổi nguyên lý làm trà hàng nghìn năm của Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). 

Sản phẩm trà sau chế biến sẽ có màu vàng óng ánh như chiếc áo long bào của vua, lá trà lại xanh mướt như còn tươi nguyên trên cành. Hương, vị của trà hòa quyện mạnh mẽ, biến chuyển cho thấy nội chất trà rất sâu. Thần dược là tinh chất bột làm từ củ sâm Ngọc Linh 6 năm tuổi. Nguyên liệu chọn làm sâm phải đạt chuẩn mực rất cao và sâm thuộc vùng Tu mơ Rông.

Lãnh đạo DOIDEP và Lãnh đạo FOOD FORCE chính thức ký kết hợp chiến lược
Lãnh đạo DOIDEP và Lãnh đạo FOOD FORCE chính thức ký kết hợp chiến lược

Sâm Ngọc Linh khi hòa quyện với trà Hoàng Bào phải tương hỗ nhau, không được lấn át hương, sắc, vị, hình của trà. Để trợ giúp cho sự kết hợp giữa Quân dược trà và Thần dược sâm, nghệ nhân DOIDEP đã sử dụng tá dược làm từ lá của sâm. Đặc biệt chất kết dính các nguyên liệu này là sứ dược được lấy từ củ, rễ sâm và một số nguyên liệu đặc biệt. Tất cả nguyên liệu từ Quân - Thần - Tá - Sứ hòa trộn với nhau tạo thành thức uống đạt độ vi tế cao trong thưởng lãm, là thức uống tốt cho ngũ tạng và tốt cho sức khỏe.

Trà trên phương diện văn hóa

Trên phương diện văn hóa phổ biến trà, không giống như nhiều quốc gia khác, ẩm trà phát xuất từ tầng lớp thượng lưu, giới tu tập, Việt Nam khởi nguyên việc ẩm trà từ sự mộc mạc, chân phương của người dân vùng nông thôn và phát triển sâu rộng đến các tầng lớp khác với nhiều kiểu thức ẩm trà phong phú. Điều đó minh chứng nguồn gốc trà, chính là người bạn, người đồng hành xuyên suốt chiều dài lịch sử của cư dân nông nghiệp Việt cổ từ ngàn xưa. Nền văn minh lúa nước của người Việt xem gạo là quốc thực thì trà chính là quốc ẩm. Trà càng đặc biệt hơn với những tinh hoa và mở ra nền minh triết của con người. Trà có thể gọi là “Quốc ẩm Việt”.

Vừa qua tại Lễ hội Đền Hùng, bên cạnh nghi lễ dâng cúng sản vật, con cháu người Việt dâng lên Vua Hùng “Quốc ẩm Việt trà”, với Tổ Ân Di Diệp trà là loại trà được làm để cúng Quốc Tổ. Nguyên liệu trà được tuyển lựa kỹ lưỡng từ những lá trà ngon nhất vụ Xuân tại vùng trà King Lộ nổi tiếng thuộc tỉnh Lâm Đồng. Tổ Ân Di Diệp được làm với số lượng vô cùng hạn chế để dâng lên Quốc Tổ Hùng Vương vào mùng 10 tháng 3. Trà sau dâng cúng lễ sẽ gửi tặng lại cho trà hữu thọ lộc Tổ khi có dịp đến tế lễ Giỗ Quốc Tổ hằng năm tại đền Hùng - Lâm Đồng.

Không gian trưng bày và thưởng thức thương hiệu trà thương hiệu DOIDEP
Không gian trưng bày và thưởng thức trà thương hiệu DOIDEP

Trà trên phương diện kinh tế

Trà được xem như “vàng xanh” của thế giới. Với những gì ngành đang có, từ vùng nguyên liệu, văn hóa, tâm huyết các nghệ nhân cùng khát vọng thế giới của các doanh nghiệp Việt. Thương hiệu DOIDEP đã và đang phát dương văn hóa trà, ngành kinh tế trà ngày càng vươn rộng và hiện diện ở nhiều nơi trên thế giới, trở thành niềm tự hào của quốc gia, dân tộc, trà là Quốc ẩm.

DOIDEP đã và đang đưa thương hiệu, văn hóa, sản phẩm trà Việt Nam tại Tea Expo - Trung Quốc, là đơn vị đầu tiên và duy nhất vinh dự tham gia Worl Tea Expo tại Mỹ, hay hợp tác chiến lược cùng Food Force - Tập đoàn Morisho phát dương văn hóa và sản phẩm trà Việt Nam và thị trường Nhật Bản…

Tin cùng chuyên mục
Dự án "GenZ dệt ZènG": Lan tỏa và phát triển văn hóa dân tộc Tà Ôi

Dự án "GenZ dệt ZènG": Lan tỏa và phát triển văn hóa dân tộc Tà Ôi

Dự án nhằm mục tiêu góp phần bảo tồn và lan tỏa nét đẹp di sản văn hóa và nâng cao nhận thức của người trẻ về Zèng, đồng thời khuyến khích thế hệ trẻ tìm hiểu về văn hóa dệt Zèng và di sản văn hóa Việt Nam nói chung thông qua nhiều hoạt động nổi bật.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng thống Hàn Quốc khẳng định hỗ trợ Việt Nam về bán dẫn, công nghiệp văn hóa

Tổng thống Hàn Quốc khẳng định hỗ trợ Việt Nam về bán dẫn, công nghiệp văn hóa

Thời sự - PV - 19:50, 02/07/2024
Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Đắk Nông: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân giao nộp vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Đắk Nông: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân giao nộp vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Pháp luật - Lê Hường - Quỳnh Minh - 17:34, 02/07/2024
Những năm gần đây, lực lượng Công an trên địa bàn Đắk Nông đã nỗ lực triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, vận động, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Bằng nhiều hình thức, cách làm sáng tạo phù hợp với đặc điểm tình hình địa bàn, nhiều người dân tình nguyện giao nộp vũ khí, góp phần giữ gìn ANTT ở từng thôn, buôn, bon và hạn chế các tai nạn đáng tiếc trong Nhân dân do sử dụng súng tự chế.
Chung tay vì mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân

Chung tay vì mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân

Tin tức - Minh Thu - 17:26, 02/07/2024
Ngày 16/6/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg về Ngày BHYT Việt Nam. Theo đó, ngày 1/7 hằng năm trở thành Ngày BHYT Việt Nam với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, cá nhân trong thực thi chính sách, pháp luật về BHYT, thực hiện BHYT toàn dân.
Diện mạo mới trên bản người Mảng

Diện mạo mới trên bản người Mảng

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - 17:23, 02/07/2024
Pá Sập thuộc xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu là bản có đông đồng bào Mảng sinh sống. Pá Sập từng là bản khó khăn, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Lai Châu thông qua các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, cuộc sống của đồng bào Mảng cũng như diện mạo cơ sở hạ tầng của bản đang dần đổi thay.
Dự án

Dự án "GenZ dệt ZènG": Lan tỏa và phát triển văn hóa dân tộc Tà Ôi

Tin tức - Vàng Ni - 17:21, 02/07/2024
Dự án nhằm mục tiêu góp phần bảo tồn và lan tỏa nét đẹp di sản văn hóa và nâng cao nhận thức của người trẻ về Zèng, đồng thời khuyến khích thế hệ trẻ tìm hiểu về văn hóa dệt Zèng và di sản văn hóa Việt Nam nói chung thông qua nhiều hoạt động nổi bật.
Tin trong ngày - 1/7/2024

Tin trong ngày - 1/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Ra quân điều tra, thu thập thông tin về kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024. Lạng Sơn: Hai vợ chồng tử vong do ngạt khí. Già làng... "trẻ" người Ca Dong. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Thời sự - PV - 17:20, 02/07/2024
Nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc.
Nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc: Việt Nam sẽ tăng trưởng cao nhất khu vực

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc: Việt Nam sẽ tăng trưởng cao nhất khu vực

Thời sự - PV - 17:05, 02/07/2024
Chiều 2/7, tại Thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc Kim Jin Pyo, nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc.
Đại hội DTTS tỉnh Quảng Nam lần thứ IV sẽ được tổ chức trong tháng 9/2024

Đại hội DTTS tỉnh Quảng Nam lần thứ IV sẽ được tổ chức trong tháng 9/2024

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 16:56, 02/07/2024
Thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết: Sau ba tháng nỗ lực triển khai, Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã hoàn tất.
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024 được tổ chức vào tháng 8

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024 được tổ chức vào tháng 8

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 16:55, 02/07/2024
Đây là nội dung được thống nhất tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024, được tổ chức ngày 1/7.
Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an

Kinh tế - Khánh Sơn - 16:53, 02/07/2024
Chiều ngày 01/7/2024, tại trụ sở Bộ Công an (số 47 Phạm Văn Đồng, Hà Nội), trong khuôn khổ “Lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 và Nghị định số 69/2024/NĐ-CP về Định danh và xác thực điện tử”, đã diễn ra lễ ký kết “Dịch vụ xác thực điện tử” giữa Vietcombank và Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR) thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư - Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an.