Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tác giả của những mộc bản độc nhất vô nhị Việt Nam độc nhất vô nhị Việt Nam

PV - 08:32, 07/03/2018

Từ người bán bong bóng dạo mê sưu tầm tư liệu dư địa chí, thú chơi sinh vật cảnh, ông Võ Văn Hải, ở TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk đã đến với nghệ thuật như một định mệnh. Không những thế ông còn cho ra đời những mộc bản đạt kỷ lục Việt Nam.

Nghệ nhân Võ Văn Hải bên cuốn sách gỗ 4 thứ tiếng về thầy Y Jút. Nghệ nhân Võ Văn Hải bên cuốn sách gỗ 4 thứ tiếng về thầy Y Jút.

 

Từ chàng bán bóng dạo đến kỷ lục gia

Ông Võ Văn Hải sinh ra tại vùng biển mặn Gò Công (tỉnh Tiền Giang) trong một gia đình nông dân 11 người con. Năm 1972, học chưa hết tú tài ông Hải đã phải lánh về Sài Gòn mưu sinh bằng nghề đạp xe ba gác để trốn đợt tổng động viên bắt lính của Ngụy quân.

Sau ngày giải phóng, Hải lập gia đình. Dù công việc ổn định, nhưng ông luôn ao ước được đặt chân đến mọi nơi của đất nước chuyển nghề bán bóng dạo. Kể từ đó, năm này qua năm khác, trên chiếc xe đạp, ông rong ruổi bán bóng dạo khắp nơi. Đến mỗi vùng miền, ông đều ghi chép lại những chuyện hay, món ngon vật lạ và sưu tầm được bộ tư liệu dư địa chí tổng hợp hàng nghìn trang...

Năm 1985, Hải đưa vợ con lên Buôn Ma Thuột lập nghiệp. Năm 1990, ông gặp tai nạn, sau khi bình phục ông chuyển nghề đúc chậu, trồng hoa cảnh.

Ông Hải chia sẻ: Nghệ thuật đến với tôi như cơ duyên định mệnh. Năm 2003, có một người đào giếng nhặt được viên đá opal kỳ lạ mang đến bán cho tôi với giá 5 chỉ vàng. Ông tự mày mò nghiên cứu, chụp thể nghiệm nhiều lần trên scan cho ra 243 bức ảnh rất đặc biệt. “Lúc đó tôi không có kiến thức, hiểu biết gì về chơi đá, tự mày mò nghiên cứu tôi phát hiện viên đá có nhiều hình ảnh, từ đó khám phá ra nghệ thuật chơi đá đương đại trong công nghệ kỹ thuật số”.

Ông Võ Văn Hải nhanh chóng được giới chơi sinh vật cảnh biết đến qua các cuộc triển lãm, hội xuân liên tỉnh. Thành công liên tiếp gõ cửa, các bộ tác phẩm gỗ lũa, đá cảnh của ông đoạt nhiều huy chương, giải thưởng tại các hội thi lớn. Riêng Fatival Huế năm 2006, một mình ông ẵm 4 giải Vàng, Bạc, Đồng đều có cả. Năm 2011, Kì Thạch Vi Ngoạn Ảnh viên đá ghi nhiều hình nhất (243 ảnh trên một viên đá) và Cuốn sách Ngoạn Thạch Vi Ảnh bằng nu cây cà phê lớn nhất nặng 81kg đã xác lập Kỷ lục Việt Nam.

Những mộc bản độc nhất vô nhị

Tuy đã có của ăn của để, song ông Võ Văn Hải vẫn đau đau với suy nghĩ cần phải làm gì đó quảng bá đất nước, tri ân những người có công. Từ đó, ông quyết định lập kế hoạch đi lấy mẫu đất tại các khu nghĩa trang liệt sĩ của 63 tỉnh, thành trong cả nước rồi ghép thành bản đồ “Hồn thiêng đất Việt”.

Thế rồi, sáng 1/1/2011, ông Hải và đại diện Binh đoàn Tây Nguyên mang lẵng hoa tươi được dâng lên Đài liệt sĩ của Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Đăk Lăk, thắp nén hương xin mẫu đất đầu tiên cho cuộc hành trình… “Tôi tâm niệm rằng người mất sẽ về với đất, cho nên những mẫu đất này sẽ rất linh thiêng. Đến mỗi nơi tôi đều chụp ảnh lại ghi dấu và lấy xác nhận của chính quyền địa phương”, ông Hải nói.

Năm 2013, ông Hải xây dựng nên bộ tem cộng đồng các dân tộc Việt Nam trên nền gỗ và được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác nhận kỷ lục “Bộ tem bằng gỗ đầu tiên về cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam”.

54 con tem về các dân tộc xếp theo bảng chữ cái tên các dân tộc và 2 “vi nhét” mang hình ảnh quốc kỳ, quốc huy với dòng chữ “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” đã tạo nên bộ tem mang nhiều ý nghĩa, phản ánh được những nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc mà vẫn bảo đảm yếu tố hài hòa trong một cách nhìn tổng thể về các dân tộc Việt Nam-một nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc trong khối đoàn kết thống nhất.

Ông Hải cho hay: “Từ khi có ý tưởng cho đến lúc hoàn thành bộ tem là một khoảng thời gian khá dài. Để nắm bắt, có thêm kiến thức thể hiện nội dung được chính xác, sinh động, tạo nên sức sống cho từng con tem, tôi đã dày công tìm hiểu về các dân tộc Việt Nam”.

Năm 2014, ông tiếp tục thành công với 2 cuốn sách gỗ Anh hùng dân tộc Trương Định bằng gỗ với 3 ngôn ngữ Việt-Anh-Pháp năm 2014 và Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và đã xác lập thêm kỷ lục.

Ngoài ra, ông còn 3 đề xuất kỷ lục chờ công bố gồm: Cuốn sách gỗ song ngữ Việt-Anh về Anh hùng dân tộc Nguyễn Hữu Huân đề xuất 2015; Cuốn sách gỗ Thầy giáo Y Jút bằng 4 ngôn ngữ Việt-Ê-đê-Anh-Pháp đề xuất 2016; Bản đồ Việt Nam bằng đất nghĩa trang liệt sĩ 63 tỉnh, thành Việt Nam đề xuất năm 2016.

Những mộc bản độc nhất vô nhị này đều được ông viết bằng bút điện trên nền gỗ sao, gỗ hương, bạch tùng, cà te với kỹ thuật gia công kỹ lưỡng. Hiện, các tác phẩm mộc bản và bản đồ “Hồn thiêng đất Việt” đang trưng bày tại Bảo tàng Đăk Lăk...

Ông Hải tâm sự: “Tôi đang trong quá trình sáng tác thơ lục bát giới thiệu các địa danh nổi tiếng của đất nước ta và sẽ đặt cho nó cái tên là “Hồn quê Việt Nam”.

LÊ HƯỜNG

Tin nổi bật trang chủ
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 14 giờ trước
Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Kinh tế - Minh Thu - 18 giờ trước
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Vietnam Forest Certification Scheme) của Việt Nam có tên viết tắt là VFCS được xây dựng theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế, VFCS còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Xã hội - Hồng Phúc - 18 giờ trước
Với mục tiêu bao phủ tiến tới Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương để người dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT.
Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 18 giờ trước
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 18 giờ trước
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.
Tin trong ngày - 5/7/2024

Tin trong ngày - 5/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc. Bố trí định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân vùng sạt lở núi ở Bình Định. Người lan tỏa phong trào làm đường Nông thôn mới ở Đồng Tâm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Ẩm thực - Trọng bảo - 23:30, 06/07/2024
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024 tỉnh Lào Cai đang triển khai kế hoạch khảo sát, nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Pháp luật - Ngọc Chí - 23:27, 06/07/2024
Mới đây, lần đầu tiên Công an Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xử lý vụ án hình sự liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả qua mạng xã hội Facebook. Trước đây, lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính về hành vi buôn bán không rõ nguồn gốc xuất xứ cây giống. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum trong việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Khi những thứ “rẻ như cho” trở thành hàng hóa đắt khách

Khi những thứ “rẻ như cho” trở thành hàng hóa đắt khách

Chính sách và đời sống - Tiêu Dao - 23:22, 06/07/2024
Những năm gần đây, nhờ những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mà đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam đã có nhiều đổi thay đáng kể. Đồng bào đã chủ động vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và từng bước làm giàu.
Trung tâm đoàn kết ở Trà Nam

Trung tâm đoàn kết ở Trà Nam

Gương sáng giữa cộng đồng - Nguyễn Văn Sơn - 23:20, 06/07/2024
Từ nhiều năm nay, ông Phạm Huy Hoàng, dân tộc Xơ Đăng, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín thôn 1, ở xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam luôn tận tụy với mọi công việc ở cơ sở. Ông trở thành trung tâm đoàn kết, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày một phát triển.
Bảo Lâm (Cao Bằng): Đã có 70.419 người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo Lâm (Cao Bằng): Đã có 70.419 người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Xã hội - PV - 23:18, 06/07/2024
Nỗ lực tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đến người dân trên địa bàn, đến nay, huyện Bảo Lâm có 70.419 người tham gia BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).