Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tạc tượng gỗ ở làng Kon Du

PV - 17:12, 15/04/2021

Người Mơ Nâm (Xơ Đăng) ở làng Kon Du, xã Măng Cành (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) tạc tượng gỗ dân gian không chỉ gắn liền với các lễ hội mà còn là cách để những người đang sống tưởng nhớ lại những kỷ niệm, hình ảnh gắn liền người đã mất trong làng. Những pho tượng gỗ như sợi dây kết nối, gửi gắm tình cảm của thế hệ con cháu với tổ tiên, giúp họ gìn giữ lối sống sinh hoạt, lao động, sản xuất truyền thống của dân tộc. Hiện nay, ở làng Kon Du, không chỉ đàn ông mà một số phụ nữ cũng biết tạc tượng gỗ.

Nghệ nhân ưu tú A Gông cùng các thanh niên trong làng Kon Du tạc tượng gỗ. Ảnh: Đ.T
Nghệ nhân ưu tú A Gông cùng các thanh niên trong làng Kon Du tạc tượng gỗ. Ảnh: Đ.T

Tháng 4 đang là cao điểm của mùa khô Tây Nguyên, nhưng bên trong ngôi nhà sàn của nghệ nhân ưu tú tạc tượng gỗ dân gian A Gông (ở làng Kon Du, xã Măng Cành) thỉnh thoảng vẫn có những cơn gió thổi mát rượi lùa vào. “Thời tiết mùa này ở đây là vậy, dù trời có nắng nóng nhưng vẫn không thể thiếu không khí mát mẻ đặc trưng của vùng Đông Trường Sơn”, nghệ nhân A Gông vừa rót nước mời chúng tôi vừa nói.

Từ khi còn nhỏ, nghệ nhân A Gông đã thích tạc tượng gỗ. Mỗi lần người thân trong gia đình hay người làng tạc tượng gỗ, ông đều chăm chú ngồi xem. Vì đam mê nên ông chịu khó học hỏi, luyện tập rồi trở thành người tạc tượng gỗ thuần thục khi mới 20 tuổi. Phát huy được năng khiếu của bản thân, ông tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, ngày hội tạc tượng gỗ dân gian trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, ông còn nhiệt tình truyền dạy lại việc tạc tượng gỗ cho các thanh, thiếu niên trong làng.

“Để trở thành người tạc tượng gỗ giỏi, ngoài năng khiếu nghệ thuật, óc thẩm mỹ, bàn tay khéo léo còn cần có đức tính cẩn thận, kiên trì và nhẫn nại, bởi mọi ý tưởng, nhát chặt bằng rìu, nhát chặt bằng rựa hay đục bằng dao đều có sự tính toán và cần độ chính xác cao. Tạc sai một lần có thể phá hỏng ý định, hình dáng tổng thể của cả pho tượng đã xây dựng trước đó”, nghệ nhân A Gông cho biết.

Tìm được người có năng khiếu tạc tượng gỗ đã khó, thuyết phục họ học rồi truyền dạy còn khó hơn. Tuy nhiên, với sự cố gắng của nghệ nhân A Gông cùng nhiều người lớn tuổi khác trong làng, hiện nay ở làng Kon Du có rất nhiều thanh niên biết tạc tượng gỗ, như A Rể, A Naia, A Niêm, A Ia. Đặc biệt, ở làng Kon Du còn có một số phụ nữ biết tạc tượng gỗ.

Theo chia sẻ của nghệ nhân A Gông, không giống các dân tộc khác, tạc tượng gỗ gắn liền với tục làm nhà mồ, người Mơ Nâm ở làng Kon Du tạc tượng gỗ để tái hiện lại hình ảnh và tưởng nhớ người thân, người cao tuổi trong làng đã mất. Hình ảnh tượng được tạc thường được chọn gắn liền với đời sống, sinh hoạt hàng ngày, có thể là hình ảnh cha mẹ đi làm rẫy, đàn ông cầm rìu đi rừng, ông già đánh cồng chiêng, ông già cầm giáo, bà già giã gạo, bà già xách nước…

Thông thường, những pho tượng có kích thước nhỏ, đường kính khoảng 15cm, chiều dài khoảng 30-40cm. Hàng năm, khi đến các lễ hội của làng như lễ hội mừng chuồng trâu, người làng Kon Du sẽ cầm pho tượng trên tay rồi nhảy theo hình tròn trong nhà sàn hoặc ngoài sân cả đêm trong âm thanh cồng chiêng. Đến sáng sớm hôm sau, trước khi ra đồng gieo sạ, người làng sẽ ra phía sau nhà, cắm pho tượng trước chuồng trâu, gieo khoảng 20-30 hạt lúa xung quanh pho tượng để tổ tiên phù hộ cho gia đình có được một mùa vụ bội thu.

Ngày nay, khi xã hội phát triển, ngoài sử dụng công cụ rìu để phá thân gỗ, rựa để tạo hình thô và dao để tạo hình chi tiết, người làng Kon Du còn sử dụng bộ công cụ điêu khắc gỗ của thợ mỹ nghệ để thuận lợi và dễ dàng trong việc tạo hình các chi tiết nhỏ cần sự tỉ mỉ, như khuôn mặt, đôi mắt, ngón tay, ngón chân, hoa văn trên trang phục…

Ngoài tạc những pho tượng nhỏ để cầm trên tay, người làng Kon Du còn tạc những pho tượng lớn có đường kính 40cm, chiều cao 1,5m, để giao lưu với các dân tộc bạn. Vật liệu để tạc thường là gỗ cà chít, dổi, sơn đỏ, bởi đây là những cây có khả năng chống mối mọt và chống nứt cao.

Tạc tượng gỗ là cách để tưởng nhớ về người đã mất. Ảnh: Đ.T
Tạc tượng gỗ là cách để tưởng nhớ về người đã mất. Ảnh: Đ.T

“Mỗi lần tham gia giao lưu tạc tượng gỗ dân gian với các dân tộc khác, chúng tôi có cơ hội giới thiệu nét đẹp văn hóa điêu khắc dân gian của người Mơ Nâm, thể hiện trình độ, sự khéo léo của bản thân và được học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm thông qua kỹ thuật tạc tượng gỗ của các dân tộc khác. Như lần giao lưu tạc tượng gỗ dân gian với dân tộc Gia Rai ở tỉnh Gia Lai, chúng tôi học cách tận dụng tối đa những cây gỗ bị mục, bị cong để sáng tạo và tạc ra những pho tượng phù hợp với hình dáng của cây gỗ đó”, nghệ nhân A Gông cho hay.

Với những người tạc tượng gỗ dân gian ở làng Kon Du, cái hồn nằm trong mỗi pho tượng được thể hiện qua hình dáng cơ thể và khuôn mặt. Khuôn mặt, đôi mắt, chân mày, gò má, đôi tai, cái mũi, tất cả phải giống với người lúc còn sống. Tướng mạo họ thế nào, họ sống, sinh hoạt, lao động, sản xuất ra sao, người tạc tượng phải dùng trí nhớ của mình để tạc lại thật chính xác lên pho tượng.

Nghệ nhân A Gông cũng vậy, những hình ảnh, kỷ niệm với người thân, người lớn tuổi trong làng đã mất ông luôn nhớ rõ và khắc ghi trong lòng. Để rồi mỗi lúc rảnh rỗi, ông lại ngồi trước nhà sàn của gia đình, tạc những pho tượng gỗ để tưởng nhớ, gửi gắm tình cảm với những người đã mất.

Ánh chiều dần buông rọi lên những pho tượng nhỏ trước chuồng trâu. Nghệ nhân A Gông chia sẻ rằng, vào lễ chuồng trâu năm sau, dân làng sẽ nhổ pho tượng lên đem đi cất và tạc một pho tượng khác để thay thế vào. Có như vậy, cánh đồng trồng lúa của dân làng mới mãi xanh tốt, trĩu bông.

Tin cùng chuyên mục
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.
Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Lân Quan

Đổi thay ở Lân Quan

Từng là một xóm vùng sâu đầy gian khó của người Mông, hôm nay Lân Quan, xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã có nhiều đổi thay. Phấn khởi hơn, là sự thay đổi tư duy nhận thức của đồng bào Mông trong việc nắm bắt cơ hội, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống gia đình, thôn xóm ngày càng phát triển
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Media - BDT - 10 giờ trước
Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
Tin trong ngày - 16/5/2024

Tin trong ngày - 16/5/2024

Media - BDT - 10 giờ trước
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 16/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp qua Zalo. Xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại vùng đồng bào DTTS. Người dân đổ xô đi uống ''nước thần chữa bách bệnh''. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Đặt tên âm và lên đèn – Nghi thức quan trọng trong lễ Cấp sắc của người Dao

Sắc màu 54 - Tào Đạt - Thúy Hồng - 23:46, 16/05/2024
Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.
Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Người bị bệnh sán lá gan cần lưu ý những gì?

Sức khỏe - Như Ý - 23:35, 16/05/2024
Sán lá gan là loại ký sinh trùng có thể lây nhiễm sang người và gây bệnh gan, ống mật. Bệnh sán lá gan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Do đó, bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân gây bệnh, con đường lây lan của bệnh để có biện pháp phòng tránh kịp thời và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.
Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Bắt giữ chủ thầu xây dựng trả công người lao động bằng ma túy

Pháp luật - Minh Nhật - 23:32, 16/05/2024
Công an huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng đã bắt giữ nhiều ổ nhóm sử dụng, mua bán ma túy tại các địa bàn có khu công nghiệp, dự án tập trung đông người lao động ngoại tỉnh, trong đó, bắt 2 đối tượng là chủ thầu và quản lý công trình xây dựng có hành vi chia nhỏ ma túy Heroin để trả công cho công nhân.
Tin trong ngày - 15/5/2024

Tin trong ngày - 15/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Triển lãm ảnh với chủ đề “Cuộc sống đời thường của Bác Hồ”. Tăng diện tích trồng dược liệu quý tại vùng đồng bào DTTS và miền núi. Người cha nuôi của 200 trẻ em khó khăn. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024

Tin tức - Nguyệt Anh - 23:30, 16/05/2024
Tối 16/5, tại Quảng trường Văn Miếu, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với chủ đề "Rạng ngời sắc sen".
Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Đồng chí Lê Minh Hưng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương

Thời sự - PV - 23:28, 16/05/2024
Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về việc Bộ Chính trị đã quyết định phân công đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng giữ chức vụ Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Đồng chí Trương Thị Mai thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - BĐT - 23:22, 16/05/2024
Tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 23:20, 16/05/2024
Ngày 16/5, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ chín. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Hội nghị Trung ương 9: Có ý nghĩa rất quan trọng trong chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng

Thời sự - PV - 19:08, 16/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội XIV của Đảng và chỉ đạo chuẩn bị Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng.