Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tặng thầy, cô những đóa hoa rừng

Đào Thọ - 18:14, 19/11/2020

Ở vùng rẻo cao huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) có những nhà giáo đang ngày đêm âm thầm cắm bản gieo chữ cho các học trò người dân tộc thiểu số. Vào Ngày Nhà giáo Việt Nam, các thầy cô lại rưng rưng xúc động khi nhận được những món quà mộc mạc là đóa hoa rừng hay những trái bầu, trái cọ... của các em học trò mang đến trao tặng .

Học sinh Trường PTDTBT TH&THCS Nậm Càn mang hoa rừng đến tặng cô giáo
Học sinh Trường PTDTBT TH&THCS Nậm Càn mang hoa rừng đến tặng cô giáo

Ngày Nhà giáo Việt Nam đang đến gần, tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn đã bắt đầu diễn ra các hoạt động sôi nổi. Trong các lớp học, các em học sinh dân tộc Mông mặc những bộ trang phục truyền thống luyện tập các tiết mục văn nghệ để biểu diễn chào mừng ngày lễ tri ân các thầy cô. Trên tấm bảng của mỗi lớp học đều được viết lên dòng chữ “Lập nhiều thành tích chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11”.

Hình ảnh từng tốp học sinh tay cầm những bó hoa hái từ rừng về tặng thầy cô khiến ai nấy đều xúc động. 

Em Xồng Y Hua, một học sinh lớp 8 của Trường bẽn lẽn cho biết: “Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng em muốn mua một bó hoa tươi gói giấy bóng kính để tặng thầy cô, nhưng nhà xa quá, chúng em không xuống thị trấn mua hoa được. Trên rừng có nhiều hoa đẹp nên chúng em rủ nhau hái hoa rồi kết lại thành bó để mang đến trường tặng thầy cô”.

Thực vậy, nhìn vào những bó hoa, chúng tôi biết đó là những loài hoa mọc ven đồi núi. Nào hoa trạng nguyên, hoa xuyến chi, hoa cúc vàng... điểm xuyến những cây dương xỉ lá nhỏ. Nhờ bàn tay khéo léo của các em, những đóa hoa trở nên rực rỡ sắc màu.

Trên bàn làm việc của các thầy cô giáo luôn có hoa rừng do chính các học trò hái tặng
Trên bàn làm việc của các thầy cô giáo luôn có hoa rừng do chính các học trò hái tặng

Cô giáo Lê Thị Thương, quê ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) vượt quãng đường gần 200 km lên Kỳ Sơn dạy học đã 15 năm tâm sự: “Năm nào cũng vậy, cứ đến ngày 20/11 là giáo viên chúng tôi đều nhận được những bó hoa rừng tươi thắm. Chúng tôi rất xúc động về tấm lòng, tình cảm mộc mạc, giản dị của các em học trò dành cho thầy, cô giáo của mình”.

Theo các thầy cô giáo dạy học ở Nậm Càn chia sẻ, Nậm Càn là một xã vùng biên giới, 100% học sinh là người dân tộc Mông. Phần lớn các em đến trường đều được hưởng những chế độ, chính sách hỗ trợ, ưu tiên của Đảng và Nhà nước dành cho học sinh dân tộc thiểu số. Cuộc sống của các em còn nhiều khó khăn, nhiều em nói tiếng Kinh còn chưa sõi, nhưng tình cảm của các em dành cho thầy, cô giáo thì luôn chan chứa, tràn đầy...


Những trái bầu, trái cọ được các em hái về tặng thầy cô
Những trái bầu, trái cọ được các em hái về tặng thầy cô


Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 1 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 1 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 2 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.