Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tết của người Ma Coong

Quỳnh Chi - 09:41, 06/02/2020

Người Ma Coong (thuộc dân tộc Bru-Vân Kiều) sống rải rác ở 18 bản quanh khu vực biên giới thuộc xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) với hơn 2000 người. Không giống như những dân tộc khác, Tết của người Ma Coong muộn hơn so với các dân tộc khác và gắn liền với Lễ hội đập trống. Đây là ngày lễ mà họ mong chờ nhất trong năm với mong muốn cầu cho mưa thuận gió hòa, bản làng được ấm no, hạnh phúc…

Lễ hội đập trống được người Ma Coong mong chờ nhất trong năm
Lễ hội đập trống được người Ma Coong mong chờ nhất trong năm

Từ Tết Nguyên đán…

Bắt tay khách đến thăm bản thật chặt, anh Đinh Tiến, Trưởng bản Aki cười giải thích, với người Ma Coong, Lễ hội đập trống ngày 16 tháng Giêng (âm lịch) mới là ngày lễ quan trọng nhất trong đời sống văn hóa của đồng bào. Khoảng 10 năm trở lại đây, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong quá trình hòa nhập với các dân tộc khác, đặc biệt là sự giao lưu văn hóa với người Kinh, các cán bộ lên đây công tác, người miền xuôi lên buôn bán, định cư họ tổ chức ăn Tết rồi mời bà con dân bản cùng ăn, cùng vui. Từ đó, người Ma Coong đã dần đón nhận và ăn Tết Nguyên đán. 

“Tuy nhiên, cuộc sống của đồng bào bao đời nay gắn liền với nương rẫy, vì vậy, bà con sẽ làm việc cho đến ngày Tết thì mới nghỉ ở nhà”, Trưởng bản Tiến cho hay. 

Dù không có điều kiện để rình rang như người miền xuôi, không bánh chưng, không dưa hành, không câu đối đỏ, không bánh trái tràn đầy, nhưng Tết đến, người Ma Coong thể hiện sự chào đón năm mới bằng cách treo cờ Tổ quốc, dựng cây nêu và tự tay ủ những hũ rượu cần. 

Trưởng bản Đinh Tiến nói: “Việc bà con treo cờ Tổ quốc là để ghi nhớ ơn Đảng và Nhà nước đã chăm lo đời sống, giúp bà con có cái ăn, cái mặc, con em được đến trường. Ngày Tết bà con Ma Coong cũng mời nhau uống rượu, nói chuyện và chúc nhau những gì tốt đẹp nhất trong năm mới”.

Tại Lễ hội, người Ma Coong lựa chọn những của ngon vật lạ bày biện làm lễ cúng tế để tưởng nhớ vị già bản tiên tổ, đền đáp công ơn của Giàng
Tại Lễ hội, người Ma Coong lựa chọn những của ngon vật lạ bày biện làm lễ cúng tế để tưởng nhớ vị già bản tiên tổ, đền đáp công ơn của Giàng

Đến lễ hội linh thiêng 

Sau Tết Nguyên đán, người Ma Coong mới chính thức tất bật, chuẩn bị đón lễ Tết của đồng bào mình, đó là Lễ hội đập trống. Đây là ngày lễ mà họ mong chờ nhất trong năm. Nhiều năm qua, ông Đinh Xon là người được thừa kế quyền tổ chức Lễ hội đập trống của người Ma Coong. Ông cho biết, theo tục lệ của người Ma Coong lễ vật cúng Giàng, được đóng góp từ các gia đình của 18 thôn bản bao gồm: Gà thể hiện cho chăn nuôi bội phát; gạo nếp thể hiện sự được mùa; đọt mây, đọt đoác thể hiện sự kính trọng của người dân đối với núi rừng.

Trong ngày diễn ra Lễ hội, 6 mâm lễ vật được chuẩn bị dâng tế là 18 hũ rượu cần, 18 con gà, 24 con cá, đọt mây, thân cây đoác. Sau phần lễ, ông Đinh Xon phát lễ đập trống. Lúc này tất cả thanh niên trai tráng trong làng thay nhau đập trống và hô to: “Roa lữ Giàng ơi. Roa lữ Giàng ơi” (vui quá, sướng quá Giàng ơi).

Về nguồn gốc của Lễ hội, các vị cao niên người Ma Coong kể rằng, xưa kia, vùng đất của người Ma Coong đang ở bỗng xuất hiện một con khỉ ác. Hằng đêm, khỉ thường vào rẫy ăn hết ngô lúa của bà con trong dân bản. Từ khi con khỉ xuất hiện, người Ma Coong liên tục bị mất mùa, đói kém. Người Ma Coong dùng nhiều cách đuổi khỉ ác nhưng vẫn không thành.

Một đêm, vị già làng nằm mơ thấy Giàng (thần trời) hiện về mách bảo, muốn đuổi khỉ thì hãy làm một chiếc trống tiếng thật vọng mang ra đánh khi khỉ ác về phá mùa màng. Làm theo lời mách, người Ma Coong đã làm ngay một chiếc trống có âm thanh vang xa tận sâu trong lòng đại ngàn Trường Sơn. Vào đêm trăng sáng nhất, khi con khỉ ác xuất hiện, dân bản mang trống ra đánh, tiếng trống vang khắp núi rừng khiến con khỉ bỏ chạy và không bao giờ trở lại. Từ đó, người Ma Coong được no ấm, hằng năm họ tổ chức lễ hội đập trống để tưởng nhớ công ơn của Giàng.

Lễ hội đập trống còn có ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, bản làng được ấm no, hạnh phúc. Theo quan niệm của đồng bào, trong lễ hội này, người nào đánh vỡ được mặt trống là người may mắn nhất! Bởi người đó được Giàng giúp đỡ có được nhiều sức khỏe và của cải.

Đây cũng là dịp để trai, gái người Ma Coong chưa vợ, chưa chồng tìm hiểu và yêu nhau, tình tự mà không bị gia đình ngăn cấm. Đây được gọi là “đêm trời cho”, mỗi năm chỉ có một lần. Cũng nhờ đó, nhiều cặp trai gái đã nên duyên vợ chồng.

Ông Nguyễn Đức Ninh, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bố Trạch cho biết: Ngày 27/8/2019 lễ hội Đập trống của người Ma Coong đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để địa phương tổ chức lễ hội một cách bài bản, quy mô hơn nhằm lưu giữ nét văn hóa của tộc người này. Đồng thời, tạo ra sản phẩm du lịch khám phá đời sống và sinh hoạt văn hóa của các tộc người sinh sống trong Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng…


Tin nổi bật trang chủ
Vĩnh Phúc: Công nhận 121 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Vĩnh Phúc: Công nhận 121 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Người có uy tín - Văn Hoa - Thế Dương - 9 phút trước
Thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đến nay 100% các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định phê duyệt, công nhận Người có uy tín năm 2024.
AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam cùng bảng đấu với các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào

AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam cùng bảng đấu với các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào

Thể thao - Hoàng Minh - 13 phút trước
Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa tổ chức Lễ bốc thăm chia bảng AFF Cup 2024 tại thủ đô Hà Nội. Đội tuyển Việt Nam rơi vào bảng B, cùng các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào.
Đắk Lắk: Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk chính thức hoạt động

Đắk Lắk: Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk chính thức hoạt động

Du lịch - Lê Hường - 15 phút trước
Ngày 20/5, UBND huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk.
Thanh Hóa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân biên giới

Thanh Hóa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân biên giới

Tin tức - Quỳnh Trâm - 18 phút trước
Ngày 21/5, tại huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa), Sở Ngoại vụ phối hợp với Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao), Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Dân tộc và UBND huyện Mường Lát tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về biên giới lãnh thổ quốc gia.
Quốc hội thảo luận về nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Quốc hội thảo luận về nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Thời sự - Hoàng Quý - 20 phút trước
Chiều 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chuyên gia chỉ cách phòng, tránh sét khi xảy ra mưa dông

Chuyên gia chỉ cách phòng, tránh sét khi xảy ra mưa dông

Xã hội - Minh Nhật - 3 giờ trước
Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai thông tin, vào chiều tối 19/5, khắp các tỉnh Bắc bộ đã xảy ra mưa dông lớn kèm theo sấm sét. Mưa dông xối xả vào cuối giờ chiều đã khiến nhiều người đi đường không kịp trở tay.
Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33

Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33

Tin tức - Trường An - 3 giờ trước
Sáng 21/5, Tổng cục Hải quan đã tổ chức Họp báo chuyên đề Hải quan Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33. Bà Nguyễn Việt Nga - Vụ Phó vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Hải quan) chủ trì buổi Họp báo.
Phú Thọ: Khen thưởng tập thể, cá nhân bắt vụ vận chuyển cá thể hổ còn sống

Phú Thọ: Khen thưởng tập thể, cá nhân bắt vụ vận chuyển cá thể hổ còn sống

Tin tức - Minh Nhật (t/h) - 3 giờ trước
Công an tỉnh Phú Thọ đã tổ chức trao thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc Công an huyện Cẩm Khê, đã có thành tích xuất sắc trong chuyên án đấu tranh với tội phạm vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm.
Xử phạt hành chính nhóm người tập Yoga trên đường giao thông

Xử phạt hành chính nhóm người tập Yoga trên đường giao thông

Xã hội - Minh Nhật - 3 giờ trước
Đại diện Cục Cảnh sát Giao thông, Bộ Công an cho biết, nhóm người tập trung đông người, nằm, ngồi trên đường bộ để chụp ảnh gây cản trở giao thông đã bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cao Bằng đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Cao Bằng đã giải ngân được 302.049 triệu đồng/1.526.790 triệu đồng, bằng 20% kế hoạch.