Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tết Ngã rạ - Tết đặc biệt của người Co

T.Nhân - N.Trang - 18:50, 24/11/2022

Hằng năm, cứ vào tháng 10 hoặc đầu tháng 11 âm lịch, khi cây lúa trên rẫy chín vàng, ngào ngạt hương thơm, các gia đình người Co bắt đầu thu hoạch. Sau khi lúa, nếp gặt xong được cất giữ trong nhà, khắp các bản làng người Co lại tổ chức Tết Ngã rạ. Vì là cái Tết quan trọng nhất, nên người Co chuẩn bị nhiều lễ vật để tạ trời, đất phù hộ cho vụ mùa bội thu, con người được khỏe mạnh.

Một số nghi thức trong Tết Ngã rạ
Một số nghi thức trong Tết Ngã rạ

Dân tộc Co là dân tộc có số dân đông thứ ba trong tỉnh Quảng Ngãi và là dân tộc có số dân đông thứ hai trong các DTTS của tỉnh, sau dân tộc Hrê với khoảng 3 vạn người, cư trú chủ yếu ở huyện Trà Bồng.

Cũng giống như các DTTS khác, người Co vốn chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng “vạn vật hữu linh”, việc cúng tế hầu như diễn ra quanh năm và theo chu kỳ của đời người. Người Co vẫn giữ nghề trồng lúa rẫy trên những sườn núi. Bắt đầu từ tháng 3 Âm lịch, người Co đi đốt rẫy để trỉa lúa, đàn ông đi trước chọc lỗ, đàn bà đi sau bỏ hạt lấp đất. Từ đây, những nghi lễ liên quan đến cây lúa được hình thành, như: Lễ cúng xuống giống, lễ cúng cầu mưa, lễ cúng khi bị chim, chuột cắn phá...

Ông Hồ Ngọc An ở thôn 2, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng kể rằng: “Gọi là “ngã rạ” vì khi đó lúa ngoài đồng đã chín ngã, người dân đã thu hoạch xong, đất nương rẫy chỉ còn lại rơm rạ, đốt rẫy chuẩn bị vụ sau”. Tết Ngã rạ của người Co không theo ngày tháng nhất định, mà phụ thuộc vào vòng đời của lúa rẫy. Mỗi năm có một mùa rẫy. Khi cả làng thu hoạch xong đưa lên các chòi cũng là lúc già làng quyết định cả làng ăn Tết Ngã rạ. Thời khắc trước Tết Ngã rạ, nếu chẳng may buôn làng có người qua đời, thì dời lại khoảng 7 ngày.

“Trâu, bò là động vật hiến tế linh thiêng nhất, có mặt trong tất cả các nghi lễ, được chọn để cúng vị thần giữ giống lúa Mo Hwýt, thần Mo Crai phù hộ cho lúa tốt. Heo là loài được chọn cúng tế cho bà Chúa Ngọc. Cuối cùng gà dùng để cúng ông bà tổ tiên”, ông Hồ Ngọc An cho biết thêm.

Phụ nữ Co gói nhiều loại bánh để dâng lên thần linh trong Tết Ngã rạ
Phụ nữ Co gói nhiều loại bánh để dâng lên thần linh trong Tết Ngã rạ

Để tổ chức Tết Ngã rạ được trang nghiêm, đầy đủ các lễ vật dâng lên cúng “thần lúa” và vui chơi, ngay từ cả tháng trước, ngoài các vật nuôi có sẵn trong nhà như heo, gà, vịt... người dân trong làng đã phải tranh thủ làm bẫy, đi bắt chim, thú, đặc biệt là những loài chuyên phá hoại cây lúa, phá hoại mùa màng như chuột, sóc, khỉ, để dành dâng cúng thần lúa.

Những người phụ nữ phải tập trung gói bánh la cót, bánh la tốp, ngâm nếp dồn và ống nứa làm bánh la hlót hay bánh rông, loại bánh tựa như cơm lam ở miền núi phía Bắc. Đến đêm, bánh được nấu trong nồi, trong khi bánh trong ống nứa thì nướng trên bếp lửa; đàn ông thì soát xét lại các lá chuối rừng, các tấm vĩ pa-ra bày biện lễ vật tất cả đểu sẵn sàng để phục vụ cúng lễ vào sáng sớm hôm sau.

Một khâu quan trọng nữa trong Tết Ngã rạ, là dân làng tổ chức đi lấy lúa thiêng trên rẫy về làm lễ cúng thần. Đây là nghi lễ đầu tiên của Tết Ngã rạ của người Co. Già làng là người đi lấy lúa thiêng đầu tiên. Lưng mang gùi, vai vác rựa, mặc trang phục truyền thống, già làng băng băng vượt dốc, lội suối, leo núi đến rẫy của gia đình mình. Già làng đi một vòng cầu nguyện rồi nhanh tay nhặt những bông lúa còn sót lại trên rẫy bỏ vào gùi và chặt hai cây đót cao nhất ở bên bìa rẫy, rồi vội vàng xuống núi. Trên đường về nếu có suối thì già làng nhẹ nhàng đặt hai cây đót chặt lúc ngắt những bông lúa dùng làm cầu, để “hồn lúa” đi qua. Mất độ hai, ba tiếng đồng hồ cho cuộc hành trình “lấy lúa thiêng” của già làng.

Khi già làng về tới nhà, sẽ đặt nắm lúa thiêng vừa lấy về lên bàn thờ, để gùi xuống, cất rựa, rồi ra ngoài hiên báo hiệu cho các gia đình khác trong bản tiếp tục tiến hành lên rẫy lấy lúa thiêng.

Sau phần lễ là phần hội, bà con được vui chơi, ca hát
Sau phần lễ là phần hội, bà con được vui chơi, ca hát

Sau phần lễ là phần hội, cả làng được phép ăn, uống, vui chơi ca hát thoải mái. Khi màn đêm buông xuống, dân làng lại tụ tập tại nhà già làng để cúng ma Ga Ru (ma cho phép mình được làm), mỗi nhà đóng góp các loại bánh. Khi đã tập trung đông đủ, già làng dẫn mọi người đi đến nơi mình chỉ định sẵn để xin phép thần linh cho phép cả làng được tiếp tục vụ mùa năm sau.

Theo già làng Trụ Văn Hải, nếu như lễ ăn cơm mới bắt đầu cho việc thu hoạch, thì Tết Ngã rạ có tính chất như tổng kết một mùa lúa, tạ ơn thần linh và là dịp để mọi người trong làng gặp gỡ, vui chơi sau những ngày tháng lao động vất vả, nặng nhọc. Tết Ngã rạ được coi là tết trọn vẹn và thiêng liêng nhất năm và là tết truyền thống với đầy đủ phần lễ, phần hội của người Co.

Từ những nỗ lực của đồng bào Co, chính quyền địa phương trong công tác bảo tồn bản sắc văn hóa, cùng với sự đầu tư từ những chính sách hỗ trợ từ Dự án 6 của Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đang được triển khai, sẽ góp thêm nguồn lực cho địa phương làm tốt hơn nữa việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống nói chung, lễ hội văn hóa nói riêng.

Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 00:58, 19/05/2024
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 00:55, 19/05/2024
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 00:46, 19/05/2024
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 00:42, 19/05/2024
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 12:44, 18/05/2024
Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.