Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Thẳm sâu những mái sa mu...

Nguyễn Thanh - 22:09, 10/01/2024

Miền biên viễn xứ Nghệ, không chỉ có nắng gió biên thùy; không chỉ có những nương đào, mận đẹp nao lòng; những thảm mây bồng bềnh hư hảo cùng cổng trời Mường Lống và đỉnh Puxailaileng cuốn hút… Miền rét sương ấy, còn có cả những mái nhà sa mu thâm nâu, thăm thẳm với thời gian.

Bản Huồi Giảng 1, xã Tây Sơn với những nếp nhà lợp bằng gỗ sa mu cổ kính của người Mông
Bản Huồi Giảng 1, xã Tây Sơn với những nếp nhà lợp bằng gỗ sa mu cổ kính của người Mông

Không chỉ là mái nhà che mưa che nắng

Lên xã Tây Sơn (Kỳ Sơn) mùa này, lòng khó mà tránh khỏi những bâng khuâng, xao xuyến. Chẳng phải là sắc hồng của đào, sắc trắng tinh khôi của mận cùng những thảm mây bồng bềnh. Chẳng phải là ánh nắng vàng vọt, ấm áp nhưng trắng trong của miền biên viễn lộng gió... Lẫn trong khói lam chiều là khung cảnh bình yên, đầy hấp dẫn, cuốn hút của những mái nhà sa mu truyền thống của người Mông.

Bản Huồi Giảng 1, là một trong số những bản làng ở xã Tây Sơn còn níu giữ được nhiều mái nhà sa mu cổ kính. Trong bức tranh có vườn hồng chín rực, có vồng cải vàng tươi, có những cánh đào bung sớm là màu nâu đất, thâm trầm của mái nhà sa mu. Chả thế mà Phó Chủ tịch UBND xã Tây Sơn (Kỳ Sơn) Vừ Bá Rê bảo rằng: Sa mu là loại gỗ quý hiếm, trong thân gỗ có dầu có khả năng chịu nước, chống mối mọt, vì thế từ xa xưa người Mông ở Tây Sơn đã dùng ván sa mu để lợp mái nhà. Nhiều mái nhà đã có hàng trăm năm tuổi, trở thành nét đặc trưng của bản làng.

Những ngôi nhà sàn cổ lợp bằng gỗ sa mu của người Thái ở bản Long Thắng, xã hạnh Dịch huyện Quế Phong
Những ngôi nhà sàn cổ lợp bằng gỗ sa mu của người Thái ở bản Long Thắng. xã hạnh Dịch, huyện Quế Phong

Người Mông xứ Nghệ trước đây có phong tục dựng nhà, lợp mái bằng gỗ sa mu. Có lẽ vì thế mà nhiều người đã không ngoa ngôn rằng: ở đâu có người Mông, ở đó có những mái nhà lợp bằng gỗ sa mu. Cũng bởi, đây là loại gỗ dầu, thơm, càng phơi mưa nắng thì càng bền và càng thêm cổ kính. Đặc biệt, nhà lợp bằng gỗ sa mu kín gió, ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè và không bị ẩm mốc.

Ở bản Long Thắng xã Hạnh Dịch (Quế Phong), chúng tôi cũng đã bắt gặp những mái nhà sàn cổ kính lợp bằng gỗ sa mu của người Thái bên dòng Nậm Việc. Mái nhà lợp gỗ sa mu dầu xưa nay chỉ có ở đồng bào người Mông, với kiến trúc nhà trệt và rất hiếm có những căn nhà sàn của người Thái lợp loại gỗ quý này. 

Ông Hà Văn Hùng (70 tuổi), một người dân ở bản Long Thắng kể: Vài chục năm về trước, đường đi vào Mường Đán còn rất khó khăn, nên không thể vận chuyển vật liệu từ bên ngoài vào để làm nhà. Xung quanh bản là rừng. Người dân chặt gỗ về dựng nhà và sau khi phát hiện gỗ sa mu có nhiều tinh dầu, rất bền nên họ đã dùng để lợp nhà thay cho lá cọ.

Bản Huồi Mới - một bản người Mông ở xã Tri Lễ là những mái nhà lợp gỗ sa mu
Bản Huồi Mới - một bản người Mông ở xã Tri Lễ có nhiều mái nhà lợp gỗ sa mu

Nói rồi chỉ tay lên chính nhà mình, ông Hùng tiếp: Khi rừng chưa bị cấm, người trong bản chia nhau thành nhiều nhóm lên rừng chặt rồi chẻ thành các tấm, gùi về bản phơi khô lợp nhà. Cứ lợp nhà này xong, thì tiếp tục lên rừng tìm gỗ về lợp cho nhà khác. Như nhà của tôi, lợp bằng gỗ sa mu từ hơn 30 năm trước, các cột bị hư gần hết nhưng mái gỗ sa mu thì gần như còn nguyên. Ở Long Thắng, có đến hàng mấy chục hộ còn lưu giữ được mái nhà lợp bằng gỗ sa mu đấy.

Những mái nhà lợp bằng gỗ sa mu thâm nâu ấy, chúng tôi đã bắt gặp trên những nẻo đường tác nghiệp nơi các bản làng biên cương xứ Nghệ. Từ Tây Sơn qua Na Ngoi, Huồi Tụ, Mường Lống… thuộc huyện Kỳ Sơn; đến Tri Lễ, Hạnh Dịch thuộc huyện Quế Phong; rồi từ Nhôn Mai, Mai Sơn đến Lưu Kiền, Tam Hợp thuộc huyện Tương Dương… là những mái nhà gỗ sa mu nhuốm màu nắng gió miền biên ải. 

Ông Hà Văn Hùng chỉ vào mái lợp gỗ sa mu ngay chính trong ngôi nhà sàn của mình ở bản Long Thắng
Ông Hà Văn Hùng chỉ vào mái lợp gỗ sa mu ngay chính trong ngôi nhà sàn của mình ở bản Long Thắng

Những mái nhà ấy, được lợp nên khi cha ông chọn đất lập bản, dựng mường; chất chứa trong ấy bao mặn chát của mồ hôi và nước mắt; bao tủi nhục, đắng cay vì cuộc mưu sinh nhọc nhằn. Đó cũng không còn là những mái gỗ che mưa, che nắng cho những cuộc đời tảo tần; đó hơn hết còn là bản sắc, là cội nguồn, là truyền thống của cả một cộng đồng.

Trăn trở bảo tồn

Cùng với thời gian, những mái nhà lợp gỗ sa mu càng thưa vắng hơn. Ấy là khi rừng đã được siết chặt, ấy là khi bản làng đã hiểu rõ hơn giá trị của rừng để ra tay bảo vệ bằng hương ước, bằng ý thức không chặt phá sa mu nhu trước.

Không thể để nét văn hóa, bản sắc của dân tộc dễ dàng biến mất cùng thời gian, đã có rất nhiều cách phục dựng, bảo tồn, níu giữ những mái nhà lợp gỗ sa mu truyền thống. Chủ tịch UBND xã Tri Lễ (Quế Phong) Vi Văn Cường cho biết: Xã chúng tôi có những bản làng người Mông như Huồi Mới, Huồi Máy, Nậm Tột… với những mái nhà lợp gỗ sa mu cổ kính. Thời gian qua, địa phương rất quan tâm khuyến khích người dân gìn giữ những nếp nhà cổ, vừa phục vụ cho hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, cũng vừa là gìn giữ nét bản sắc văn hóa riêng của mỗi dân tộc.

Ông Vừ Vả Chống ở bản Huồi Đun, Huồi Tụ (Kỳ Sơn) bên rừng cây sa mu, pơ mu của gia đình
Ông Vừ Vả Chống ở bản Huồi Đun, Huồi Tụ (Kỳ Sơn) bên rừng cây sa mu, pơ mu của gia đình

Nằm trong điểm đến của tuar du lịch trải nghiệm thác 7 tầng, thác Xao Va… những ngôi nhà sàn cổ lợp mái gỗ sa mu ở bản Long Thắng, xã Hạnh Dịch (Quế Phong) cũng đang được người dân và chính quyền địa phương bảo vệ nghiêm ngặt. Để bảo vệ loài gỗ quý này, cũng như gìn giữ nét văn hóa lâu đời, người dân bản Long Thắng đã tái sử dụng mái gỗ sa mu sau khi dựng lại nhà để làm trần áp mái, còn phần mái thì dùng tôn để thay thế.

Hiện, những ngôi nhà cổ lợp gỗ sa mu của người Mông ở xã Tây Sơn đang ngày được coi là vốn quý của đồng bào. Ấy nhưng điều mà cấp ủy, chính quyền địa phương và cán bộ bản trăn trở, là qua sự bào mòn của năm tháng, nắng mưa, một số mái nhà sa mu đã bị nứt, thủng nhưng không có vật liệu để thay thế cho đồng bộ với trước nay, vì tuân thủ nghiêm quy định cấm khai thác gỗ. Thế nên một số hộ đã phải thay bằng mái tôn lợp xanh, đỏ. “Nếu bảo vệ tốt thì những mái nhà cổ lợp gỗ sa mu sẽ là một trong những điểm tham qua du lịch cộng đồng rất hút khách”, một cán bộ xã Tây Sơn (Kỳ Sơn) cho hay.

Cùng với tiếng khèn... những mái nhà gỗ sa mu là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Mông
Cùng với tiếng khèn... những mái nhà gỗ sa mu là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Mông

Bảo vệ những mái nhà cổ sa mu, người dân vùng biên xứ Nghệ đang xắn tay gây dựng và trồng nên những cánh rừng sa mu xanh tốt. Với ông Vừ Vả Chống ở bản Huồi Đun, Huồi Tụ (Kỳ Sơn) thì, góp một cây là có rừng, trồng một cây là có rừng, nhưng riêng ông thì trồng cây không chỉ để gây rừng… mà còn để làm du lịch. Rừng cây sa mu, pơ mu của ông Chống đã hơn 10ha sừng sững giữa đại ngàn, trở thành điểm đến lý tưởng cho nhiều người ưa trải nghiệm.

Sa mu không chỉ có giá trị về mặt khoa học, về nguồn gien, kinh tế mà nó còn tạo ra các ảnh hưởng về văn hóa, tâm linh của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng biên giới Việt - Lào này. Năm 1995, trong một chuyến điều tra rừng, các nhà lâm nghiệp tình cờ phát hiện cây sa mu dầu có mặt ở Pù Hoạt (Quế Phong). Năm 2016, 56 cây sa mu dầu cổ thụ ở Pù Hoạt đã được công nhận là Cây di sản.

 “Hồi trước có ai biết cây sa mu quý hiếm đâu, cứ thấy nó thơm, bền nên chúng tôi khai thác. Bây giờ biết nó quý hiếm thì bảo vệ chứ không ai dám đụng đến cây nữa", ông Hà Văn Hùng ở bản Long Thắng, xã Hạnh Dịch (Quế Phong) nói.

Tin cùng chuyên mục
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Tin nổi bật trang chủ
Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Đảng ta luôn xác định, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển. Việc thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc là một đảm bảo quan trọng cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Chủ trương đó đã được thể chế hóa bằng các nghị quyết, nghị định, quyết định và văn bản quy phạm pháp luật để triển khai trong thực tiễn.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 4 phút trước
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 13 phút trước
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 33 phút trước
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân Tổng Giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 1 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 1 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 1 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Pháp luật - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam phục vụ điều tra đối với 2 đối tượng có hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.