Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thành tỷ phú nhờ “liều lĩnh” đặt cược tất cả vào cây trà Hoa vàng

PV - 09:28, 20/07/2021

Bỏ qua mọi lời can ngăn, dị nghị, người đàn ông người Sán Chỉ tên Nịnh Văn Chắn ở thôn Khe Xa, xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã “liều lĩnh” đặt cược tất cả vào giống cây Trà Hoa vàng quí hiếm. Và cuối cùng trời không phụ lòng người, giống cây hoang dã vốn được coi là “đỏng đảnh” ấy đã được anh ươm mầm thành công.

Nịnh Văn Chắn bắt đầu trồng trà Hoa vàng từ việc mua lại những cây giống của người dân đi rừng.
Nịnh Văn Chắn bắt đầu trồng trà Hoa vàng từ việc mua lại những cây giống của người dân đi rừng.

Từ thất bại và nhiều lần muốn bỏ cuộc

Chúng tôi đến Ba Chẽ vào một ngày nắng đẹp, anh cán bộ tư pháp huyện tên Hương đã chờ sẵn để đưa chúng tôi vào thôn Khe Xa, xã Đạp Thanh, nơi được gọi là thủ phủ của cây trà Hoa Vàng.

Chiếc xe bán tải đưa chúng tôi đi qua một con đường nhỏ hẹp, một bên là suối, một bên là núi và có tới vài chục khúc cua tay áo. Anh lái xe tên Tuấn nói vui với chúng tôi, còn lâu mới vào tới nơi và đường này chỉ có tay lái giỏi các cô mới không say. Quả nhiên đoạn đường từ Thị trấn Ba Chẽ vào xã chỉ khoảng hơn 30 cây số nhưng phải mất đến hơn 1 giờ đồng hồ chúng tôi mới vào đến chợ Đạp Thanh.

Tiếp chúng tôi trong căn nhà nhỏ, giữa bề bộn máy sấy trà, lá trà, hộp đóng trà…anh Nịnh Văn Chắn kể, cây trà Hoa vàng có ở những khu rừng thuộc Ba Chẽ có đến vài trăm năm nay. Thời Pháp đã có người thấy loại cây này quí hiếm, hoa có tác dụng chữa bệnh và giá trị kinh tế cao nên đã thử trồng một vạt nhưng thất bại. Là người địa phương, nhiều năm đã từng đi rừng tìm loại hoa này gom lại đem bán nên hơn ai hết anh biết công dụng và giá trị của trà Hoa vàng. Tuy nhiên số hoa trà hái được trong rừng chẳng thấm tháp gì so với sức mua nên anh đã quyết định trồng loại cây này.

Không chỉ hoa mà lá loại cây rừng này cũng có nhiều công dụng chữa bệnh
Không chỉ hoa mà lá loại cây rừng này cũng có nhiều công dụng chữa bệnh

Quyết định là thế nhưng khi đem ra bàn bạc trong gia đình nhiều người thân đã tỏ ra quan ngại, không đồng tình. Rất may vợ anh là chị Nguyễn Thị Bảy đã ủng hộ và luôn động viên anh thực hiện mong ước của mình.

Đầu năm 2009, Nịnh Văn Chắn bắt tay vào thực hiện dự án trồng rừng của mình với hành trang là 3.000m2 đất của gia đình chia cho và toàn bộ vốn liếng là tiền tích cóp của hai vợ chồng anh trong hơn chục năm qua cùng tiền vay ngân hàng.

Hàng nghìn cây trà Hoa Vàng đã được anh Trắng mua lại của những người dân đào được khi đi rừng đem về ươm trồng. Và cũng từ đây, người đàn ông Sán Chỉ này lấy khu rừng là nhà, lấy gốc cây làm nơi ăn nghỉ. Ngày ngày anh cùng những người thân dồn hết sức chăm bón cho loại cây này với hy vọng chúng sẽ lớn nhanh, ra nụ và trổ hoa như mong đợi.

Thế nhưng trời chả chiều lòng người, do chưa có kinh nghiệm, kỹ thuật chưa chuẩn trong khi loại cây này vốn không ưa đất đồi mà chỉ ưa trồng trong rừng, giáp khe sâu nên cây giống cứ thi nhau chết.

“Có thời điểm 40 đến 50% cây giống bị chết phải đào lên vất đi nhìn mà xót xa. Hàng xóm người tốt thì khuyên dừng lại vì loại cây này khó trồng, người không ưa thì dè bỉu…Lúc đó tôi nản lắm, chỉ muốn bỏ cuộc. Nhưng vốn đam mê loại cây này, rồi nhờ có vợ tôi động viên và cũng vì nếu bỏ dở giữa chừng thì phí công sức và tiền vốn đã đầu tư nên tôi vẫn quyết định đi tiếp”, anh Nịnh Văn Trắng chia sẻ.

… Trở thành tỉ phú, chủ nhân của hàng chục vạn gốc trà Hoa vàng giống

Quyết tâm sống chết cùng giống cây trà quí, anh Nịnh Văn Chắn đã ngày đêm phải tự mày mò để cứu rừng cây vừa ươm của mình. Do chưa có ai trồng được loại cây này nên không thể chia sẻ kinh nghiệm nên anh bắt đầu từ vấn đề tạo độ ẩm, độ mát cho cây bằng cách sử dụng nhiều máy bơm, bơm nước nhiều, đều đặn. Quả nhiên, những cây trà này đã trở nên xanh tốt, lá mọc cũng lên nhanh hơn. Và rồi sau 4 năm mất ăn mất ngủ, năm 2013, hàng nghìn cây trà Hoa vàng của vợ chồng anh đã có nụ. Anh Chắn chia sẻ, những ngày này gia đình anh vui hệt như ngày hội vậy.

Lễ hội trà Hoa vàng đã được huyện Ba Chẽ tổ chức lần đầu tiên vào đầu năm 2016 (ảnh báo Quảng Ninh)
Lễ hội trà Hoa vàng đã được huyện Ba Chẽ tổ chức lần đầu tiên vào đầu năm 2016 (ảnh báo Quảng Ninh)

Chị Nguyễn Thị Bảy - vợ anh Chắn kể lại, ngày những cây trà có nụ rồi trổ hoa, nhìn những bông hoa cánh mỗi ngày một to lên, màu hoa vàng rực rỡ cả hai anh chị đã nhìn nhau mà ứa nước mắt. “Anh ấy bảo tôi, vợ chồng mình sống rồi. Từ nay có thể ăn ngon, ngủ yên rồi”, chị Bảy chia sẻ.

Theo anh Nịnh Văn Chắn, bước đầu đã thành công nhưng với 3.000m2 và hơn 1 nghìn cây trà năm đầu tiên cũng chỉ cho 15kg hoa. Anh lại mày mò tìm tòi làm sao để chăm sóc loại cây này có hiệu quả hơn nữa. Đồng thời tìm hiểu lá loại cây này có thể sử dụng được không. Sau khi loại lá này được các nhà chuyên môn xác định có công dụng tốt như: Tiêu mỡ máu, điều hòa huyết áp…anh Chắn đã hái, thái nhỏ, sao lên và đóng túi thành túi trà túi lọc để bán cùng hoa.

Cứ như vậy số hoa trà thu hoạch năm sau cao hơn năm trước, năm 2014 thu hoạch 75 kg; năm 2015 thu hoạch hơn 1 tạ, chưa kể lá trà.

Tự tay pha trà Hoa vàng mời chúng tôi thưởng thức, vừa thong thả bỏ từng cánh hoa vào chiếc ấm nhỏ đang sôi sùng sục, anh Nịnh Văn Chắn vừa giãi bày “Trồng cây trà này cũng cay đắng lắm, 4 năm trời thấp thỏm mới có hoa. Nhưng có cây thì cho vài ba kg, nhưng cũng có cây chỉ được vài bông. Nhưng gái có công chồng không phụ…”.

Quả thật hoa trà, lá trà hiện không đủ cung cấp cho khách hàng. Trò chuyện với anh chừng vài chục phút nhưng chúng tôi thấy anh liên tục phải trả lời điện thoại khách hàng gọi đến đặt hàng. Theo anh Chắn, giá hoa trà được anh bán 15 triệu đồng/kg; một hộp lá trà nhúng có giá 60 ngàn đồng/hộp và là trà khô để nguyên có giá 50 ngàn đồng/gói. Anh Chắn còn bật mí, ngoài thu nhập từ hoa trà, lá trà, anh còn ươm giống thành công 10 vạn cây trà giống và bán 25 ngàn đồng/cây. Nhẩm tính sơ qua một năm anh thu về từ những sản phẩm này chừng 7 đến 8 trăm triệu đồng.

Trước khi chia tay, anh Nịnh Văn Chắn dẫn chúng tôi qua khu đồi hơn 2ha mà anh đầu tư thêm sau khi thành công ở những gốc trà đầu tiên. Đi qua một con suối nhỏ, một rừng trà với nhưng cây trà tuy mới chỉ cao hơn đầu người nhưng lá đã xanh mướt và nụ hoa đã mọc chi chít hiện ra trước mắt chúng tôi. Chỉ vào những cây trà, anh Trắng hồ hởi nói, trà có nụ từ bây giờ và hoa sẽ nở rộ vào cuối năm. Anh cũng chia sẻ thêm, vừa quyết tâm đổi đất ruộng để có thêm vài ha đất trồng trà. Dù lần nào anh “liều lĩnh” cũng là lần đó người thân mất ăn, mất ngủ.

Trà hoa vàng vốn là loại cây mọc tự nhiên trong rừng ở Ba Chẽ đã từ rất lâu. Đây là loại cây có hoa màu vàng kim đặc trưng, màu sắc rực rỡ. Theo “Camellia International Journal” - Tạp chí chuyên nghiên cứu về trà hoa vàng của thế giới, các hợp chất của trà hoa vàng có khả năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8%; giúp giảm đến 35% hàm lượng cholesterol trong máu. Loại trà này còn có khả năng làm giảm triệu chứng xơ vữa động mạch do máu nhiễm mỡ, điều hoà huyết áp và chữa các bệnh về tim mạch, tiểu đường, u bướu…


Tin cùng chuyên mục
CLB Doanh nhân trẻ 1983 Việt Nam tham gia đồng hành cùng chương trình Tình nguyện mùa Đông 2023 tại Điện Biên

CLB Doanh nhân trẻ 1983 Việt Nam tham gia đồng hành cùng chương trình Tình nguyện mùa Đông 2023 tại Điện Biên

Nhân dịp chào mừng Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2024 - 2029, hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên TP. Hải Phòng khởi động chương trình “Tình nguyện mùa Đông 2023 - Xuân Tình nguyện năm 2024”.
Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Xây dựng Làng văn hóa các dân tộc huyện A Lưới thành điểm đến du lịch cộng đồng

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 2 giờ trước
Dự án Làng văn hóa truyền thống các dân tộc huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) với kinh phí gần 20,8 tỉ đồng đang được đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Đây là Dự án nằm trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2025.
Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống

Phát huy vai trò của Người có uy tín trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống

Chính sách dân tộc - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1194/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức tập huấn về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ hủ tục lạc hậu cho cán bộ, công chức cấp xã, nghệ nhân, già làng, trưởng thôn, bản và Người có uy tín vùng đồng bào DTTS.
Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Sức khỏe - Như Ý - 2 giờ trước
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, rất dễ lây và thường gặp ở trẻ em. Việc nhận biến các biểu hiện, hiểu rõ về cách phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ giúp bệnh dễ kiểm soát, trẻ nhanh hết bệnh. Đặc biệt, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường khi mắc bệnh, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị ngay lập tức.
Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Lần đầu tiên tổ chức Festival 100 năm cây Dừa sáp Trà Vinh

Tin tức - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
Thông tin từ UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, Festival 100 năm cây Dừa sáp lần đầu tiên được tỉnh Trà Vinh tổ chức nhằm tôn vinh, quảng bá thương hiệu, giá trị của trái dừa sáp Trà Vinh. Festival sẽ được tổ chức kết hợp với Tuần lễ Vu lan Thắng hội huyện Cầu Kè vào cuối tháng 8/2024.
Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Đồng Tháp lần đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản 15 tấn củ sen

Kinh tế - Minh Nhật - 4 giờ trước
Ngày 7/5, khoảng 15 tấn củ sen cấp đông của Đồng Tháp chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản. Lễ công bố xuất khẩu lô sen sang thị trường Nhật Bản là một trong những hoạt động của Lễ hội Sen lần thứ II năm 2024, của tỉnh Đồng Tháp.
Tin trong ngày - 6/5/2024

Tin trong ngày - 6/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cầu truyền hình đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bình Thuận truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS. Người có uy tín ở Pu Hao góp sức bảo vệ biên giới bình yên. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng

Nữ nghi phạm 69 tuổi giấu trong người nhiều gói ma túy dạng "cỏ Mỹ"

Pháp luật - Minh Nhật - 4 giờ trước
Một nữ nghi phạm 69 tuổi tại Đà Nẵng bị công an phát hiện đang tàng trữ đến 273 gói ni lông chứa “cỏ Mỹ” trong người.
Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Ngoại hạng Anh: Thua tan nát Crystal Palace, Man United kèo dài chuỗi thành tích thất vọng

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 4 giờ trước
Vòng 36 Ngoại hạng Anh, Man United có chuyến làm khách trên sân của Crystal Palace. Trên sân Selhurst Park, Man United đã có màn trình diễn thảm họa và nhận thất bại nặng nề với tỉ số 4-0.
Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Bắt nhóm đối tượng mang quốc tịch Lào chở số lượng lớn ma túy vào Việt Nam

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 4 giờ trước
6 đối tượng mang quốc tịch Lào vừa bị lực lượng Bộ đội Biên phòng bắt giữ, khi dùng ô tô 16 chỗ vận chuyển 121 kg ma túy.
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Cơ quan điều tra vào cuộc vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Tin tức - Minh Thu - 7 giờ trước
Thông tin từ UBND TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Cô Băng (phường Xuân Bình, TP. Long Khánh) khiến 568 người nhập viện, UBND TP Long Khánh đã chuyển cơ quan điều tra xác minh làm rõ.
Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Bình Định: Những “cây cao bóng cả” tuyên truyền phòng, chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 11 giờ trước
Những Người có uy tín có tiếng nói rất quan trọng trong đời sống của đồng bào DTTS, họ được xem là những “cây cao bóng cả” của thôn làng. Vì thế, trong những năm qua, các ngành chức năng tỉnh Bình Định đã phối hợp với những Người có uy tín thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động để người dân nhận thức được những hệ lụy của tảo hôn, từ đó thay đổi nếp nghĩ và nói không với tảo hôn.