Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tháo gỡ những vướng mắc kỹ thuật trong xuất khẩu nông sản

Thúy Hồng - 16:36, 21/06/2021

Trong những năm qua, các mặt hàng nông sản luôn gặp nhiều rào cản trong việc xuất khẩu. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19, việc xuất khẩu nông sản, đang ngày càng bị siết chặt. Trong đó, nhiều thay đổi trong quy định chứng nhận an toàn thực phẩm, khiến cho việc tiêu thụ nông sản càng thêm khó khăn.

Nhiều mặt hàng thủy sản của Việt Nam bị yêu cầu phải có giấy kiểm dịch thực vật, không nhiễm virus div1, vius hồ cá rô, virus viêm gan tụy hoại tử…
Nhiều mặt hàng thủy sản của Việt Nam bị yêu cầu phải có giấy kiểm dịch thực vật, không nhiễm virus div1, vius hồ cá rô, virus viêm gan tụy hoại tử…

Nhiều rào cản cần tháo gỡ

Không phải bây giờ vấn đề hàng rào kỹ thuật đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam mới được đặt ra. Ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) cho biết: ngoài tác động của dịch Covid-19, hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản còn gặp nhiều khó khăn từ các cam kết mở cửa thị trường, giảm thuế từ các hiệp định thương mại tự do. Các nước nhập khẩu sẽ gia tăng áp dụng những biện pháp kỹ thuật, rào cản thương mại cản trở xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Cụ thể như, đối với lĩnh vực xuất khẩu thủy sản, hiện nay các thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam đang liên tục đưa ra những thay đổi trong quy định chứng nhận an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Điều này,  đã gây ra những khó khăn nhất định cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam.

Đối với thị trường Australia và Trung Quốc cũng đang có những đòi hỏi khắt khe hơn trước như: sản phẩm tôm phải được kiểm tra, phân hạng tại cơ sở chế biến được cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu chứng nhận và kiểm soát; không có các dấu hiệu mắc bệnh; mỗi lô tôm sản xuất (sau chế biến) được lấy mẫu xét nghiệm âm tính đối với virus đốm trắng, đầu vàng... 

Đối với thị trường Hàn Quốc, sản phẩm tôm phải đáp ứng 5 chỉ tiêu bệnh (DIV1, TiLV, NHP, SAV, AHPND) đối với một số loài/dạng sản phẩm thủy sản (lô hàng xuất khẩu vào Hàn Quốc phải kèm theo chứng thư chứng nhận kiểm dịch đối với 5 bệnh này từ 1/8/2021).

Ông Ngô Hồng Phong, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT cho biết: Gần đây,  phía Trung Quốc cảnh báo một số lô hàng tôm đông lạnh, tôm đã xử lý nhiệt của Việt Nam bị phát hiện dương tính với bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), virus đốm trắng (WSSV), có nhiều lô hàng thủy sản bị trả về. Chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu năm, ở thị trường Trung Quốc có đến 15/40 lô vi phạm bị trả về.

Hay như đối với sản phẩm ớt, trong năm 2020 cũng đã bị thị trường Trung Quốc và Malaisia cấm nhập khẩu. Sau khi Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) gửi hồ sơ đàm phán, hiện nay cả 2 thị trường trên đều đã cho phép Việt Nam xuất khẩu ớt trở lại.

Tuy nhiên, để có thể tạm thời xuất khẩu trở lại sản phẩm ớt vào Trung Quốc, Việt Nam cần đáp ứng được một trong hai điều kiện của phía Trung Quốc. Thứ nhất, ớt sẽ phải được sản xuất từ những vùng không nhiễm ruồi đục quả. Thứ hai, ớt phải được xử lý kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu.

Đối với thị trường Malaysia, cũng đưa ra yêu cầu, trái ớt cũng phải được sản xuất từ những vùng được Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số và kiểm soát toàn bộ quá trình từ lúc trồng đến cơ sở đóng gói, xuất khẩu…

Cần bám sát yêu cầu của thị trường tiêu thụ

Việc tháo gỡ vướng mắc kỹ thuật, thúc đẩy tiêu thụ nông sản, đang là yêu cầu cấp bách trong bối cảnh dịch COVID-19 làm tắc nghẽn thị trường tiêu thụ.

Để tháo gỡ những vướng mắc này, hằng năm, Cục Bảo vệ thực vật tiến hành rà soát, hoàn thiện các báo cáo kỹ thuật để tiếp tục nộp hồ sơ, đàm phán mở cửa thị trường mới cho nông sản Việt Nam; bổ sung các căn cứ kỹ thuật nhằm cải tiến các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật, tạo thuận lợi cho việc xuất khẩu.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) thì, giải pháp quan trọng là các địa phương phải xây dựng các vùng trồng, cơ sở đóng gói đủ điều kiện cấp mã số, hướng tới mục tiêu quản lý chất lượng nông sản ngay từ gốc phục vụ xuất khẩu. 

Tại các vùng trồng được cấp mã số, người nông dân tập hợp thành các hợp tác xã để cùng sản xuất theo một quy trình, có ghi chép quá trình trồng trọt, trao đổi kinh nghiệm với nhau để nâng cao chất lượng sản phẩm. Thực tế từ vụ vải thiều đang diễn ra cho thấy, giá của trái vải ở vùng trồng được cấp mã số cao hơn nhiều so với trái vải ở vùng trồng không được cấp mã số.

Bên cạnh đó, việc sản xuất phải tuân thủ hướng dẫn chung của Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc và Tổ chức Y tế thế giới, về những biện pháp phòng chống dịch trong chế biến thực phẩm.

Nhờ được cấp mã số vùng trồng và áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất theo hướng Việt Gap nên xoài Sơn La đã xây dựng được thị trường xuất khẩu lớn.
Nhờ được cấp mã số vùng trồng và áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất theo hướng Việt Gap nên xoài Sơn La đã có được thị trường xuất khẩu ổn định..

Bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch Công ty Bagico Bắc Giang cho rằng: Khi dịch bệnh xảy ra, rào cản đầu tiên và lớn nhất đối với tiêu thụ nông sản chính là vấn đề phòng dịch. Để có thể xuất khẩu được, thì phải đảm bảo được an toàn cho người tiêu dùng, nhất là ở trong vùng dịch thì càng phải có những điểm thu mua cụ thể, được lựa chọn kĩ.

“Đặc biệt cần có những xưởng sơ chế để xử lý dịch bệnh. Thời điểm hiện nay chúng ta không thể nói trước được tình hình dịch bệnh sẽ diễn biến như thế nào, đó không chỉ là dịch bệnh trên người mà còn là sâu bệnh trên nông sản” bà Thực nói.

Theo phân tích của các chuyên gia nông nghiệp, một trong những yếu tố bắt buộc để vượt qua các rào cản kỹ thuật, là cần đẩy mạnh hình thành chuỗi liên kết sản xuất từ giống, vật tư sản xuất như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tới chế biến. Đặc biệt là xây dựng, quản lý chặt mã số vùng trồng theo công nghệ số hóa.

Theo ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, tất cả các nước đã xây dựng hàng rào kỹ thuật thời COVID-19, nên vấn đề truy xuất nguồn gốc xuất xứ với nông sản Việt Nam, là cực kỳ quan trọng. Trung Quốc lâu nay, vốn được đánh giá là thị trường dễ tính, nhưng hiện đang ngày càng khắt khe, bước đầu đã yêu cầu mã số vùng trồng, cơ sở nhà máy đóng gói. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải sản xuất bài bản, xây dựng các vùng liên kết sản xuất nông sản với bà con nông dân để quản lý được chất lượng sản phẩm.

Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Tin tức - Văn Hoa - Hải Đăng - 22 giờ trước
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 22 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 22 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 22 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - PV - 12:44, 18/05/2024
Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc sáng 18/5.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.