Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thay đổi cơ cấu cây trồng giúp bà con dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống

Nhật Minh - 10:05, 03/10/2023

Huyện Đông Giang là 1 trong 8 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Cơ Tu và Giẻ Chiêng chiếm hơn 96% dân số. Nơi đây có điều kiện thuận lợi về khí hậu và thổ nhưỡng rất hợp để phát triển cây trồng. Chính quyền địa phương luôn khuyến khích bà con mở rộng diện tích trồng các loại cây đem đến hiệu quả tốt như chè dây, ớt Ariêu, chuối mốc, cam, cùng các loại cây thảo dược như ba kích tím, quế, cây gỗ lớn như dổi lấy hạt, ươi, bời lời…

Nhiều hộ dân tộc thiểu số đã chuyển đổi từ cây bắp, cây keo sang trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhiều hộ dân tộc thiểu số đã chuyển đổi từ cây bắp, cây keo sang trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Vợ chồng ông A Lăng Minhlà một hộ nghèo của xã Sông Kôn. Nhờ được hỗ trợ vay vốn 50 triệu đồng cùng những kinh nghiệm tìm hiểu qua mô hình sản xuất hiệu quả trên địa bàn, vợ chồng ông Minh đã đầu tư một trang trại cây ăn quả kết hợp thêm chăn nuôi. Trang trại của vợ chồng ông Minh chủ yếu là các cây ăn quả như: chôm chôm, xoài, cam, mít, bưởi da xanh. 

Bên cạnh đó, ông mua thêm con bò con lợn để kết hợp chăm nuôi. Bước đầu, mô hình sản xuất mang đến những tín hiệu đáng mừng, thu nhập của gia đình có phần khấm khá hơn trước. Vợ chồng ông lấy làm vui mừng và dự định sẽ vay thêm vốn để mở rộng quy mô, nâng cấp trang trại.

Tương tự, là một trong những hộ nghèo thuộc thị trấn Prao, gia đình ông BNướch Ngang nhiều năm nay cũng chỉ biết sống dựa vào cây mì, cây điều, thơm… Thu nhập chẳng đáng là bao, cuộc sống của gia đình ông Ngang lúc nào cũng thiếu thốn. Nhờ được chính quyền địa phương hỗ trợ cây trồng và hướng dẫn mở rộng mô hình kinh tế vườn, rừng, gia đình ông Ngang hiện đã có 5ha keo, 4ha ba kích tím, quế và cây dổi. 

Mô hình sản xuất hiệu quả đã đem đến cho gia đình ông 150 -200 triệu đồng tiền lãi mỗi năm. Từ hiệu quả của mô hình vườn, rừng, ông Ngang nhiệt tình hướng dẫn bà con Cơ Tu trong thị trấn cách trồng rừng, chăn nuôi giống gia đình mình.

Mô hình chuối mốc được nhiều gia đình ở huyện Đông Giang lựa chọn để thoát nghèo.
Mô hình chuối mốc được nhiều gia đình ở huyện Đông Giang lựa chọn để thoát nghèo.

Cũng từ bỏ cây keo, cây bắp năng suất thấp, toàn bộ đất trong vườn nhà chị A Rất Thị Nhị (xã Mà Cooih) đã chuyển thành 1.200 cây ớt Ariêu. Trước đây loại ớt này mọc hoang trên nương rẫy, nhờ hương vị thơm, cay đặc trưng mà loại gia vị này được rất nhiều người ưa chuộng. Nhiều gia đình đã mang ớt về trồng đồng thời học thêm kỹ thuật canh tác để cây ớt đem lại hiệu quả năng suất tốt. Đây cũng là mô hình được nhiều bà con dân tộc Cơ Tu áp dụng bởi ớt cần ít công chăm sóc, 6 tháng sau khi trồng đã cho thu hoạch hơn nữa không cần tiền để mua cây giống. Thương lái lại luôn vào tận vườn tìm mua ớt Ariêu – đặc sản của vùng đất Đông Giang. Mỗi năm, ớt Ariêu có thể cho thu hoạch đến 4 đợt, giá bán luôn ổn định trong khoảng 300.000 đồng/kg ớt tươi.

Gia đình ông A Lăng Hối cùng xã không chọn trồng ớt Ariêu mà chuyển đổi sang trồng giống chuối mốc. Nhờ lợi thế đất đai thêm sự chăm chỉ cần mẫn của người dân Cơ Tu, gia đình ông đã thoát khỏi cảnh nghèo khó nhờ cây chuối. Nay mỗi tháng ông thu nhập được hơn 10 triệu đồng, có tiền để dựng nhà, con cái được học hành.

Hay như gia đình anh A Lăng Bi (xã Jơ Ngây) đã có nguồn thu nhập ổn định nhờ cây chuối mốc. Không chỉ chuyển đổi đất sản xuất sang trồng cây chuối mốc, gia đình anh còn đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt, thực hiện kỹ lưỡng khâu chăm bón, diệt trừ sâu bệnh… nhờ vậy chuối buồn to, đẹp và chất lượng. Mỗi năm gia đình anh thu về khoảng 400 triệu đồng hơn nữa cung cấp việc làm cho nhiều đồng bào thiểu số tại địa phương.

Chuối mốc là cây trồng chủ lực cải thiện đời sống của nhiều hộ đồng bào ở huyện Đông Giang
Chuối mốc là cây trồng chủ lực cải thiện đời sống của nhiều hộ đồng bào ở huyện Đông Giang

Chuối mốc Đông Giang nức tiếng gần xa bởi vị thơm ngon, đây là giống chuối vừa dễ trồng vừa cho năng suất tốt. Đây cũng là loại cây phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng ở Đông Giang.

Huyện Đông Giang không chỉ hỗ trợ đầu tư vốn cho người dân mà còn thực hiện nhiều phương án để nâng cao vị thế sản phẩm. Hiện nay, chuối mốc Đông Giang đã có mặt tại các siêu thị, chợ tại Quảng Nam và Đà Nẵng, nhờ vậy mặt hàng này cũng được du khách biết đến nhiều hơn.

Tính riêng tỉnh Quảng Nam đã có gần 1.000 hộ dân tộc thiểu số Cơ Tu chuyển đổi sang mô hình trồng chuối mốc. Mỗi hecta chuối cho thu hoạch từ 25-30 tấn với giá từ 50-60triệu đồng/hecta. Qua một thời gian triển khai cho thấy việc chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng các loại cây chuyên canh đã giúp đời sống của người dân thay đổi rõ rệt. Nhờ những mô hình sản xuất hiệu quả, nhiều gia đình dân tộc thiểu số đã có thêm động lực, vận dụng để đầu tư sản xuất kinh doanh, chăn nuôi, trồng trọt giúp tăng thu nhập, ổn định đời sống.

Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao

Gia Lai: Hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao

Trong 2 ngày 24 và 26/4, Công ty TNHH ThaiBinh Seed - Miền Trung - Tây Nguyên (Tập đoàn ThaiBinh Seed) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) tổ chức Hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97, TBR87 tại xã Ia Sao (huyện Ia Grai) và xã Ia Pết (huyện Đak Đoa).
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 06:15, 07/07/2024
Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Kinh tế - Minh Thu - 02:39, 07/07/2024
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Vietnam Forest Certification Scheme) của Việt Nam có tên viết tắt là VFCS được xây dựng theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế, VFCS còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Xã hội - Hồng Phúc - 02:35, 07/07/2024
Với mục tiêu bao phủ tiến tới Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương để người dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT.
Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 02:33, 07/07/2024
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 02:28, 07/07/2024
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.
Tin trong ngày - 5/7/2024

Tin trong ngày - 5/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc. Bố trí định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân vùng sạt lở núi ở Bình Định. Người lan tỏa phong trào làm đường Nông thôn mới ở Đồng Tâm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Ẩm thực - Trọng bảo - 23:30, 06/07/2024
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024 tỉnh Lào Cai đang triển khai kế hoạch khảo sát, nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Pháp luật - Ngọc Chí - 23:27, 06/07/2024
Mới đây, lần đầu tiên Công an Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xử lý vụ án hình sự liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả qua mạng xã hội Facebook. Trước đây, lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính về hành vi buôn bán không rõ nguồn gốc xuất xứ cây giống. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum trong việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Khi những thứ “rẻ như cho” trở thành hàng hóa đắt khách

Khi những thứ “rẻ như cho” trở thành hàng hóa đắt khách

Chính sách và đời sống - Tiêu Dao - 23:22, 06/07/2024
Những năm gần đây, nhờ những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mà đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam đã có nhiều đổi thay đáng kể. Đồng bào đã chủ động vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và từng bước làm giàu.
Trung tâm đoàn kết ở Trà Nam

Trung tâm đoàn kết ở Trà Nam

Gương sáng giữa cộng đồng - Nguyễn Văn Sơn - 23:20, 06/07/2024
Từ nhiều năm nay, ông Phạm Huy Hoàng, dân tộc Xơ Đăng, Bí thư Chi bộ, Người có uy tín thôn 1, ở xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam luôn tận tụy với mọi công việc ở cơ sở. Ông trở thành trung tâm đoàn kết, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày một phát triển.
Bảo Lâm (Cao Bằng): Đã có 70.419 người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Bảo Lâm (Cao Bằng): Đã có 70.419 người tham gia Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

Xã hội - PV - 23:18, 06/07/2024
Nỗ lực tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) đến người dân trên địa bàn, đến nay, huyện Bảo Lâm có 70.419 người tham gia BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).