Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thấy gì từ các công trình nước sinh hoạt tập trung ở Tây Nguyên: Nhiều bất cập từ khâu đầu tư đến công tác quản lý, vận hành (Bài 2)

Lê Hường - 14:41, 15/06/2021

Xây dựng các công trình nước sinh hoạt tập trung trong vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa mục đích để người dân được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, đảm bảo sức khỏe, góp phần xây dựng nông thôn mới. Song việc phát huy hiệu quả các công trình cấp nước tập trung lại đang gặp rất nhiều khó khăn. Giải pháp nào để khắc phục những bất cập trên?

Công trình nước sinh hoạt tập trung huyện Đức Xuyên, tỉnh Đắk Nông bỏ hoang nhiều năm
Công trình nước sinh hoạt tập trung huyện Đức Xuyên, tỉnh Đắk Nông bỏ hoang nhiều năm

Nguồn nước bẩn lấy làm nước sạch

Theo Chương trình 134, xã Ea Sin, huyện Krông Púk, tỉnh Đắk Lắk, được đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho 400 hộ đồng bào DTTS. Công trình do Ban Quản lý dự án huyện làm chủ đầu tư, với tổng kính phí gần 1,7 tỉ đồng. Tuy nhiên, nguồn nước bị nhiễm phèn nặng, nước màu đỏ và mùi tanh nên từ khi bàn giao công trình đã “đắp chiếu”; suốt nhiều năm nay người dân nơi đây vẫn đi gùi nước suối về dùng.

Bà H’Ngói Niê, ở buôn Cư Mtao cho biết: Ở đây giếng khoan, giếng đào nhà ai cũng bị nhiễm phèn nên bao năm qua, bà con lấy nước từ  suối, đập về sinh hoạt. Khi Nhà nước đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung, bà con ai cũng mừng. Vậy mà mới đưa vào sử dụng không bao lâu, nước bắt đầu có màu đỏ, mùi tanh, không dùng được nữa. Bà con trở lại lấy nước suối về sinh hoạt.

Tương tự, cả xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông chỉ có 1 công trình cấp nước tập trung, nhưng không phát huy hiệu quả vì nước bị nhiễm phèn. Ông Phạm Xuân Thủy, Phó Chủ tịch UBND xã Đắk Gằn cho biết: Công trình cấp nước tập trung với 4 giếng khoan, nhưng 3 giếng không hoạt động vì bị nhiễm phèn, chỉ còn 1 giếng cung cấp nước cho bà con buôn Đắk Krai. Vì thế, nhiều năm qua, người dân 4 bon đồng bào DTTS của xã luôn bị thiếu nước vào mùa khô. Xã đã nhiều lần kiến nghị đến cấp trên, phòng ban chức năng, nghiên cứu tìm giải pháp giúp người dân địa phương thoát khỏi cảnh thiếu nước.

Trên thực tế, rất nhiều công trình ngưng hoạt động do xác định nguồn nước chưa phù hợp, thiếu nước vào mùa khô, chất lượng nguồn nước không đảm bảo; trong khi nhiều công trình không có, hoặc có hệ thống xử lý nước nhưng chưa đảm bảo yêu cầu, dẫn đến chất lượng nước không đảm bảo. Vì vậy, việc khảo sát, thẩm định nguồn nước khi chọn vị trí xây dựng công trình, cần được coi trọng, tránh trường hợp công trình không thể sử dụng sau khi bàn giao vì chất lượng nước không đảm bảo.

Người dân xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông thiếu nước sinh hoạt mùa khô
Người dân xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông thiếu nước sinh hoạt mùa khô

Quản lý lỏng lẻo

16 năm trước, người dân bon Bù Zấp, xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông, vui mừng khi được đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt tập trung, giúp bà con thoát khỏi cảnh "khát nước". Vậy nhưng, mới đưa vào vận hành được 2 năm, công trình bị hư hỏng, sau đó không hoạt động được. 

Do nhiều năm không sử dụng, cây cối mọc um tùm, nhiều hạng mục công trình gỉ sét, rêu mốc phủ đen. Bao nhiêu năm công trình hỏng, là bấy nhiêu năm người dân trở lại cảnh thiếu nước sinh hoạt hàng ngày.

Ông Điểu Phồn, nguyên Trưởng bon Bù Zấp, người trực tiếp vận hành công trình chia sẻ: "Bản thân tôi được giao nhiệm vụ vận hành công trình, nhưng tôi chỉ làm mỗi việc đóng, ngắt cầu giao điện".

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến công trình cấp nước tập trung bị bỏ hoang. Đầu tiên là, do có nhiều chủ đầu tư khác nhau, trong đó, nhiều chủ đầu tư chưa có chuyên môn, thiếu kiến thức chuyên môn ngay từ khi lập, phê duyệt dự án, thiết kế công trình. 

Bên cạnh đó, công tác quản lý, vận hành một số công trình chưa được chú trọng đúng mức, đội ngũ quản lý và vận hành không có chuyên môn; địa phương không có nguồn kinh phí bảo dưỡng công trình thường xuyên; nhiều công trình xây dựng ở khu vực không có điện, chất lượng nước không bảo đảm.

Theo ông Phạm Ngọc Bình, Phó Giám đốc Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Đắk Lắk, để phát huy hiệu quả các công trình nước sinh hoạt tập trung, cần phải thiết lập được cơ chế chuyên nghiệp. Việc đầu tư công trình tập trung nên khảo sát đúng quy mô, ít nhất 200 hộ và  lồng ghép nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư. Đồng thời, cần có chính sách hỗ trợ đồng bào DTTS trong việc sử dụng nguồn nước;  đảm bảo duy trì hệ thống xử lý, cung cấp nước sạch.

Được biết, thời gian qua, UBND tỉnh Đắk Lắk đã áp dụng chính sách, hỗ trợ đối với đồng bào DTTS khi sử dụng nguồn nước sạch. Theo đó, hộ đồng bào DTTS nghèo, vùng đặc biệt khó khăn được hỗ trợ sử dụng nước miễn phí 5 khối/tháng, nếu vượt quá sẽ tính tiền để bù vào chi phí vận hành, xử lý hệ thống nước sạch.

Ngoài ra, các công trình nước sinh hoạt cũng cần được đầu tư các thiết bị xử lý, làm sạch nguồn nước. Trước nay, các công trình nước sinh hoạt tập trung, chỉ dừng lại ở việc khoan, bơm nước lên bồn chứ chưa chú trọng xử lý nước.

Còn theo đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đắk Nông, để nâng cao tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, gắn với các mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, việc quan trọng cần làm là tổ chức lại cách thức quản lý, vận hành các công trình cấp nước tập trung là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.

Theo đó, để khắc phục những tồn tại, nâng cao hiệu quả các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, tháng 3/2021 UBND tỉnh Đắk Nông đã giao 92 công trình cấp nước sinh hoạt cho Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông (Công ty thủy lợi) quản lý, vận hành. Sau khi tiếp nhận, Công ty Thủy lợi đã nhanh chóng rà soát, kiểm tra, đánh giá lại hiện trạng các công trình để từ đó có những điều chỉnh phù hợp trong việc khai thác, vận hành các công trình trên...

Qua đó có thể thấy, việc đầu tư xây dựng công trình nước sinh hoạt thì dễ, nhưng quản lý vận hành sau đầu tư mới khó. Do đó, để các công trình nước phát huy hiệu quả cần phải kiểm kê lại toàn bộ tính hiệu quả của các công trình, từ đó, chuyển giao cho các đơn vị chuyên môn về nước sạch quản lý vận hành thì hiệu quả công trình mới được bền vững...

Tin cùng chuyên mục
Nghệ An: Thí điểm phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG - Ưu tiên địa bàn nhiều vướng mắc

Nghệ An: Thí điểm phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG - Ưu tiên địa bàn nhiều vướng mắc

Nguồn vốn lớn, nhiều nội dung không sử dụng hết nguồn vốn, thậm chí khó giải ngân do không đủ điều kiện… là những khó khăn đang hiện hữu trong thực hiện các Chương trình MTQG tại một số huyện biên giới ở Nghệ An. Đó cũng là lí do mà UBND tỉnh này đang trình HĐND tỉnh thông qua nội dung thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG, nhằm giải quyết các vướng mắc.
Tin nổi bật trang chủ
Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại thành phố Thủ Đức

Tin tức - Minh Thu - 16:08, 05/09/2024
Tp. Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) vừa phối hợp Trung tâm Phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan và phường Thảo Điền, An Khánh tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà sàn Điện Biên tại công viên đường Võ Nguyên Giáp, Tp. Thủ Đức.
Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Phố núi Pleiku (Gia Lai) nô nức ngày hội khai trường

Giáo dục - Ngọc Thu - 16:06, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí rộn ràng của ngày hội khai trường, thầy và trò phố núi Pleiku (Gia Lai) đã nô nức đón chào năm học mới 2024 - 2025.
Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Bé trai tử vong nghi do bị bạo hành tại điểm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật

Pháp luật - Ngọc Thu - 16:02, 05/09/2024
Ngày 5/9, UBND phường Ia Kring (Tp. Pleiku, Gia Lai) có báo cáo nhanh vụ việc một em nhỏ chết chưa rõ nguyên nhân tại số 57 Trần Nhật Duật (phường Ia Kring). Đây là địa điểm được cá nhân mở ra trông coi trẻ khuyết tật có hộ khẩu ở Tp. Pleiku và các huyện.
Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm, Lạng Sơn năm 2024 sẽ được tổ chức vào tháng 10

Tin tức - Thúy Hồng - 15:55, 05/09/2024
UBND huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Thảo nguyên Đồng Lâm năm 2024.
VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

VĐV Lê Văn Công giành Huy chương Đồng tại Paralympic Paris 2024

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 15:53, 05/09/2024
Đô cử Lê Văn Công vừa xuất sắc đem về tấm Huy chương Đồng ở môn cử tạ Paralympic Paris 2024. Đây cũng là chiếc huy chương đầu tiên của Đoàn thể thao người khuyết tật Việt Nam tại Đại hội lần này.
Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3. Hội ngộ trải nghiệm du lịch đất Võ. Khôi phục nghề dệt thổ cẩm của người La Chí. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Nhiều bất ngờ trong danh sách đề cử Quả bóng Vàng 2024

Thể thao - Hoàng Minh - 15:50, 05/09/2024
Tạp chí France Football (Pháp) đã chính thức công bố danh sách 30 ứng viên cho cuộc đua Quả bóng Vàng (Ballon D'Or) 2024. Ngoài hai siêu sao Cristiano Ronaldo và Lionel Messi, danh sách này cũng vắng bóng nhiều hảo thủ tạo ra không ít ý kiến trái chiều.
Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng

Vườn thuốc quanh ta - Như Ý - 15:49, 05/09/2024
Trà hoa vàng hay còn có tên gọi khác là chè hoa vàng, kim hoa trà, trà trường thọ, trà rừng… có vị ngọt, tính bình, hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ. Trà hoa vàng có nhiều tác dụng với sức khỏe như thanh lọc cơ thể, giải độc, giảm căng thẳng và Stress, giảm Cholesterol xấu trong máu, duy trì vẻ đẹp trẻ trung, hỗ trợ điều trị ung thư, bảo vệ tim mạch, giúp hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cân… Sau đây là một số bài thuốc dân gian từ cây trà hoa vàng mời các bạn tham khảo.
Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Bắc Ninh đón khoảng 60.000 lượt du khách dịp nghỉ Lễ Quốc khánh

Trang địa phương - Xuân Hải - 15:47, 05/09/2024
Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh, cho biết, trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, lượng khách du lịch đến Bắc Ninh ước đạt 60.000 lượt, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023; doanh thu du lịch ước đạt 42 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.
Canh tác nông nghiệp thuận lợi với

Canh tác nông nghiệp thuận lợi với "túi khôn" 4.0

Kinh tế - Vĩnh Sơn - 15:45, 05/09/2024
Tích hợp những công nghệ tiên tiến hàng đầu như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big DATA)... nền tảng mobiArgi giúp nhà nông nâng cao hiệu suất canh tác, tạo ra sự đột phá về chất lượng cây trồng, từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Lễ khai giảng ở những vùng đất còn nhiều khó khăn

Giáo dục - Minh Thu - 15:42, 05/09/2024
Sáng 5/9, hòa chung không khí vui tươi, phấn khởi của Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025, các thầy, cô giáo, các em học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cũng rất hân hoan chào đón năm học mới với những niềm tin mới.