Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Thơ lẩu” trước nguy cơ mai một

PV - 10:24, 25/09/2018

Đời sống tinh thần của đồng bào Tày, Nùng vùng Bắc Kạn đặc biệt phong phú với hệ thống thơ ca, sli lượn… được ghi chép hoặc truyền khẩu từ ngàn đời. Tuy nhiên hiện nay, một số hình thức cũng như nội dung diễn xướng đã dần mai một, thậm chí biến mất trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào, điển hình như “thơ lẩu”- thơ hát trong đám cưới của người Tày, Nùng.

Thơ lẩu Đoàn đón dâu nhận nước nhà gái trong một đám cưới người Tày ở huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

“Thơ lẩu” qua lời kể nghệ nhân

Đến nhà cụ Cắm, một nghệ nhân nức tiếng về hát “thơ lẩu” của vùng Tày Đại Sảo thuộc huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn vào đúng ngày nhà cụ làm lễ giải hạn, nhờ đó chúng tôi có dịp được gặp gỡ các cụ cao niên ở một số vùng lân cận như Bản Duồng, Yên Mĩ, Yên Nhuận… tụ về.

Cụ Cắm-tên đầy đủ là Nguyễn Thị Cắm, năm nay tuổi đã cận bách niên. Ở vào cái ngưỡng như cụ, về trí nhớ có lẽ ít ai bì nổi, cụ còn thuộc nằm lòng cả ngàn câu thơ lẩu. Ngồi với chúng tôi, cụ Cắm say sưa kể về những cuộc đưa dâu mà cụ làm pả mè. Cụ cho biết, pả mè vốn không phải một nghề, song để làm được pả mè, cần thuộc rất nhiều bài thơ lẩu và phải học khá sớm. Cứ sau mỗi ngày làm lụng vất vả, những cháu gái tuổi từ mười hai đến mười lăm trong bản lại quây quần bên bếp lửa của nhà một pả mè nào đó để học hát thơ.

Thơ lẩu Cụ Nguyễn Thị Cắm, 96 tuổi say sưa kể về những câu hát đưa dâu trong đám cưới người Tày.

Thơ lẩu có rất nhiều bài, gần như xuyên suốt cuộc cưới, pả mè đều phải hát thơ, hát để xin bỏ chướng ngại vật trên đường, hát thơ từ chối khéo chén rượu nhà trai chuốc, hát xin rửa chân lên cầu thang nhà trai, hát xin trải chiếu, hát xin được ngồi, hát cảm ơn nhà trai mời cơm, mời nước, hát nhắn nhủ con trẻ khi trao dâu…. do đó đòi hỏi pả mè phải là người được đào tạo kỹ lưỡng về lề lối hát, có đạo đức, đoan chính. Đặc biệt, người được chọn làm pả mè cho các cuộc đưa dâu phải là người hoạt ngôn để có thể đối đáp lại kịp thời, sâu sắc những câu ghẹo, những câu khó mà nhà trai đưa ra để thử tài đoàn nhà gái.

Theo cụ Cắm, đám cưới của người Tày là cuộc vui đúng nghĩa, vừa là sự hoan hỷ của hai bên nhà trai, nhà gái khi dựng vợ gả chồng cho con trẻ, vừa là cuộc thi tài đối đáp bằng thơ đặc biệt hấp dẫn của quan viên hai họ. Qua đó cũng thấy được đức hạnh, phẩm giá của cô dâu khi bên cạnh luôn có những người tài giỏi, linh hoạt và phép tắc chỉnh trang.

Thơ lẩu Chăng dây chắn đường mời rượu trong một đám cưới người Tày tại xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Chỉ còn “vang bóng một thời”

Ở vùng cộng đồng người Tày tỉnh Bắc Kạn, cụ Cắm là người giữ cả gia tài phong phú di sản thơ lẩu, nhưng bây giờ cụ chẳng biết để lại cho ai. Những câu thơ cũng lặng lẽ như những pả mè vùng Tày của huyện Chợ Đồn hôm nay vậy. Cụ buồn lắm! Khoảng 20 năm nay rồi, chẳng còn tìm đâu một đám cưới có hát thơ nữa. Trẻ giờ cũng chẳng ai tìm các pả mè học hát. Đám cưới ngày nay, khi đoàn đưa dâu đến, đại diện hai họ phát biểu vài câu cho xong chứ không hào hứng như trước. Sách về hát thơ lẩu hiện cũng tứ tán nhiều nơi, trẻ con vớ được gấp máy bay, thuyền giấy hoặc mối xông hư hỏng cả.

Thầy tào Ngoạn, một thầy tào cao tay được mời về làm lễ giải hạn cho nhà cụ Cắm chia sẻ, bản thân ông trước khi làm thầy tào, thực hành các nghi lễ tâm linh cũng đã một thời làm Quan làng (trưởng đoàn đón dâu cho nhà trai) người đối đáp thơ chính với pả mè đoàn nhà gái. Ông cũng đã cất công sưu tầm được rất nhiều bài thơ lẩu đặc sắc của vùng Tày Đại Sảo cũng như khu Bắc, Khu Nam của huyện Chợ Đồn. Tuy nhiên hiện nay, rất ít người còn biết, còn thuộc thơ lẩu. Vừa nói, thầy vừa lần trong túi nải ra 2 cuốn thơ lẩu được chép tay đưa cho chúng tôi và dặn: “Nhà báo xem cái này có giúp ích được gì không? Đây là hai cuốn ghi chép những bài thơ lẩu mà tôi sưu tầm được ở vùng Tày Đại Sảo và Đồng Lạc cách đây mấy mươi năm, nó vẫn nằm im trong túi nải này vì lâu lắm chưa có dịp nào dùng đến”…

Nghe lời căn dặn đầy trách nhiệm của tào Ngoạn khi giao hai cuốn thơ lẩu ông luôn cất giữ bên mình, tôi chẳng biết phải nói sao để an lòng các cụ. Mong rằng, các nhà quản lý văn hóa cũng như Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bắc Kạn quan tâm hơn đến loại hình nghệ thuật dân gian này để thơ lẩu có thể phục sinh trong các sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Tày nơi đây.

HOÀNG CHIẾN THẮNG

Tin cùng chuyên mục
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.
Tin nổi bật trang chủ
Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sáng 20/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa xét xử vụ án "Rửa tiền", 'Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và những người liên quan.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Thời sự - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Ngày 20/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024. Tham dự có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Tin tức - Minh Thu - 1 giờ trước
Đó là thông tin được Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây.
Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Khánh Sơn - 4 giờ trước
Tiếp nối những kết quả hợp tác đã đạt được trong năm 2023 và để cụ thể hóa các nội dung đã ký kết giữa hai bên, mới đây, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tập đoàn VNPT đã tổ chức Hội nghị ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024.
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 7 giờ trước
Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 7 giờ trước
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man United hành quân đến làm khách tại sân của Brighton. Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng đội chủ nhà không thể giành chiến thắng trong trận chia tay giải đấu cao nhất xứ sương mù.
Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Tin tức - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã nghe trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 9 giờ trước
Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Sức khỏe - PV - 9 giờ trước
Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.