Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thói quen dùng nhiều rượu của đồng bào vùng DTTS, miền núi: Hậu quả khó lường

PV - 18:05, 16/01/2018

Chuẩn bị đón Tết cổ truyền, bà con các dân tộc ở các huyện vùng cao đã lo ủ, cất rượu từ mấy tháng nay. Mỗi nhà dù giàu hay nghèo trong nhà đều có từ 2-5 chum rượu để đãi khách trong 3 ngày Tết. Đây là nét văn hóa truyền thống từ bao đời nay; nhưng việc sử dụng nhiều rượu, nhất là rượu không rõ nguồn gốc, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Rượu là một trong những mặt hàng không thể thiếu ở các phiên chợ vùng cao. Rượu là một trong những mặt hàng không thể thiếu ở các phiên chợ vùng cao.

 

Thiếu nước, không thiếu rượu!

Nằm nơi cuối núi, thôn Trù Sán gần như tách biệt hoàn toàn với trung tâm xã Sơn Vỹ, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Nếu như Sơn Vỹ là xã khó khăn nhất của huyện Mèo Vạc thì Trù Sán là thôn xa xôi nhất của xã Sơn Vỹ. Tuyến đường dân sinh từ trung tâm xã vào Trù Sán dài 13km cheo leo bên sườn đá, chỉ có thể đi bộ. Cũng vì thế mà bao đời nay, thôn Trù San chưa hề vọng tiếng còi xe máy.

Nhưng cái khổ nhất của 27 hộ/141 nhân khẩu đồng bào dân tộc Mông ở Trù Sán là thiếu nước sinh hoạt. Dù rằng, đối diện thôn là Nhà máy thủy điện Nho Quế 3, dưới chân núi là dòng sông Nho Quế uốn lượn...

Năm 2017, mưa lớn bất thường trong các tháng 6, 7, 8 đem lại lượng nước đủ cho nhân dân Trù Sán sinh hoạt và sản xuất. Nhưng từ cuối tháng 9 (đến tháng 5 năm sau), Trù Sán bước vào mùa khô. Theo “lệ” cũ, bà con lại xuống núi gùi nước lên để dùng, mỗi lần lên xuống cũng phải mất vài tiếng đồng hồ để gùi khoảng 20 lít nước.

Không đủ nước sinh hoạt, ấy nhưng trong nhà ai cũng có rượu. Vào nhà anh Ly Mý Vàng, hộ nghèo của Trù Sán-mà cả thôn thì hộ nào cũng thuộc diện nghèo, chúng tôi được mời chén rượu thay nước. Anh Vàng bảo: “Ở đây không có nước đâu, rượu mua ở chợ phiên đấy, chỉ dành để tiếp khách thôi”.

Cái bụng của bà con thật thà là vậy, nhưng ngẫm kỹ thấy nhói lòng. Cuộc sống còn quá đỗi khó khăn, đến nước sinh hoạt còn thiếu trầm trọng; vậy nhưng rượu vẫn là thức uống không thể thiếu của mỗi gia đình nơi thâm sơn này.

Nhưng đâu chỉ có Trù Sán, ở các bản vùng cao của xã Sơn Vỹ, rồi cả xã Giàng Chứ Phìn, Cán Chứ Phìn, Lũng Phù, Khâu Vai,… của huyện Mèo Vạc thường xuyên lâm vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Những chiếc hồ treo được xây dựng đã góp phần giải cơn khát cho bà con; nhưng người dân ở những bản vùng sâu, núi cao cũng phải mất hàng giờ đi bộ để gùi nước về sử dụng.

Ấy vậy, nước thì có thể thiếu nhưng rượu vẫn luôn… đủ dùng. “Khách đến nhà không trà thì rượu”; hơn nữa, theo phong tục, tập quán của người vùng cao, khách đến nhà không có chén rượu thì gia chủ không làm trọn vai trò; gia chủ mời chén rượu mà khách không uống thì gia chủ không vui. Người vùng cao là thế.

Thói quen khó bỏ

Rời Trù Sán, chúng tôi mang theo trong lòng những ray rứt. Việc Trù Sán cũng như những bản làng vùng cao khác của huyện Mèo Vạc thiếu nước sinh hoạt đã được nói nhiều; hay tình trạng thiếu nước nhưng không thiếu rượu trong cuộc sống của bà con cũng chẳng phải là chuyện mới. Ray rứt là ở chỗ, rượu bà con sử dụng hằng ngày có từ đâu?

Như chia sẻ của Trưởng thôn Trù Sán, ông Lầu Mí Và, 27 hộ trong thôn đều là hộ nghèo, trong đó có 3 hộ thuộc diện đặc biệt nghèo. Trù Sán toàn đá núi nên mỗi năm chỉ trồng được một ít ngô, xen một ít đỗ tương nên thường xuyên lâm vào thiếu đói. Một năm, bình quân một hộ ở Trù Sán được cấp 90kg gạo để cứu đói. Số gạo ấy chưa đủ ăn, hơn nữa thiếu nước thì lấy gì để mà nấu rượu.

Không nấu được thì chỉ có đi mua ở các chợ phiên. Mà chợ phiên vùng cao chỉ họp mỗi tuần một lần, có nơi một tháng mới họp một lần. Với vùng xa như thôn Trù Sán, để về trung tâm xã Sơn Vỹ cũng phải đi bộ hơn 3 tiếng đồng hồ. Do đó, đến phiên chợ thì phải mua sắm để tích trữ. Tiền không có nhiều nên chỉ có thể mua rượu rẻ, rượu không rõ nguồn gốc, ấy là điều chắc chắn.

Cũng may, như chia sẻ của Trưởng thôn Lầu Mí Và, trong thôn chưa xảy ra trường hợp nào ngộ độc rượu. Nhưng đó là may mắn, ai biết trước được. Những vụ ngộ độc do sử dụng rượu không rõ nguồn gốc đang được nâng mức cảnh báo ở các địa bàn vùng cao. Ngay ở Hà Giang, vụ việc ngộ độc tập thể xảy ra tại bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải (huyện Hoàng Su Phì) mà nguyên nhân là do người dân uống phải rượu có nồng độ methanol quá cao, làm gần chục người tử vong, hơn 100 người bị ảnh hưởng vẫn là tiếng chuông báo động đỏ.

Ai cũng biết, rượu gây ra nhiều tác hại, thế nhưng điều đáng buồn là bây giờ rượu vẫn hiện hữu trong hầu hết các bản làng, các gia đình ở vùng cao. Không khó để nhận thấy trong mỗi việc vui, việc buồn, phiên chợ, lễ hội, ngay cả khi kết thúc buổi lên nương, ra đồng của bà con, rượu tồn tại như một thói quen ngàn đời khó bỏ. Những câu chuyện buồn từ rượu ở vùng cao vì vậy vẫn cứ treo lơ lửng.

SỸ HÀO

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 15 giờ trước
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.
Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết từ hoạt động kết nghĩa

Kinh tế - Minh Thu - 15 giờ trước
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa với các thôn, làng đồng bào DTTS ở tỉnh Gia Lai đã phát huy tinh thần trách nhiệm, bám nắm địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cơ sở.
Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Lâm Đồng chuyển hoá thành công 2 thị trấn trọng điểm về an ninh trật tự

Pháp luật - Minh Nhật - 15 giờ trước
Ngày 10/5, Ban chỉ đạo 138 tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định đưa thị trấn Mađaguôi (huyện Đạ Huoai) và thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) ra khỏi danh sách xã, phường, thị trấn trọng điểm phức tạp về trật tự, an toàn xã hội. Đây là 2 địa bàn được lựa chọn để chuyển hóa địa bàn trong năm 2023.
Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Cao Bằng: Tạo sự đồng thuận, thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 15 giờ trước
Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa phương trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã và đang tích cực triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Chương trình đã huy động sự vào cuộc, tạo sự thống nhất, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân.
Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Hỗ trợ công tác nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 15 giờ trước
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1255/QĐ-BVHTTDL về tổ chức hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một tại Yên Bái, Vĩnh Phúc và Trà Vinh.
Tin trong ngày - 10/5/2024

Tin trong ngày - 10/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 10/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”. Lào Cai siết chặt dịch vụ cho người nước ngoài thuê xe máy ở Sa Pa. Người gìn giữ và trao truyền nghệ thuật trình diễn múa Trống Đu của dân tộc Mường. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ DTTS tỉnh Quảng Bình

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 15 giờ trước
Ngày 10/5, Ban Quản lý dự án Pháp ngữ (Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Quảng Bình) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Bình tổ chức hội thảo giới thiệu dự án “Cải thiện khả năng tiếp cận đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trao quyền kinh tế, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới cho phụ nữ, nữ học sinh người DTTS Bru Vân Kiều xã Lâm Thủy, Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình”.
Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Bình Định: Hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền

Thể thao - PV - 16 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn vừa ký văn bản giao Sở Văn hoá và Thể thao (VH&TT) chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài chính, các ngành liên quan thống nhất đề xuất quy định nội dung và mức chi hỗ trợ kinh phí các lò võ, võ đường, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Đắk Lắk: Trao 9 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Xã hội - Lê Hường - 16 giờ trước
Ngày 10/5, Công an thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND thị xã tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn thị xã.
Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Chương trình nghệ thuật “Làng Sen nuôi chí lớn”

Tin tức - Nguyệt Anh - 20:39, 10/05/2024
Cầu truyền hình "Làng Sen nuôi chí lớn" là chương trình nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024) đã giúp thế hệ hôm nay và mai sau cảm nhận rõ nét, chân thực hơn về thời thơ ấu, những mảnh đất gắn bó với Bác cũng như sự hình thành nên bậc vĩ nhân, Danh nhân văn hóa thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh vô vàn kính yêu của dân tộc ta.
Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắp diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 20:31, 10/05/2024
Thông tin từ Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XV sẽ diễn ra từ ngày 14-16/5/2024 tại Trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng các dân tộc huyện A Lưới (thị trấn A Lưới, huyện A Lưới).