Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thủ tướng: Lấy thực tiễn làm thước đo để nghiên cứu sửa Luật Đất đai

PV - 16:10, 09/06/2023

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật khó, nhạy cảm, phạm vi rộng, đối tượng nhiều, thời gian dài, vừa phải xử lý những vấn đề bất cập trước đây, vừa giải quyết việc hiện tại, nhưng phải có tầm nhìn trong tương lai. Chính phủ sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp, tiếp thu tối đa ý kiến hợp lý để hoàn thiện dự án luật rất quan trọng này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dự án Luật Đất đai là đạo luật rất quan trọng, nên các đại biểu cần rà soát xem luật bám sát chủ trương đường lối của Đảng và góp phần tháo gỡ vướng mắc từ thực tiễn - Ảnh: VGP
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dự án Luật Đất đai là đạo luật rất quan trọng, nên các đại biểu cần rà soát xem luật bám sát chủ trương đường lối của Đảng và góp phần tháo gỡ vướng mắc từ thực tiễn - Ảnh: VGP

Sáng 9/6, phát biểu thảo luận tại tổ Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, dự án Luật Đất đai là đạo luật rất quan trọng nên các đại biểu cần rà soát xem luật bám sát chủ trương đường lối của Đảng và góp phần tháo gỡ vướng mắc từ thực tiễn.

Rà soát lại phân cấp, phân quyền

Nhấn mạnh bám sát thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo để nghiên cứu sửa luật, Thủ tướng đồng thời cho rằng không thể đòi hỏi một lần sửa đổi giải quyết được hết vướng mắc, bao phủ được hết góc cạnh của cuộc sống, nhưng phải cố gắng giải quyết được những vướng mắc, bất cập trong khai thác, sử dụng nguồn lực đất đai, vì đây là nguồn lực quan trọng của đất nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, dự án luật vừa phải giải quyết vấn đề có tính thực tiễn, vừa phải có tầm nhìn mang tính dự báo, từ đó sửa đổi mang tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược hơn để khi luật ra đời đáp ứng được mong mỏi của nhân dân.

Khẳng định với hơn 12 triệu lượt ý kiến góp ý vào dự thảo chứng tỏ sự quan tâm của nhân dân và rất nhiều việc cần giải quyết, Thủ tướng mong Luật khi được Quốc hội ban hành góp phần quan trọng trong giải phóng nguồn lực đất đai, bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư.

Bày tỏ tán thành với ý kiến của đại biểu Quốc hội rằng cần rà soát lại các quy định liên quan phân cấp, phân quyền, bởi thực tế đang rất vướng, Thủ tướng cho rằng có việc hiện qua quy trình nhiều bước nên mất rất nhiêu thời gian, làm lãng phí nguồn lực và cơ hội.

"Phân cấp, phân quyền phải được quy định trong luật thì Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mới làm được. Việc này phải đi đôi với phân bổ nguồn lực và nâng cao khả năng thực thi của đơn vị được phân cấp; tăng cường kiểm tra, giám sát. Nếu không tăng cường kiểm tra, giám sát có khi lại đi chệch hướng, không đi đúng mục tiêu", Thủ tướng nói.

Nêu quan điểm phải mạnh dạn phân cấp, phân quyền, Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn chứng một số tỉnh, thành phố khi được xem xét cơ chế, chính sách đặc thù đều đề xuất việc phân cấp, chứng tỏ đây là vướng mắc từ thực tiễn, chứ không còn là cơ chế ưu đãi.

Thủ tướng đề nghị các đại biểu Quốc hội ủng hộ phân cấp, phân quyền, "tất nhiên đến mức độ nào phù hợp với trình độ quản lý ở mỗi cấp. Ta phải tin tưởng chứ, vì có Đảng lãnh đạo, có cơ quan Nhà nước, có các đoàn thể… làm công tác kiểm tra, giám sát. Rà soát phân cấp, phân quyền xem dự thảo luật thiết kế được chưa", Thủ tướng nêu ý kiến.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng, có nhiều vấn đề cần tháo gỡ để giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, giảm đi lại và những chi phí không cần thiết cho người dân.

Việc kéo dài làm mất chi phí, mất thời gian và mất luôn cơ hội của người dân, doanh nghiệp, do đó cần ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào quản lý đất đai.

Khẳng định nhiều thủ tục hành chính vì quy định quá nhiều tầng nấc, Thủ tướng mong các đại biểu Quốc hội từ báo cáo thẩm tra và tờ trình của Chính phủ tiếp tục rà soát trên tinh thần cắt giảm.

"Chúng tôi rất trăn trở về thủ tục hành chính, không chỉ thủ tục hành chính đất đai đâu, nhưng có lẽ đất đai có rất nhiều thủ tục hành chính cần tháo gỡ. Làm sao để giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ, giảm đi lại cho người dân, giảm những chi phí không cần thiết cho người dân, doanh nghiệp. Rất cần ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào quản lý đất đai", Thủ tướng trăn trở.

Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp, tiếp thu tối đa ý kiến hợp lý để hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) - Ảnh: VGP
Thủ tướng cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp, tiếp thu tối đa ý kiến hợp lý để hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) - Ảnh: VGP

Quy hoạch đất phải có tầm nhìn dài hạn

Liên quan quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Thủ tướng cũng cho rằng cần quy định rõ thẩm quyền, phân cấp, phân quyền và giảm thủ tục hành chính. Quy hoạch đất vừa giải quyết vấn đề trước mắt vừa có tầm nhìn dài hạn để phát triển bền vững, lâu dài.

"Đất đai không thể sinh ra, phải sử dụng, khai thác sao cho hiệu quả, gồm cả không gian trên trời, mặt đất và không gian ngầm, rồi liên quan cả không gian biển như vấn đề lấn biển, lấp biển thế nào để vừa giữ môi trường, vừa đảm bảo sự phát triển của đất nước. Phải sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất đai; làm thế nào cho phù hợp phải có đánh giá. Quy hoạch đất vừa giải quyết vấn đề trước mắt vừa có tầm nhìn dài hạn để phát triển bền vững, lâu dài", Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ.

Vấn đề tiếp theo được Thủ tướng đặt ra là việc thu hồi đất và tái định cư. Đây là nội dung được người dân và cử tri quan tâm nhiều.

"Quan điểm của Đảng rất rõ: Khi thu hồi đất, thực hiện tái định cư thì làm sao người dân nhường đất chuyển đi nơi khác được đảm bảo bằng hoặc hơn nơi ở cũ. 'Bằng' hoặc 'hơn' thế nào thì luật cần lượng hoá. Điều kiện của từng khu vực, từng địa phương có khác nhau nên phải phân cấp để chủ động", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng chia sẻ về vấn đề định giá đất - cũng được cử tri quan tâm. Tuy nhiên, định giá như thế nào cho phù hợp thì là vấn đề khó, thị trường luôn lên xuống nên tuân thủ thị trường thì có can thiệp gì khi cần thiết không?

"Phải cân đối, cần có công cụ của Nhà nước để thị trường phát triển lành mạnh nhưng không tạo nên xáo trộn, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp khi phải nhường đất để triển khai các dự án. Cái này là khó. Không lượng hoá ra được sẽ dễ dẫn đến không bám sát thực tế và tùy tiện, dẫn đến sai", Thủ tướng lưu ý.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh cần nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa chính, có cơ sở dữ liệu về đất đai mang tính chất bao quát, có thể liên thông tra cứu để tham khảo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật khó, nhạy cảm, phạm vi rộng, đối tượng nhiều, thời gian dài, vừa phải xử lý những vấn đề bất cập trước đây, vừa giải quyết việc hiện tại nhưng phải có tầm nhìn trong tương lai.

Vì vậy, Thủ tướng mong đại biểu Quốc hội phát huy trí tuệ, đầu tư thêm thời gian, công sức, chắt lọc từ hàng nghìn trang tài liệu, hàng triệu ý kiến nhân dân để xây dựng Luật chất lượng, đáp ứng nhu cầu cuộc sống, có tầm nhìn và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Chính phủ sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp, tiếp thu tối đa ý kiến hợp lý để hoàn thiện dự án luật rất quan trọng này.

Tin nổi bật trang chủ
Đắk Nông: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân giao nộp vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Đắk Nông: Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân giao nộp vũ khí vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ

Pháp luật - Lê Hường - Quỳnh Minh - 2 giờ trước
Những năm gần đây, lực lượng Công an trên địa bàn Đắk Nông đã nỗ lực triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, vận động, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Bằng nhiều hình thức, cách làm sáng tạo phù hợp với đặc điểm tình hình địa bàn, nhiều người dân tình nguyện giao nộp vũ khí, góp phần giữ gìn ANTT ở từng thôn, buôn, bon và hạn chế các tai nạn đáng tiếc trong Nhân dân do sử dụng súng tự chế.
Chung tay vì mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân

Chung tay vì mục tiêu Bảo hiểm y tế toàn dân

Tin tức - Minh Thu - 2 giờ trước
Ngày 16/6/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 823/QĐ-TTg về Ngày BHYT Việt Nam. Theo đó, ngày 1/7 hằng năm trở thành Ngày BHYT Việt Nam với mục tiêu nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức, cá nhân trong thực thi chính sách, pháp luật về BHYT, thực hiện BHYT toàn dân.
Diện mạo mới trên bản người Mảng

Diện mạo mới trên bản người Mảng

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - 2 giờ trước
Pá Sập thuộc xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu là bản có đông đồng bào Mảng sinh sống. Pá Sập từng là bản khó khăn, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Lai Châu thông qua các chương trình, dự án, chính sách dân tộc, cuộc sống của đồng bào Mảng cũng như diện mạo cơ sở hạ tầng của bản đang dần đổi thay.
Dự án

Dự án "GenZ dệt ZènG": Lan tỏa và phát triển văn hóa dân tộc Tà Ôi

Tin tức - Vàng Ni - 2 giờ trước
Dự án nhằm mục tiêu góp phần bảo tồn và lan tỏa nét đẹp di sản văn hóa và nâng cao nhận thức của người trẻ về Zèng, đồng thời khuyến khích thế hệ trẻ tìm hiểu về văn hóa dệt Zèng và di sản văn hóa Việt Nam nói chung thông qua nhiều hoạt động nổi bật.
Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Nhân chuyến thăm chính thức Hàn Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn Thông cáo báo chí chung Việt Nam - Hàn Quốc.
Tin trong ngày - 1/7/2024

Tin trong ngày - 1/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Ra quân điều tra, thu thập thông tin về kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2024. Lạng Sơn: Hai vợ chồng tử vong do ngạt khí. Già làng... "trẻ" người Ca Dong. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc: Việt Nam sẽ tăng trưởng cao nhất khu vực

Nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc: Việt Nam sẽ tăng trưởng cao nhất khu vực

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều 2/7, tại Thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc Kim Jin Pyo, nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc.
Đại hội DTTS tỉnh Quảng Nam lần thứ IV sẽ được tổ chức trong tháng 9/2024

Đại hội DTTS tỉnh Quảng Nam lần thứ IV sẽ được tổ chức trong tháng 9/2024

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 3 giờ trước
Thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết: Sau ba tháng nỗ lực triển khai, Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã hoàn tất.
Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024 được tổ chức vào tháng 8

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024 được tổ chức vào tháng 8

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Đây là nội dung được thống nhất tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Lào Cai lần thứ IV, năm 2024, được tổ chức ngày 1/7.
Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an

Vietcombank là ngân hàng đầu tiên khai thác Dịch vụ xác thực điện tử của Bộ Công an

Kinh tế - Khánh Sơn - 3 giờ trước
Chiều ngày 01/7/2024, tại trụ sở Bộ Công an (số 47 Phạm Văn Đồng, Hà Nội), trong khuôn khổ “Lễ phát động triển khai Luật Căn cước năm 2023 và Nghị định số 69/2024/NĐ-CP về Định danh và xác thực điện tử”, đã diễn ra lễ ký kết “Dịch vụ xác thực điện tử” giữa Vietcombank và Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (RAR) thuộc Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư - Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) - Bộ Công an.
Ngân hàng CSXH: Trên 1,3 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn trong 6 tháng đầu năm

Ngân hàng CSXH: Trên 1,3 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn trong 6 tháng đầu năm

Tin tức - Phan Anh –Mai Hương - 3 giờ trước
Mới đây, tại Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2024. Bí thư Đảng ủy Ngân hàng CSXH, Ủy viên HĐQT - Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng chủ trì Hội nghị. Hội nghị được triển khai trực tuyến đến các điểm cầu tại Ngân hàng CSXH các tỉnh, thành phố và cấp huyện.