Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thúc đẩy xuất khẩu lao động ở các huyện nghèo: Lợi ích “kép” (Bài 2)

Thi Thi - 07:16, 06/11/2022

Đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài, không chỉ giúp lao động người DTTS có thu nhập mà còn có điều kiện để nâng cao trình độ, tiếp cận kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Lực lượng lao động này sau khi về nước cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Lao động tham gia XKLĐ với kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Ảnh minh họa)
Lao động tham gia XKLĐ với kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. (Ảnh minh họa)

“Cõng” chính sách về tận thôn bản

Năm 2010, anh Giàng A Tắc, dân tộc Mông, ở xã Sín Chén, huyện Si Ma Cai, (Lào Cai) hoàn thành nghĩa vụ quân sự, trở về địa phương. Nhà có 10 anh chị em, kinh tế khó khăn nên sau khi xuất ngũ, Tắc chưa biết con đường phía trước mình sẽ đi như thế nào.

Được tư vấn từ chính quyền xã về chính sách hỗ trợ đi xuất khẩu lao động (XKLĐ), Tắc đăng ký và được xuất cảnh sang làm việc tại Nhật Bản theo diện tu nghiệp sinh. Mọi chi phí học tập, đào tạo kỹ năng và tìm hiểu văn hóa nước sở tại trước khi sang Nhật đã được Nhà nước hỗ trợ, lại được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách Xã hội với lãi suất ưu đai.

Sang Nhật, Giàng A Tắc làm trong lĩnh vực xây dựng, với thu nhập 25 – 30 triệu đồng/tháng. Sau khi hết hạn hợp đồng, về nước, Tắc cũng đã gom được cho mình vốn liếng gần 600 triệu đồng. Tắc quyết định mua xe tải để chạy hàng, bảo đảm sinh kế ổn định cho tương lai của mình.

Thời gian qua, ở các huyện nghèo đã tích cực “cõng” chính sách hỗ trợ XKLĐ. (Trong ảnh: Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang tổ chức tư vấn XKLĐ cho lao động có nhu cầu trên địa bàn - Ảnh: TL)
Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tích cực “cõng” chính sách" hỗ trợ XKLĐ đến người dân ở các huện nghèo (Trong ảnh: Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang tổ chức tư vấn XKLĐ cho lao động có nhu cầu trên địa bàn - Ảnh: TL)

Giàng A Tắc là một trong những lao động người DTTS đầu tiên ở các huyện nghèo 30a được tiếp cận chính sách hỗ trợ XKLĐ theo Đề án “Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009 - 2020” được phê duyệt tại Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg, ngày 29/4/2009 (gọi tắt là Đề án 71). Sau khi có Đề án 71, các huyện nghèo 30a (quy định tại Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, ngày 27/12/2008 của Chính phủ) đã tích cực phổ biến chính sách, quyết liệt triển khai công tác đưa lao động người DTTS đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

“Lao động DTTS đi làm việc ở nước ngoài về quê tạo ra thu nhập khá, đây là điều kiện để có thể phát triển kinh tế gia đình. Thậm chí, nhiều lao động khởi nghiệp, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương”.
Ông Nguyễn Gia Liêm - Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội)
Phát biểu tại “Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tại một số huyện nghèo” tổ chức ở huyện Mường Khương, Lào Cai ngày 13/10/2022.

Việc đưa chính sách vào cuộc sống đối với chính quyền các cấp lúc đó là không hề dễ bởi ngoài những cái “Không” của lao động người DTTS (không kỹ năng, không biết ngoại ngữ, không có vốn,…) thì tâm lý ngại đi xa là trở ngại khiến lao động người DTTS chưa mặn mà tiếp cận. Bởi vậy, công tác “cõng” chính sách về tận thôn bản được các bên liên quan quyết liệt thực hiện.

Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, chính quyền các cấp, các tổ chức, đoàn thể đã đồng bộ triển khai tư vấn, tìm kiếm thị trường xuất khẩu, đào tạo nghề, đào tạo văn hóa và trình độ ngoại ngữ,… cho lao động. Nhờ đó, chính sách hỗ trợ XKLĐ cho lao động người DTTS bắt đầu “bén rễ”.

Theo Báo cáo số 49/BC-CP ngày 6/5/2010 của Chính phủ, sau gần một năm kể từ khi Đề án 71 được ban hành, đã có khoảng 2.400 lao động ở các huyện nghèo đăng ký đi làm việc ở nước ngoài, trong đó có 1.800 người đã trúng tuyển, được các doanh nghiệp phối hợp với địa phương tổ chức hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng để xuất cảnh. Mặc dù chỉ đạt 1/5 mục tiêu của Đề án 71 trong giai đoạn 2009 – 2010, nhưng đây cũng là một kết quả ghi nhận sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong thực hiện chính sách.

Đi làm thợ, về khởi nghiệp

Từ những “hạt giống” ban đầu, con đường “đi làm thợ, về khởi nghiệp” từ XKLĐ đã được nhiều thanh niên DTTS lựa chọn. Hành trang đi làm việc ở nước ngoài của lao động người DTTS có sự đồng hành của chính sách theo Đề án 71; từ năm 2015 được tiếp thêm sức từ chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm theo nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 9/7/2015 của Chính phủ.

Theo Báo cáo số 732/BC-UBDT ngày 10/6/2021 của Ủy ban Dân tộc về Tổng kết Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020, lĩnh vực XKLĐ ở các huyện nghèo đã có chuyển biến tích cực. Trong đó, giai đoạn 2009 – 2015, tại các huyện nghèo của cả nước đã có 15.600 lao động người DTTS xuất cảnh; giai đoạn 2016 - 2020, có 6.836 lượt lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đồng thời, các địa phương cũng đã thực hiện tư vấn đi làm việc ở nước ngoài hoặc tư vấn giới thiệu việc làm sau khi về nước cho khoảng 16 nghìn lượt lao động.

Từ những “hạt giống” ban đầu, con đường “đi làm thợ, về khởi nghiệp” từ XKLĐ đã được nhiều thanh niên DTTS lựa chọn. (Ảnh minh họa)
Từ những “hạt giống” ban đầu, con đường “đi làm thợ, về khởi nghiệp” từ XKLĐ đã được nhiều thanh niên DTTS lựa chọn. (Ảnh minh họa)

Với con đường XKLĐ, nhiều lao động người DTTS đã có nguồn thu nhập khá, ổn định trong thời gian ở nước nước ngoài. Đi làm việc ở nước ngoài cũng đã giúp họ tích lũy được kinh nghiệm lao động, sản xuất tiên tiến; đồng thời “gia cố” thêm quyết tâm vươn lên giàu từ con đường ‘đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.

Anh Hoàng Văn Lập, dân tộc Thái, ở xã Xuân Lệ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) là một ví dụ. Đầu năm 2022, Lập về nước sau 5 năm làm việc tại Nhật Bản theo chương trình thực tập sinh vừa học vừa làm. Quãng thời gian làm việc trong lĩnh vực xây dựng có yêu cầu kỹ thuật cao (chống thấm nước) ở Nhật Bản, Lập không chỉ có trong tay vốn liếng khoảng 700 triệu đồng mà còn tích lũy được kỹ năng của một lao động có trình độ cao. Lập đang mong muốn được quay lại Nhật làm việc để tích lũy thêm tài chính và kinh nghiệm, với mong ước sau này về quê khởi nghiệp.

Ý tưởng “đi làm thợ, về khởi nghiệp” như anh Hoàng Văn Lập ngày càng xuất hiện nhiều hơn trong tư duy của lao động người DTTS. Thực tế cho thấy, nhiều lao động người DTTS đi làm việc ở nước ngoài trở về đã thay đổi nhận thức và tư duy, từ đó thay đổi cách thức tổ chức cuộc sống. Thay vì chỉ làm nông tại các bản làng, sau khi trở về, nhiều lao động có kỹ năng nghề, có vốn đã mạnh dạn dầu tư sản xuất kinh doanh tại quê hương hoặc đã tìm được việc làm với thu nhập ổn định trong các doanh nghiệp.

Đây cũng là mục tiêu đã được xác định khi thực hiện chính sách hỗ trợ lao động người DTTS đi XKLĐ. Ngay từ khi ban hành chính sách hỗ trợ, Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg, ngày 29/4/2009 đã đặt rõ mục tiêu của chính sách là góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động người DTTS; đồng thời nâng cao chất lượng lao động, thực hiện giảm nghèo bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Nhiều lao động người DTTS đi làm việc ở nước ngoài trở về đã thay đổi nhận thức và tư duy, từ đó thay đổi cách thức tổ chức cuộc sống. (Ảnh minh họa)
Nhiều lao động người DTTS đi làm việc ở nước ngoài trở về đã thay đổi nhận thức và tư duy, từ đó thay đổi cách thức tổ chức cuộc sống. (Ảnh minh họa)

Cùng với các giải pháp khác, chính sách hỗ trợ XKLĐ đã “thúc” quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Số liệu trong Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 được phê duyệt tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 cho thấy, tại thời điểm năm 2018, trong các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi chỉ còn 4 tỉnh/thành phố có cơ cấu nông lâm nghiệp – công nghiệp – dịch vụ; 11 tỉnh/ thành phố có cơ cấu công nghiệp – dịch vụ - nông lâm nghiệp; có hơn 30 tỉnh/thành phố có cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông lâm nghiệp…

Mặc dù lợi ích từ XKLĐ đã thấy rõ, nhưng thực tế hiện nay, số lượng lao động người DTTS đi làm việc ở nước ngoài vẫn chưa nhiều. Đây là vấn đề cần được nhìn nhận, đánh giá một cách toàn diện để làm tốt hơn công tác này, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết số 10/NQ-CP, ngày 28/1/2022 của Chính phủ.

Báo Dân tộc và Phát triển sẽ phản ánh nội dung này trong số báo tiếp theo.

Tin cùng chuyên mục
Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Chiều 3/5, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2024). Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo các cơ quan đơn vị có mối quan hệ phối hợp, triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 1 phút trước
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Tự hào Chiến sỹ Điện Biên

Thời sự - Minh Thu - 3 phút trước
Cách đây vừa tròn 70 năm, bộ đội ta đã nổ những phát súng đầu tiên mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ, tiến công tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp. Trải qua “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non”, bộ đội Việt Nam anh hùng đã vượt lên bao mưa bom, bão đạn và cắm lá cờ Quyết chiến, Quyết thắng trên nóc hầm Đờ Cát.
Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Báo động nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm, thậm chí có trường hợp tử vong tại Nha Trang (Khánh Hòa), TP.HCM, Đồng Nai thời gian qua chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể coi nhẹ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu không muốn phải trả giá, thậm chí bằng cả tính mạng.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Media - PV - 1 giờ trước
Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Kon Tum: Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc huyện Đăk Glei

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Hướng tới chào mừng kỷ niệm 50 năm chiến thắng Đăk Pék (16/5/1974 - 16/5/2024), sáng 3/5, UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc năm 2024.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Kon Tum: Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Ngày 3/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Dương Văn Trang; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy A Pớt; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Tuấn đồng chủ trì Hội nghị.
Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Lào Cai: Phấn đấu giải ngân 100% nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất Trung ương giao năm 2024

Tin tức - Thời sự - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Để triển khai, thực hiện hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) được hiệu quả, thiết thực; năm 2024, tỉnh Lào Cai phấn đấu giải ngân 100% vốn Trung ương giao.
Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Bộ Y tế đề xuất cấm nhập khẩu, kinh doanh, quảng cáo thuốc lá điện tử

Tin tức - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) vừa tổ chức cuộc họp để cung cấp thông tin về thuốc lá điện tử (TLĐT), thuốc lá nung nóng (TLNN) và tổng hợp tình hình cấp cứu các ca bệnh về thuốc lá mới nổi tại các bệnh viện.
Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Năm 2024 tỉnh Lào Cai phấn đấu giảm 30% số người tảo hôn và không có người kết hôn cận huyết thống

Chính sách dân tộc - Trọng bảo - 2 giờ trước
Tỉnh Lào Cai vừa ban hành Kế hoạch về công tác phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2024.
Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Lào Cai gặp mặt kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Chiều 3/5, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc (3/5/1946 - 3/5/2024). Dự buổi gặp mặt có lãnh đạo thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh, lãnh đạo các cơ quan đơn vị có mối quan hệ phối hợp, triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong tỉnh.