Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM ở Định Hóa: Chuyển từ “phải làm” sang “cần làm”

Nghĩa Hiệp - 15:09, 20/11/2020

Huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước củng cố và hoàn thiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) tại nhiều xã. Bằng cách xây dựng môi trường NTM gắn với đặc điểm tự nhiên, thói quen sinh hoạt sản xuất ở địa phương, đã tạo nên những xóm sạch đẹp, giữ gìn được cảnh quan môi trường và thay đổi tư duy người dân theo hướng tích cực từ “phải làm” sang “cần làm” để bảo vệ môi trường.

Người dân Định Hóa đã thay đổi tư duy từ “phải làm” sang “cần làm” để đảm bảo tiêu chí môi trường
Người dân Định Hóa đã thay đổi tư duy từ “phải làm” sang “cần làm” để đảm bảo tiêu chí môi trường

Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên hiện có 8/22 xã đạt chuẩn NTM. Trong các tiêu chí xây dựng NTM, tiêu chí số 17 về môi trường luôn là một trong những tiêu chí khó đối với địa phương. Vì vậy, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, tập quán sinh hoạt sản xuất và nguồn lực, huyện Định Hóa đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường, tạo điểm nhấn cho diện mạo nông thôn.

Anh Trịnh Đình Thân, thôn Nà Chú, xã Linh Thông - một thành viên trong tổ tự quản bảo vệ rừng cộng đồng cho biết: “Hàng tháng, tôi cùng các thành viên trong tổ vẫn duy trì các buổi tuần tra, phát quang đường rừng, nhằm kịp thời xử lý các tình huống vi phạm, cũng như giữ rừng cho thôn. Nhờ đó, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ ở thôn được bảo vệ, cây cối phát triển tốt. Nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất luôn dồi dào, không có tình trạng ô nhiễm nước đầu nguồn”.

Cùng với việc bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước, tiêu chí môi trường còn được huyện Định Hóa còn được cụ thể hóa bằng việc xây dựng các lò đốt rác cỡ nhỏ để người dân ở các địa bàn xa khu trung tâm có thể tự xử lý rác sinh hoạt gia đình. Còn đối với lượng rác thải sinh hoạt của các hộ dân ở gần trục đường chính ở các xã, chính quyền địa phương đã vận động tuyên truyền, huyện hỗ trợ kinh phí, vật tư phục vụ cho việc thu gom, vận chuyển đi xử lý tập trung tại các khu vực quy định.

Bà Định Thị Xuân, xã Quy Kỳ cho biết: “Từ ngày có xe thu rác, chở rác ra điểm tập kết, người dân trong xóm không còn vất rác bừa bãi nữa. Đường làng ngõ xóm luôn được mọi người phân công nhau quét dọn sạch sẽ. Chất lượng môi trường sống cũng được thay đổi hẳn”.

Từ các nội dung triển khai về tiêu chí môi trường ở huyện Định Hóa, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân về bảo vệ môi trường ngày càng được nâng lên. Đặc biệt, nhiều nơi người dân đã không coi việc vệ sinh, cải tạo kênh mương, cống rãnh, ao hồ, việc trồng cây, trồng hoa, cải tạo cảnh quan môi trường... là việc “phải làm”, mà là việc “cần làm” với sự tự nguyện và tinh thần trách nhiệm cao. Nhiều địa phương đã huy động sự tham gia của các bên liên quan vào công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là phát huy vai trò của cộng đồng, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về bảo vệ môi trường.

Ông Trần Trường Thọ, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Định Hóa cho biết: “Trong bộ tiêu chí về xây dựng NTM, tiêu chí số 17 - tiêu chí môi trường được xác định khó đạt nhưng dễ tụt dốc, bởi trong tiêu chí này bao gồm nhiều nội dung. Giải quyết vấn đề môi trườngkhông phải làm một lần, một đợt là xong mà phải được thực hiện thường xuyên vàliên tục. Do vậy, cùng với sự quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, trong thời gian tới, trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, huyện Định Hóa sẽ tập trung huy động sự tham gia đóng góp tích cực hơn nữa của cộng đồng, để thực hiện hiệu quả tiêu chí về môi trường, góp phần hoàn thiện NTM cấp xã, và đưa huyện về đích NTM đúng kế hoạch". 
đúng kế hoạch.
Tin cùng chuyên mục
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết những vấn cấp thiết nhất của đời sống Nhân dân vùng DTTS và miền núi Gia Lai. Qua đó, góp phần giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh

Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm (thực hiện) - 7 giờ trước
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV – năm 2024 là dịp để tỉnh Thanh Hóa tổng kết, đánh giá kết quả đạt được trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024; đồng thời ghi nhận, biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tổ chức tiêu biểu, từ đó tạo ra không khí thi đua mới trong vùng đồng bào DTTS, tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh-Trưởng ban chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS các cấp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024, để rõ hơn ý nghĩa của sự kiện chính trị - xã hội quan trọng này.
Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Kinh tế - Minh Thu - 7 giờ trước
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Vietnam Forest Certification Scheme) của Việt Nam có tên viết tắt là VFCS được xây dựng theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 1/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế, VFCS còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Xã hội - Hồng Phúc - 7 giờ trước
Với mục tiêu bao phủ tiến tới BHYT toàn dân, tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương để người dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT.
Tin trong ngày - 5/7/2024

Tin trong ngày - 5/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc. Bố trí định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân vùng sạt lở núi ở Bình Định. Người lan tỏa phong trào làm đường Nông thôn mới ở Đồng Tâm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 7 giờ trước
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.
Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Triển khai nghiên cứu, biên soạn, xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”

Ẩm thực - Trọng bảo - 23:30, 06/07/2024
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, năm 2024 tỉnh Lào Cai đang triển khai kế hoạch khảo sát, nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “Ẩm thực các dân tộc tỉnh Lào Cai”.
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả

Pháp luật - Ngọc Chí - 23:27, 06/07/2024
Mới đây, lần đầu tiên Công an Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xử lý vụ án hình sự liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức bán cây giống sâm Ngọc Linh giả qua mạng xã hội Facebook. Trước đây, lực lượng chức năng chỉ xử lý hành chính về hành vi buôn bán không rõ nguồn gốc xuất xứ cây giống. Điều này cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng tỉnh Kon Tum trong việc bảo vệ thương hiệu sâm Ngọc Linh.
Vị À cha tận tụy, hết lòng vì đồng bào Khmer

Vị À cha tận tụy, hết lòng vì đồng bào Khmer

Gương sáng giữa cộng đồng - Chiến Khu - 23:24, 06/07/2024
Mặc dù đã gần 80 tuổi nhưng ông Chau Ku, Người có uy tín ở khóm Xuân Phú, phường Tịnh Biên, thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang luôn tích cực tham gia công tác thiện nguyện, an sinh xã hội, hết lòng chăm lo cho đồng bào Khmer nơi biên giới. Ông còn là thành viên tích cực tham gia cùng cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) giữ gìn, bảo vệ đường biên, mốc giới quốc gia.