Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tín dụng chính sách chưa đẩy lùi tín dụng đen-Vì sao?: " Vòi bạch tuộc" len lỏi trong các buôn làng (Bài 2)

Lê Hường - 11:41, 23/02/2021

Mặc dù chính sách tín dụng đang được triển khai rộng rãi với nhiều ưu đãi, song những năm gần đây, tình trạng cho vay nặng lãi vẫn diễn ra phổ biến ở nhiều địa phương. "Vòi bạch tuộc" tín dụng đen đang len lỏi đến nhiều buôn làng Tây Nguyên, gây mất trật tự an ninh, đẩy nhiều gia đình rơi vào cuộc sống khốn khó, trắng tay và hoang mang lo sợ.

Một gia đình là nạn nhân của tín dụng đen
Một gia đình là nạn nhân của tín dụng đen

“Cái bẫy” vay nhanh, thủ tục đơn giản

Với thủ đoạn đáp ứng cho vay tiền nhanh chóng, đơn giản, nhiều người dân dễ dàng rơi vào bẫy tín dụng đen mà không lường trước được hậu quả. Gia đình bà H’Bét Knul, ở buôn Knul, xã Ea Bông, huyện Krông Ana (Đăk Lăk), từng là nạn nhân của tín dụng đen. 

Bà H’Bét kể: cuối tháng 9/2018, bà cần gấp một khoản tiền khoảng 30 triệu đồng để mua phân bón đầu tư vườn cây và chữa bệnh cho con. Tuy nhiên, hỏi hết người thân, bạn bè, hàng xóm cũng không gom được khoản tiền lớn như vậy. Tình cờ bà nhặt được tờ rơi quảng bá cho vay lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, nhanh chóng có tiền.

 Gọi theo số điện thoại ghi trên tờ rơi hỏi vay tiền, chỉ trong vòng 30 phút, có 2 thanh niên đến mang tiền đến tận nhà cho bà vay 30 triệu đồng, trả góp trong 50 ngày, mỗi ngày 750 nghìn đồng. Thủ tục rất đơn giản, bà H’Bét chỉ cần đặt CMND và sổ hộ khẩu, sau đó điểm chỉ vào tờ giấy vay. Có tiền để lo việc, nhưng lãi suất hàng ngày phải trả quá cao, bà không thể đáp ứng được nên bị nhóm cho vay đe dọa, khủng bố đủ trò.

“Thủ tục vay ngân hàng phải chờ lâu, nhiều giấy tờ lằng nhằng nên thấy tờ rơi vay nhanh lãi thấp, là mình vay luôn, chứ có biết rơi vào cảnh khốn khổ thế đâu. Không trả đủ chúng gọi dọa đủ thứ nào là cắt tay, cắt chân, dọa giết… Ở đây không phải mình nhà tôi, rất nhiều gia đình khác cũng vay tiền kiểu như thế này”, bà H’Bét buồn bã kể lại.

Cũng vì khó khăn và thiếu hiểu biết, ông Nay Nam, ở buôn Ơi Múi, xã Chư Gu, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai cũng rơi vào bẫy tín dụng đen. Ban đầu, ông Nay Nam chỉ 4 triệu đồng, đầu tư chăm sóc cây mì không phải thế chấp gì cả, thấy thủ tục dễ dàng, không phải giấy tờ, ký tá gì ông tiếp tục vay thêm, lâu dần lãi mẹ đẻ lãi con, đến khi thu hoạch mì số tiền đã lên đến 200 triệu đồng. Thu hoạch cả vụ mì không đủ trả nợ, ông đành gán 4.000 m2 và 9 con bò cho chủ nợ. Gia đình ông Nay Nam rơi vào tay trắng, mất rẫy, mất bò mất kế sinh nhai.

“Mọi người trong nhà đi làm thuê để trả nợ, nếu không gồng gánh được, thì căn nhà này cũng mất luôn. Giờ tôi chỉ mong trả hết nợ này, dù có khó đến mấy cũng không dám nghĩ đến vay lãi ngoài nữa”, ông Nay Nam nói.

Ông Y Đức Êban, Trưởng buôn Sứt M’grư, xã Cư Suê, huyện Cư M'gar, tỉnh Đăk Lăk cho biết: tín dụng đen hoạt động ở buôn làng lâu rồi. Những người cho vay đến tận nhà người dân mời chào, thủ tục đơn giản, chỉ vài giờ là có tiền. Trong buôn cũng có một số hộ nghèo vay cần tiền đầu tư sản xuất, lo cho con cái ăn học tiếp cận kiểu vay này. Đã có trường hợp, không có khả năng trả nợ đã bị chủ nợ siết mất đất, đe dọa đến tính mạng.

Theo ông Nay Nguyên, Trưởng buôn H’ngôm, xã Chư Đrăng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, nguyên nhân chính là do hầu hết bà con không biết chữ, không rành sổ sách, ngại  làm thủ tục vay ngân hàng do phải lo nhiều thủ tục. Do vậy, khi gặp khó khăn, hay có việc cần gấp, người dân tìm đến các đối tượng cho vay để ứng tiền, gạo, phân bón, chi phí lo ốm đau…; cũng vì không biết chữ nên không biết chủ nợ ghi gì, mà vẫn nhận điểm chỉ. Nhiều gia đình trả từ năm này qua năm khác, từ đời cha đến đời con, cuối cùng cũng mất đất, trắng tay.

Tín dụng đen len lỏi khắp các buôn làng
Tín dụng đen len lỏi khắp các buôn làng

Cần tránh xa tín dụng đen

Những năm qua, ngành chức năng ở các tỉnh Tây Nguyên đã mạnh tay xử lý các đối tượng, băng nhóm hoạt động tín dụng đen. Hàng chục băng nhóm, hàng trăm đối tượng đã bị triệt xóa.

Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, mức hình phạt cao nhất với hành vi này là 3 năm tù giam. Ðây là tội phạm ít nghiêm trọng, mà theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện nay thì, cơ quan điều tra muốn bắt tạm giam, phải có phê chuẩn của Viện Kiểm Sát. Trong khi đó, các đối tượng hoạt động trá hình và ngày càng tinh vi, ngành chức năng khó xử lý.

Để cắt đứt được vòi bạch tuộc này, cần phải có biện pháp xử lý đủ sức răn đe và người dân phải tỉnh táo trong vay tín dụng. Vì vậy, tăng cường tuyên truyền,nâng cao nhận thức cho người dân về tín dụng, là quan trọng hơn hết.

Theo bà Hoàng Thị Hằng, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Cư Suê, tình trạng cho vay nặng lãi hay còn gọi là tín dụng đen đã diễn ra tại địa phương nhiều năm. Hội phổ biến đến các chi hội, tăng cường tuyên truyền, giúp chị em nhận biết nguồn vốn vay chính thống và vay tín dụng đen. Điều đáng mừng, đến nay hầu hết hộ dân trên địa bàn xã được tiếp cận nguồn vốn vay chính thống. Điển hình như Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đã cho hơn 1.000 lượt hộ vay, tổng số tiền hơn 20 tỷ đồng. Nhờ đó, hoạt động tín dụng đen giảm đi rất nhiều so với trước.

Ông Nguyễn Tử Ân, Giám đốc Ngân hàng CSXH tỉnh Đăk Lăk cho biết: Với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, hoạt động tín dụng đen tuy có giảm, nhưng ở nhiều nơi địa phương vẫn diễn ra khá phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, đời sống của người dân. 

"Mấu chốt quan trọng, vẫn là tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức để người dân tự nhận biết và tránh xa tín dụng đen. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cũng cần linh hoạt cơ chế, chính sách cho vay phù hợp, để người dân dễ tiếp cận vốn tín dụng chính sách.", ông Nguyễn Tử Ân nhấn mạnh.


Tin cùng chuyên mục
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 5 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Bình Định: Kiến nghị hỗ trợ kinh phí để bảo tồn và phát huy giá trị di tích

Xã hội - T.Nhân - 5 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về kết quả kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Bình Định. Đồng thời kiến nghị, hỗ trợ kinh phí để thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 5 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.

"Chữa bệnh" cho chiêng

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 5 giờ trước
Với sứ mệnh lưu giữ “hồn cốt” của cồng chiêng Tây Nguyên, những nghệ nhân tại các buôn làng Gia Lai đang miệt mài chỉnh sửa những tiếng chiêng lạc nhịp, để tiếng chiêng, tiếng cồng cổ mãi ngân vang “chín suối, mười đồi”. Họ như những bác sỹ không quản ngại ngày đêm lặn lội trên khắp các buôn làng để "chữa bệnh" cho chiêng.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 5 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 6 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 6 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Khai thác cát phải thuận thiên, không để người dân bị ảnh hưởng

Tin tức - PV - 16:15, 11/05/2024
Sáng 11/5, sau khi khảo sát tình hình khai thác cát sông phục vụ san lấp các tuyến cao tốc trọng điểm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà gặp gỡ người dân tại khu vực khai thác cát sông ở 3 xã Tích Thiện, Thiện Mỹ, Lục Sĩ Thành và thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).