Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tin mới nhất về cơn bão số 9 sắp vào Biển Đông

L.Minh (t/h) - 06:45, 16/12/2021

Trong 48 - 72 giờ tiếp theo, cơn bão có tên quốc tế là RAI di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km và đi vào Biển Đông. Dự báo, bão RAI sẽ đi vào Biển Đông vào khoảng đêm 17/12 đến sáng 18/12, trở thành cơn bão số 9 ảnh hưởng đến nước ta trong mùa mưa bão năm nay.

Dự báo vị trí và đường đi của bão RAI. (Ảnh NCHMF)
Dự báo vị trí và đường đi của bão RAI. (Ảnh NCHMF)

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, vào cuối giờ chiều 15/12, vị trí tâm bão ở khoảng 9,0 độ Vĩ Bắc; 130,8 độ Kinh Đông, cách bờ biển miền Trung Philippines khoảng 650km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (120 - 130km/giờ), giật cấp 15.

Dự báo trong những giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20 - 25km và mạnh thêm. Đến 16 giờ ngày 16/12, vị trí tâm bão ở khoảng 10,2 độ Vĩ Bắc; 125,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam miền Trung Philippines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (130 - 150km/giờ), giật cấp 16.

Tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 16 giờ ngày 17/12, vị trí tâm bão ở khoảng 10,4 độ Vĩ Bắc; 120,2 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Palaoan (Philippines). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (130 - 150km/giờ), giật cấp 16.

Trong 48 - 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển nhanh theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km và đi vào Biển Đông. Đến 16 giờ ngày 18/12, vị trí tâm bão ở khoảng 11,7 độ Vĩ Bắc; 114,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (130 - 150km/giờ), giật cấp 16.

Trong 72 - 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km, cường độ có xu hướng giảm dần; trong 96 - 120 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển về phía Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km; cường độ bão tiếp tục có xu hướng giảm dần.

Bão RAI sẽ vào đất liền khoảng ngày 20/12

Nhận định về diễn biến bão, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng và Thủy văn quốc gia cho biết, hiện bão RAI cách Philippines khoảng 800 - 900 km, với cường độ cấp 11.

Dự báo, bão RAI sẽ đi vào Biển Đông vào khoảng đêm 17/12 đến sáng 18/12, trở thành cơn bão số 9 ảnh hưởng đến nước ta trong mùa mưa bão năm nay. Trước khi vào Biển Đông, bão RAI có suy yếu, sau đó sẽ mạnh trở lại.

Dự báo, gió mạnh nhất của bão RAI ở trên biển nhiều khả năng duy trì cấp 12 - 13, giật cấp 14 - 15. Do tác động của không khí lạnh đang tăng cường, vùng ven bờ mặt biển lạnh nên khi vào gần bờ nước ta, bão RAI có khả năng suy yếu.

Về bán kính gió mạnh cấp 6 - 7 sẽ trải rộng khoảng 300 km. Khi bão vào kinh tuyến 114 thì vùng gió mạnh đã vào kinh tuyến 110, tức vùng ven bờ nước ta đã bị ảnh hưởng gió mạnh.

Với dự báo như trên, từ ngày 19/12 đã có ảnh hưởng về gió trên biển nên tàu thuyền hoạt động trên biển cần phải đề phòng nguy hiểm.

Dự báo hiện tại đến khi bão vào là ngày 20/12 (5 ngày tới) nên sai số đến 350 - 450 km. Tuy nhiên thực tế đây là cơn bão mạnh, có thể đạt cấp 12, trên cấp 12 trên Biển Đông nên khả năng tiếp cận đất liền với khoảng cách nhỏ, gây mưa to trên đất liền.

Với tình hình như vậy thì công tác phòng chống cần triển khai khẩn trương, đặc biệt với tàu thuyền hoạt động trên biển.

Khẩn trương kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú, cương quyết không để tàu thuyền ở trong khu vực nguy hiểm. (Ảnh MH)
Khẩn trương kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú, cương quyết không để tàu thuyền ở trong khu vực nguy hiểm. (Ảnh MH)

243.254 nhà không an toàn ở ven biển các tỉnh Nam Bộ

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai (PCTT), Tổng số nhà ở không an toàn tại các tỉnh/thành phố ven biển Nam Bộ là 243.254 nhà.

Cụ thể: Bà Rịa Vũng Tàu có 10.788 nhà; TP. Hồ Chí Minh có 340 nhà; Tiền Giang có 18.014 nhà; Bến Tre có 12.000 nhà; Trà Vinh có 18.651 nhà; Sóc Trăng có 62.981 nhà; Bạc Liêu có 30.000 nhà; Cà Mau có 90.480 nhà.

Về sản xuất nông nghiệp, các tỉnh từ Đà Nẵng đến Bình Định đã xuống giống từ ngày 1/12, với tổng diện tích đã gieo cấy lúa là 22.903ha (Đà Nẵng 25 ha; Bình Định 10.298 ha; Khánh Hòa 7.450 ha; Ninh Thuận 2.630 ha; Bình Thuận 2.500 ha). Riêng tỉnh Phú Yên kế hoạch xuống giống lúa vào ngày 20/12. Ngoài ra, có 66.170 ha lúa mùa chưa thu hoạch.

Các địa phương tổ chức trực ban nghiêm túc, chủ động theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai để chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.

Có 4 địa phương đã ban hành văn bản chỉ đạo ứng phó với bão (Quảng Trị, Quảng Nam, Ninh Thuận, Tiền Giang).Xây dựng kịch bản chi tiết ứng phó bão; sẵn sàng sơ tán dân

Theo Ban Chỉ đạo quốc gia PCTT, đây là cơn bão cuối năm, rất mạnh; chịu tương tác nhiều yếu tố vì vậy phạm vi, đường đi, đối tượng tác động sẽ còn nhiều thay đổi.

Ban Chỉ đạo quốc gia PCTT đề nghị Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết đặc biệt diễn biến bão RAI, chuyển bản tin dự báo, cảnh báo về Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT, cơ quan truyền thông và người dân.

Các địa phương xây dựng kịch bản chi tiết ứng phó với bão RAI đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp; kích hoạt lực lượng xung kích cơ sở; kiểm đếm nhà yếu cụ thể từng hộ gia đình và xây dựng kế hoạch di dời; kiểm tra nơi ở công nhân, khu nhà trọ;

Xây dựng phương án bảo vệ các vị trí đê biển xung yếu; chủ động dừng thi công công trình; chủ động kế hoạch cấm biển; có kế hoạch đảm bảo an toàn của ngư dân ở nơi neo đậu trong điều kiện COVID-19; không để người dân trên các lồng bè khi bão đổ bộ; rà soát các khu vực nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và sẵn sàng kế hoạch sơ tán dân.

Tổng cục Thủy lợi chỉ đạo, phối hợp địa phương sẵn sàng phương án tiêu nước đệm bảo vệ sản xuất.

Bộ Công Thương, Tổng cục Thủy lợi kiểm tra vận hành hồ chứa, bám sát dự báo, cảnh báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia xây dựng kịch bản vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn công trình và hạ du.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời triển khai ứng phó khi có yêu cầu. (Ảnh MH)
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời triển khai ứng phó khi có yêu cầu. (Ảnh MH)

Không để tàu thuyền trong vùng nguy hiểm

Về tình hình tàu thuyền, theo thống kê trên Hệ thống giám sát thiên tai Việt Nam (VNDMS), tính đến 6h ngày 15/12 là hơn 10.974 tàu, tập trung chủ yếu ở phía Nam quần đảo Trường Sa; khu vực Hoàng Sa còn khoảng 600 tàu.

Số lượng tàu thuyền trên biển hiện đang rất lớn (tàu cá, tàu vận tải), đề nghị Tổng cục Thủy sản, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thông tin đến từng hộ gia đình chủ tàu, cương quyết không để tàu thuyền trong vùng nguy hiểm; bắn pháo hiệu; kiểm tra nơi neo đậu.

Bộ Ngoại giao chuẩn bị công hàm gửi các quốc gia và vùng lãnh thổ tạo điều kiện cho tàu Việt Nam vào trú tránh;

Bộ Giao thông vận tải thông tin tới tàu vận tải trong và ngoài nước, kể cả tàu đang neo đậu tại các cảng; kho bãi biết diễn biến của bão để chủ động ứng phó;

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Thông tin Duyên hải, các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tăng cường thông tin, truyền thông về diễn biến của bão và công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả.

Tăng cường lực lượng, tổ chức trực ban nghiêm túc, báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia PCTT - Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn./.

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 3 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 3 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 3 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 3 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 3 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Tin tức - Như Tâm - 3 giờ trước
Ngày 8/5, Tại Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng Kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2024.