Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chống diễn biến hòa bình

Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc một số dự án luật về an ninh, trật tự

PV - 14:43, 01/06/2023

Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và quá trình hội nhập quốc tế, việc bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ trong xây dựng các dự án luật là yêu cầu khách quan.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước cần phải lấy ý kiến, lắng nghe ý kiến của người dân để bàn bạc, nghiên cứu tiếp thu, bảo đảm các chính sách được đề xuất sau khi luật hóa sẽ phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống, sát dân, gần dân, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của đông đảo quần chúng Nhân dân, góp phần bảo đảm hài hòa các quyền, lợi ích trong xã hội.

Thông qua việc lấy ý kiến của người dân, người hoạch định chính sách sẽ có thông tin thực tế cuộc sống để đưa ra được những quy định phù hợp với các điều kiện xã hội hiện có. Từ đó, văn bản pháp luật sẽ có tính khả thi cao, phù hợp với tâm tư nguyện vọng, lợi ích của đa số quần chúng Nhân dân thì văn bản sẽ dễ dàng đi vào cuộc sống, niềm tin của nhân dân đối với chính quyền sẽ được củng cố. Việc lấy ý kiến người dân cũng là hình thức tuyên truyền mang tính tích cực, chủ động để tổ chức, cá nhân nghiên cứu, thảo luận, tiếp cận trước một bước với văn bản pháp luật, tạo thuận lợi để văn bản đi vào cuộc sống khi được chính thức ban hành.

Âm mưu phía sau những luận điệu xuyên tạc

Thực hiện kế hoạch của Chính phủ, Bộ Công an được giao chủ trì soạn thảo các dự án luật quan trọng gồm: Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật CAND; Luật Căn cước; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, với âm mưu chống phá, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị và các tổ chức phản động lợi dụng quá trình Bộ Công an triển khai lấy ý kiến Nhân dân về các dự án luật nêu trên để đưa ra đủ luận điệu xuyên tạc, vu cáo. Các đối tượng cho rằng, Việt Nam muốn hạn chế các quyền tự do dân chủ rồi ban hành luật để trói buộc, gò ép người dân, thậm chí chúng còn lôi kéo, kích động người dân phản đối các dự luật khi đưa ra lấy ý kiến đóng góp rộng rãi của Nhân dân.

Lướt qua các mạng xã hội Facebook, Youtube… hay các phương tiện truyền thông nước ngoài như đài BBC tiếng Việt, RFA, VOA cho thấy những chiêu trò chống phá khi liên tiếp đăng tải, phát tán các bài viết có nội dung xuyên tạc các dự án luật. Chẳng hạn, khi nói về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, các đối tượng tung ra bài viết cho rằng, Nhà nước muốn tạo ra một mạng lưới chân rết quần chúng sát với từng người dân để nắm được từng chân tơ kẽ tóc, mọi hoạt động của dân, rồi hạch sách, nhũng nhiễu… gây nguy hại cho dân; nếu hình thành một lực lượng như thế thì gần như là lực lượng bán vũ trang, rồi chi phí dụng cụ hành nghề, thậm chí có thể là vũ khí nóng gây bất an cho dân... Từ đó hướng lái vấn đề “lực lượng này dù có hợp nhất hay không cũng sẽ không giữ được ANTT như mong muốn của nhà cầm quyền cộng sản khi soạn luật mà nó sẽ làm mất ANTT và xã hội sẽ trở nên hỗn loạn hơn”...

Ngay sau đó, nhiều trang mạng của các tổ chức phản động lưu vong liền đăng tải các bài viết nhằm bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và kích động người dân. Đây là những luận điệu xuyên tạc nhằm dẫn dắt, hướng lái dư luận, tạo ra nhận thức lệch lạc, thái độ phản đối, chống phá đối với dự án luật. Từ việc xuyên tạc nội dung trong dự án luật, các đối tượng hướng đến bôi nhọ hình ảnh lực lượng vũ trang, bôi nhọ chính sách quốc phòng, an ninh, đối ngoại, cho rằng cách làm như vậy là sai lầm, làm mất vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế! Cùng với việc vu khống, bôi nhọ cán bộ, đảng viên, các đối tượng tìm cách tâng bốc những người bất mãn, cơ hội chính trị, coi những đối tượng hoạt động tuyên truyền, chống phá Nhà nước bị pháp luật xử lý là những “nhà dân chủ”; cổ vũ tư tưởng dân tộc cực đoan, kích động "lòng yêu nước" để tụ tập, biểu tình chống đối nhằm tới mục tiêu "cách mạng đường phố", "cách mạng màu" để thay đổi chế độ chính trị ở nước ta.

Cần nhận thức đầy đủ ý nghĩa, sự cần thiết ban hành các dự án luật

Trái ngược với những luận điệu xuyên tạc, phá hoại nói trên, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, Đại biểu Quốc hội và người dân ở các tỉnh, thành phố qua quá trình nghiên cứu, thảo luận đã khẳng định, việc ban hành các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo nói trên là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi khách quan. Điều này xuất phát từ sự đa dạng, phức tạp của công tác bảo đảm ANTT, luôn có sự biến động, thay đổi, đòi hỏi các quy định pháp luật phải được bổ sung, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Với những vấn đề mới khi đưa ra thảo luận, đóng góp ý kiến, có những ý kiến đồng tình hoặc chưa tán thành nội dụng, vấn đề nào đó là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, cần tỉnh táo trước những luận điệu lợi dụng việc góp ý để xuyên tạc nhằm tạo ra nhận thức lệch lạc, suy giảm niềm tin, kích động tâm lý, thái độ chống đối, phá hoại dự thảo luật, sâu xa hơn là chống phá chế độ, Đảng và Nhà nước.

Các dự án luật trên có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; tăng cường quản lý nhà nước và bảo đảm quyền lợi của công dân; nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng CAND. Tạo cơ sở vững chắc giúp lực lượng Công an chủ động trong công tác tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, chính sách về bảo đảm an ninh trật tự, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo tinh thần Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị.

Đối với dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động gây tâm lý hoài nghi, dao động, ảnh hưởng đến mục tiêu giữ vững sự ổn định và bảo đảm ANTT ngay từ cấp cơ sở. Do vậy, chúng ta cần nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn để có cách thức đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái.

Cần thấy rằng, việc xây dựng Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là sự cụ thể hóa đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân, trong đó CAND là lực lượng nòng cốt, bảo vệ ANTT từ xa, từ sớm, từ cơ sở. Việc xây dựng dự thảo, lấy ý kiến các nhà khoa học, các cơ quan chức năng trước khi hoàn thiện để Chính phủ trình Quốc hội thảo luận, thông qua nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác bảo đảm ANTT tại địa bàn cơ sở.

Hiện nay, cùng với lực lượng Công an, trên địa bàn cấp xã có sự tham gia bảo vệ ANTT của các lực lượng: Bảo vệ dân phố, dân phòng, Công an xã bán chuyên trách đã kết thúc nhiệm vụ được tiếp tục sử dụng. Các lực lượng này được gọi chung là lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. Đây là lực lượng quần chúng do UBND cấp xã thành lập, quản lý, duy trì hoạt động, hỗ trợ lực lượng Công an trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở địa bàn cấp xã. Mặc dù vậy, hiện nay mỗi nơi từ tên gọi đến tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cũng khác nhau, không rõ ràng. Từ đó một số nơi gặp khó khăn trong chỉ đạo, tổ chức, thực hiện, do vậy đòi hỏi cần phải được chuẩn hóa, đưa vào luật.

Thực tiễn tổ chức và hoạt động của các lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở thời gian qua đã bộc lộ nhiều vướng mắc bất cập, nhất là về chính sách, pháp luật. Các quy định hiện hành về tổ chức, hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được đề cập ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, do nhiều cơ quan có thẩm quyền ban hành. Mặt khác, các quy định về thẩm quyền thực hiện một số nhiệm vụ bảo vệ ANTT, phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ bị chồng lấn giữa các lực lượng. Quy định về chế độ, chính sách; điều kiện bảo đảm về cơ sở vật chất, trang, thiết bị hoạt động của các lực lượng này còn thiếu, chưa thống nhất.

“Lấy dân làm gốc” là nguyên tắc cơ bản, mục tiêu xuyên suốt của dự thảo luật và phát huy vai trò của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. Theo cơ quan soạn thảo, việc xây dựng, tổ chức lại lực lượng tham gia bảo vệ ANTT không làm tăng biên chế, tăng ngân sách nhà nước. Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là cánh tay nối dài, sâu sát với nhân dân, hỗ trợ cấp ủy, chính quyền, hỗ trợ lực lượng nòng cốt là Công an chính quy trong việc bảo đảm ANTT tại cơ sở, vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Thực tế cho thấy, trong đời sống xã hội, lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở đã phát huy tích cực thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ bảo đảm ANTT địa bàn dân cư, sát dân, hiểu, nắm được tâm tư nguyện vọng Nhân dân, góp phần tham gia tổ chức, thực hiện phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Rõ ràng, với mục tiêu, ý nghĩa như trên, việc ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là thực sự cần thiết và đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan, có ý nghĩa quan trọng trong xây dựng, củng cố các lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, phục vụ hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân và phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, những quan điểm, luận điệu lệch lạc, sai trái, chống phá việc nghiên cứu, xây dựng và trình Quốc hội ban hành dự luật cần phải được đấu tranh, ngăn chặn kịp thời.

Tin cùng chuyên mục
Lật tẩy thủ đoạn gây chia rẽ khối đại đoàn kết tôn giáo, chống phá Đảng, Nhà nước

Lật tẩy thủ đoạn gây chia rẽ khối đại đoàn kết tôn giáo, chống phá Đảng, Nhà nước

Thời gian qua, với sự chung tay, đồng lòng của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và đồng bào các tôn giáo, khối đại đoàn kết các tôn giáo ngày càng vững chắc, đi vào chiều sâu. Tại nhiều cộng đồng dân cư, đồng bào theo hay không theo các tôn giáo tích cực chung tay, phấn đấu để xây dựng quê hương, đất nước, giáo hội ngày càng giàu mạnh. Chính sự gắn kết trong khối đại đoàn kết các tôn giáo đã, đang góp phần tạo nên sức mạnh chung của toàn dân tộc, là động lực giúp đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức để hội nhập và phát triển.
Tin nổi bật trang chủ
Khơi thông nguồn vốn đầu tư thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi

Khơi thông nguồn vốn đầu tư thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 10 phút trước
Từ nguồn lực đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các địa bàn đặc biệt khó khăn vùng DTTS và miền núi đã và đang khoác lên diện mạo mới. Tiến độ triển khai Chương trình tiếp tục được đẩy nhanh khi các khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ kịp thời, từ đó khơi thông nguồn vốn đầu tư vào vùng DTTS và miền núi.
Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Khi già làng, Người có uy tín là chủ nhiệm các CLB Then

Người có uy tín - Thanh Nguyên - 1 giờ trước
Với tâm huyết gìn giữ di sản, nhiều già làng, Người có uy tín ở huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã đứng ra gánh vác các câu lạc bộ (CLB) hát Then. Vừa bảo tồn Then cổ, những “cây cao, bóng cả” còn tìm tòi đặt lời mới, cải tiến nhạc để thực hành Then, từ đó trao truyền niềm đam mê di sản của cha ông cho lớp trẻ.
Lá cờ Quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường

Lá cờ Quyết thắng mãi là biểu tượng cho ý chí, cho khát vọng Việt Nam hùng cường

Thời sự - PV - 23:00, 05/05/2024
Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) diễn ra vào tối 5/5, tại 5 điểm cầu. Các nội dung chương trình đã ghép lại một bức tranh toàn cảnh về Chiến thắng Điện Biên Phủ hào hùng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Thủ tướng: Tây Ninh có

Thủ tướng: Tây Ninh có "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững

Thời sự - PV - 19:00, 05/05/2024
Chiều ngày 5/5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch).
Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Giữ được rừng không ai khác chính là Nhân dân

Kinh tế - Vũ Đăng Bút - 17:19, 05/05/2024
Giữ được rừng, không ai khác, chính là Nhân dân. Những cánh rừng được bảo vệ tốt, chỉ khi nào lợi ích của kinh tế rừng gắn liền với đời sống của mỗi hộ gia đình. Đó là những gì mà chúng tôi đã ghi nhận được ở tỉnh miền núi cực Bắc Hà Giang đã ngút ngàn màu xanh của rừng...
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thủ tướng: 5 cụm từ khóa để Đông Nam Bộ tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc”

Thời sự - PV - 14:45, 05/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh 5 cụm “từ khóa” trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp điều phối phát triển vùng Đông Nam Bộ là “tăng tốc, đột phá, tiên phong, liên kết chặt chẽ, thực chất và hiệu quả” để khu vực này tiếp tục phát huy vai trò “Thành đồng Tổ quốc” về phát triển kinh tế-xã hội, với khí thế mới, cách làm mới, tư duy, phương pháp luận mới và cách tổ chức thực hiện mới.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng và cựu chiến binh tại Kon Tum

Thời sự - PV - 12:45, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại tỉnh Kon Tum, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn công tác đến thăm, động viên, tặng quà Mẹ Việt Nam Anh hùng Đặng Thị Thu và cựu chiến binh Trần Đình Thị, tại địa bàn phường Duy Tân, thành phố Kon Tum.
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - PV - 12:10, 05/05/2024
Sáng 5/5, tại sân vận động Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023 - 2025 tổ chức Tổng duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Người truyền dạy tri thức dân tộc Dao ở vùng cao Bát Xát

Chính sách dân tộc - Phạm Chiến - 08:05, 05/05/2024
Ông Vàng Duần Phù, sinh năm 1971, dân tộc Dao, được biết đến là người thầy dạy chữ, dạy những đạo lý tốt đẹp cho lớp thanh niên trong cộng đồng dân tộc Dao đỏ ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Ông được bầu là Người có uy tín với những đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc Dao.
Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Điểm du lịch cộng đồng Khuổi Khon và dấu ấn của Người có uy tín

Người có uy tín - Thuận Thanh - 07:25, 05/05/2024
“Năm nay, bà con trong xóm Khuổi Khon được Nhà nước quan tâm làm đường bê tông vào tận bản, hỗ trợ, hướng dẫn nhiều cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao hơn, đời sống không còn khó khăn như trước nữa. Bà con phấn khởi lắm”, ông Chi Viết Hải, dân tộc Lô Lô, Người có uy tín xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng phấn khởi thông tin.