Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tính thiêng của cồng chiêng Tây Nguyên

PV - 10:23, 16/06/2022

Trong văn hóa truyền thống và tín ngưỡng đa thần của đồng bào Tây Nguyên thì cồng chiêng không phải là nhạc cụ đơn thuần mà chứa đựng yếu tố tâm linh, tức là có linh hồn, cần được bảo vệ và tôn trọng.

Biểu diễn cồng chiêng tại Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh). Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc
Biểu diễn cồng chiêng tại Lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh). Ảnh: Nguyễn Linh Vinh Quốc

    Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Phan Đăng Nhật cho rằng: Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ là nhạc cụ, nó còn là một khí cụ linh thiêng, một ngôn ngữ kỳ diệu, là thông điệp giữa người và thần linh vì theo niềm tin của đồng bào thì bản thân nó là nơi cư ngụ của những vị thần. Thần chiêng có cuộc sống tình cảm, có khi vui buồn, giận hờn. Thần chiêng có gia đình: chiêng mẹ, chiêng bố, chiêng con. Thần chiêng có thể trợ giúp con người được giàu sang, hạnh phúc và khi bị xúc phạm có thể gây tai họa cho con người.

        Xưa nay trong tâm thức của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên thì cồng chiêng không những là tài sản vật chất quý giá mà nó như vị “thần chiêng” đầy linh ứng, có thần lực chi phối đời sống cá nhân và cộng đồng. Con người là nhân tố kết nối giữa thần chiêng và cộng đồng nên khi sử dụng nhạc cụ này vào các mục đích khác nhau đều phải được phép của thần-một chủ thể linh thiêng vô hình được cộng đồng tôn trọng. Các dân tộc ở Trường Sơn-Tây Nguyên khi sở hữu bộ chiêng mới, bên cạnh việc thẩm âm, tức là làm cho chiêng cất tiếng, họ còn thực hiện nghi thức cúng chiêng nhằm chính thức được “thần chiêng” chứng nhận.
        Thường thì trong lễ cúng chiêng do già làng hoặc chủ nhân của gia đình đảm trách với các lễ vật như: ché rượu cần, con gà cắt lấy tiết và cơm lam… Khi già làng đọc lời khấn Yàng và các vị thần, trong đó có thần chiêng chứng giám rồi lấy tiết gà vẩy lên từng chiếc chiêng được bày ra trong lễ cúng. Cuối cùng, chủ lễ lấy mấy hạt gạo bỏ vào ché rượu đã châm nước. Nếu hạt gạo thẳng đứng thì xem như thần đã vui vẻ chấp thuận, ngược lại hạt gạo nằm ngang thì thần chiêng chưa đồng ý. Và nếu vậy, chủ lễ phải khấn lại đôi lần đến khi thần chấp nhận mới cho mọi người cầm dàn chiêng lên đánh, xem như thần chiêng đã hòa cùng cộng đồng buôn làng.

      Trước khi đem chiêng Tha (gồm 2 chiếc: chiêng vợ, chiêng chồng) ra sử dụng, người Brâu ở Đak Mế (Kon Tum) bao giờ cũng cho Tha ăn uống (rượu và thịt) rồi mới “gọ tha pơi” tức “mời Tha nói” thay vì nói “đánh chiêng Tha”. Họ cất giữ chiêng Tha rất kỹ và treo cách mặt đất một đoạn, nơi ít người qua lại, dòm ngó… Vì lý do nào đó, người chủ phải rời bộ chiêng Tha của mình (bán hoặc trao đổi với người khác), người Brâu phải làm nghi lễ cúng (rượu, thịt gà) và khấn thần chiêng, nói rõ lý do phải chuyển Tha cho chủ khác và thể hiện tình cảm quý mến khi xa rời, mong Tha luôn nhớ đến mình.

Biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên
Biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên

    Người Cor ở vùng miền núi Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng lưu giữ tục cúng chiêng khi mới mua về và mỗi lần đem chiêng ra sử dụng trong các lễ hội đều phải cúng hồn chiêng với lễ vật rượu cần, thịt gà; không ai được tự ý đem chiêng ra khỏi nhà khi chưa thực hiện nghi lễ với thần chiêng. Người đang có tang chế không được đánh chiêng… Các dân tộc Raglai, Cơ Ho quan niệm rằng, không có cồng chiêng thì không có vật gì để xướng gọi thần linh và tổ tiên về dự lễ hội của cộng đồng. Chỉ có thần chiêng mới kết nối với Yàng và ông bà ở thế giới bên kia. Với họ, cồng chiêng có một giá trị đặc biệt trong đời sống tinh thần mà không có gì thay thế được.

       Trong quan niệm của hầu hết các dân tộc bản địa Trường Sơn-Tây Nguyên thì cồng chiêng luôn mang tính thiêng nên không được đem sử dụng, biểu diễn bừa bãi mà chỉ sử dụng trong các lễ hội của buôn làng, từ các nghi lễ vòng đời con người đến nghi lễ trong sản xuất nông nghiệp.
           Ngày nay, không gian văn hóa của các cộng đồng dân tộc bản địa có nhiều biến đổi, nhiều phong tục tập quán, nghi lễ, lễ hội bị phai nhạt, quên lãng, buôn làng gắn với rừng bị phá vỡ nên không gian diễn xướng cồng chiêng truyền thống không còn nguyên thể như xưa mà nó thay đổi để phù hợp với đời sống hiện đại. Chính vì thế, tính thiêng của cồng chiêng trong tâm thức dân tộc bản địa có phần bị pha loãng và dần dần người ta sử dụng nó như một loại nhạc cụ đặc thù của người Tây Nguyên được đem ra biểu diễn thường xuyên hơn để giới thiệu với du khách.
Do vậy, di sản cần bảo vệ là “không gian văn hóa cồng chiêng”, trong đó bao gồm cả phần lễ hội, phong tục gắn với cồng chiêng, đặc biệt là nhận thức về giá trị của nó ở cộng đồng dân tộc bản địa để họ tự mình bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Âm vọng đại ngàn của người Chu Ru luôn vang lên rộn rã…

Đã có những năm tháng, âm nhạc dân gian và những vũ điệu Tamya Arya, Dăm Dar của người Chu Ru vắng bóng trong các buôn làng. Nhưng hôm nay đã khác, mỗi khi buôn làng mở hội hay đón khách quý, âm vọng đại ngàn của người Chu Ru lại vang lên rộn rã...
Tin nổi bật trang chủ
Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Tiếp tục thể chế chủ trương của Đảng về công tác dân tộc

Đảng ta luôn xác định, vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng; các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển. Việc thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc là một đảm bảo quan trọng cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Chủ trương đó đã được thể chế hóa bằng các nghị quyết, nghị định, quyết định và văn bản quy phạm pháp luật để triển khai trong thực tiễn.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.
Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân giám đốc

Hậu Giang: Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu có tân giám đốc

Chuyên đề - Song Vy - 1 giờ trước
Công ty CP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro) có trụ sở chính đặt tại ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, H.Châu Thành, Hậu Giang vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) liên quan nhân sự cấp cao thuộc NSH Petro.
Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Quảng Ngãi: Những “lời ru buồn” đã thưa dần nơi non cao

Xã hội - T. Nhân- H. Trường - 1 giờ trước
Trước đây, Quảng Ngãi là một trong những địa phương có số lượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) rất lớn. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng, đến nay tình trạng TH&HNCHT đã chấm dứt, những “lời ru buồn” trên non cao đã thưa dần.
Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc vào ngày hội Háng Pò năm 2024

Xã hội - Thúy Hồng - 1 giờ trước
UBND huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản đề nghị các cơ quan, đơn vị và toàn bộ Nhân dân trên địa bàn huyện về việc mặc trang phục truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện vào dịp Ngày hội Háng Pò năm 2024.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 Hà Giang đón gần 150 ngàn du khách

Du lịch - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, đã có 142.800 lượt khách đến Hà Giang, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023, công suất buồng phòng đạt 75 - 80%. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Bắt 2 đối tượng tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép

Pháp luật - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam phục vụ điều tra đối với 2 đối tượng có hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép.
Bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk

Bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 1 giờ trước
Sáng 2/5, Thường trực Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Hội nghị công bố các Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ. Trong đó, có Quyết định bổ nhiệm Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk.
Gia Lai: Khởi tố vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe khách

Gia Lai: Khởi tố vụ tai nạn giao thông giữa 2 xe khách

Pháp luật - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Công an huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vừa ra quyết định khởi tố vụ án "vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" đối với vụ tai nạn giao thông xảy ra tại Đường Hồ Chí Minh đoạn tránh Chư Sê vào buổi sáng 30/4, giữa 2 xe ô tô khách biển kiểm soát 51B-294.89 và 47B-020.26.
Gia Lai: Nghiêm cấm hoạt động tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trên sông Pô Cô

Gia Lai: Nghiêm cấm hoạt động tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trên sông Pô Cô

Xã hội - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Sau vụ việc 4 người dân chết đuối khi đang tắm trên sông Pô Cô thuộc địa phận xã Ia Dom (huyện Đức Cơ) vào ngày 30/4, UBND huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã nghiêm cấm hoạt động tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trên sông Pô Cô.