Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tình trạng tảo hôn ở Lào Cai: “Đường mòn trong bản đi mãi thành quen”?

PV - 08:39, 19/04/2018

Là một trong 10 tỉnh có tỷ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cao, đặc biệt hai năm trở lại đây tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai có xu hướng gia tăng trở lại. Số vụ tảo hôn tập trung chủ yếu trong đồng bào dân tộc Mông (trên 70%) ở các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Sa Pa và Bát Xát.

Lâu nay, đồng bào Mông ở xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn vẫn có quan niệm: Khi con cái trưởng thành, phải kết hôn với anh em cùng dòng tộc thì mới thương nhau. Với lối suy nghĩ đó, nên tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết ở đây diễn ra rất phổ biến.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân là một trong những biện pháp đẩy lùi nạn tảo hôn. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân là một trong những biện pháp đẩy lùi nạn tảo hôn.

 

Mặc dù, huyện Văn Bàn đã có nhiều cố gắng trong hoạt động tuyên truyền nhưng thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp. Cán bộ tư pháp xã Nậm Xé, anh Lý Văn Tim bộc bạch: Bản thân tôi đã trực tiếp đến từng gia đình tuyên truyền, vận động, phân tích để bà con thấy được hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống nhưng thực tế bà con vẫn làm theo “truyền thống”, giống như “đường mòn trong bản đi mãi đã thành quen”...

Tại huyện Sa Pa, từ năm 2012-2017, toàn huyện có 200 vụ tảo hôn, tập trung chủ yếu ở các xã có đông đồng bào DTTS. Nhiều đôi vợ chồng “nhí” chưa thể sống tự lập vì tuổi còn quá trẻ, nhiều trường hợp dẫn đến ly hôn; trẻ em sinh ra từ các đôi vợ chồng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống thường ốm yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển, mắc các dị tật…

Khảo sát mới đây tại 19 xã của các huyện: Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma Cai, Sa Pa và Bát Xát, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai đã thu thập được thông tin của 136 cặp nam, nữ chưa đủ tuổi kết hôn nhưng chung sống với nhau như vợ chồng. Trong đó: có 80/136 trường hợp nữ có độ tuổi từ 12-17 tuổi; 09 trường hợp độ tuổi từ 14; 14 trường hợp tuổi 15; 24 trường hợp tuổi 16; còn lại 27 trường hợp trong độ tuổi 17). 56 trường hợp nam có độ tuổi từ 15-19 tuổi.

Tảo hôn xảy ra nhiều ở xã La Pán Tẩn, Dìn Chin (huyện Mường Khương), xã Bản Già, Tả Van Chư và Bảo Nhai (huyện Bắc Hà)... Hầu hết các cháu nữ mới chỉ ở độ tuổi 15-16 đã được gả về nhà chồng, sinh con được 1-2 tuổi mới đủ tuổi ra UBND xã đăng ký kết hôn. Đáng buồn nhất là trường hợp của cháu S.T.V ở thôn Ý Lình Hồ, xã San Xả Hồ (huyện Sa Pa), vẫn đang là học sinh, lỡ mang thai nên đã phải bỏ học về lấy chồng khi mới 12 tuổi.

Tại một Hội thảo về tảo hôn do UBND tỉnh Lào Cai tổ chức mới đây, bà Sùng Hồng Mai, Phó Chủ tịch UBND huyện Bát Xát chia sẻ: Vấn đề tảo hôn trên địa bàn huyện đang là thách thức rất lớn đối với cấp ủy, chính quyền địa phương. Huyện đã chỉ đạo Phòng Dân tộc tham mưu cho huyện xây dựng kế hoạch giảm thiểu tảo hôn theo giai đoạn cũng như kế hoạch thực hiện hằng năm. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát để đánh giá đúng thực trạng, đồng thời tổ chức thực hiện mô hình giảm thiểu tảo hôn tại các xã trọng điểm.

Thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2025”, Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Chỉ thị số 33-CT/TU ngày 30/10/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn. Mục tiêu của Lào Cai là phấn đấu đến năm 2020 các huyện trong tỉnh giảm từ 70%-80%/năm số lượng người tảo hôn. Phấn đấu giảm từ 70-80% đối với nhóm dân tộc Mông, Dao; từ 85-90% đối với nhóm dân tộc Tày, Nùng, Giáy, Phù Lá và 100% các dân tộc khác. Đến năm 2025 căn bản chấm dứt tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS.

Theo ông Nguyễn Hữu Thể, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, để cụ thể hóa mục tiêu này, cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Cần hiểu sâu phong tục tập quán của từng dân tộc sinh sống trên địa bàn để có phương pháp tuyên truyền, giáo dục phù hợp. Tập trung tuyên truyền vào những đối tượng có nguy cơ cao, dễ dẫn đến việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống. Huy động những Người có uy tín trong đồng bào DTTS, đội ngũ tuyên truyền viên, hòa giải viên, cộng tác viên ở cơ sở… trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình...

Thống kê từ năm 2015 đến tháng 12/2017, toàn tỉnh Lào Cai có 1.828 trường hợp tảo hôn (nam từ 16-19 tuổi, nữ từ 14-17 tuổi, thậm chí có cả 13 tuổi), bình quân có 609 người tảo hôn/năm (tăng khoảng 100 người so với giai đoạn 2009-2013). Trong đó, nữ giới tảo hôn chiếm gần 70%. Riêng năm 2017, Lào Cai có 429 trường hợp tảo hôn. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tảo hôn gia tăng ngoài lý do phong tục, tập quán, còn do các cấp chính quyền địa phương còn lúng túng trong việc xử lý, vận động, thuyết phục các cặp tảo hôn chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật.

MINH THU

Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Quảng Nam: Rà soát các tiêu chí đối với huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025

Việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM) ở các huyện phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM và NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 ở Quảng Nam còn tương đối chậm. Do đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan rà soát, báo cáo để có hướng chỉ đạo triển khai trong thời gian tới.
Tin nổi bật trang chủ
Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Thời sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Sáng 20/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa xét xử vụ án "Rửa tiền", 'Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và những người liên quan.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024

Thời sự - Hồng Phúc - 1 giờ trước
Ngày 20/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban Lãnh đạo Ủy ban tuần 21 năm 2024. Tham dự có các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Tin tức - Minh Thu - 1 giờ trước
Đó là thông tin được Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây.
Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Khánh Sơn - 4 giờ trước
Tiếp nối những kết quả hợp tác đã đạt được trong năm 2023 và để cụ thể hóa các nội dung đã ký kết giữa hai bên, mới đây, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tập đoàn VNPT đã tổ chức Hội nghị ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024.
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 7 giờ trước
Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 7 giờ trước
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man United hành quân đến làm khách tại sân của Brighton. Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng đội chủ nhà không thể giành chiến thắng trong trận chia tay giải đấu cao nhất xứ sương mù.
Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Kinh tế - xã hội năm 2023 và đầu năm 2024 đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả tích cực

Tin tức - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XV, Quốc hội đã nghe trình bày Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.
Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 7 giờ trước
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 9 giờ trước
Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Sức khỏe - PV - 9 giờ trước
Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.