Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tình trạng thiếu nước sạch trong vùng đồng bào DTTS ở Quảng Trị bao giờ được khắc phục?

Khánh Ngân - 21:10, 23/04/2023

Bao năm qua, nước sạch sinh hoạt luôn là vấn đề nan giải đối với đồng bào DTTS ở Hướng Hóa, Đa Krông (Quảng Trị). Đặc biệt, vào mùa khô, nhiều xã có tới hơn 50% số hộ DTTS rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt.

Quảng Trị: Đồng bào DTTS đã thiếu nước sinh hoạt trong nhiều năm
Hệ thống nước tự chảy ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa đã xuống cấp, không được duy tu sửa chữa làm hao hụt nguồn cấp nước đến các hộ đồng bào

Hơn 50% công trình cấp nước bị hư hỏng hoặc không hoạt động

Tại đồi Pèn có một bể nước sinh hoạt đã được xây dựng từ hàng chục năm trước. Theo công năng, nước từ bể này theo đường ống tự chảy về các thôn ở xã Lìa, để cấp nước sinh hoạt cho đồng bào. Thế nhưng đã từ lâu, nước từ con suối Ka Đặp đã không chảy được vào bể nữa. Nguyên nhân được cho là, về mùa mưa, bùn đất bồi lắng làm tắc đường dẫn nước vào bể.

Bên cạnh đó, do biến đổi khí hậu, nên mùa khô con suối Ka Đặp cũng không còn nhiều nước như trước. Cũng vì thế, mà đồng bào ở xã Lìa lâm vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trong nhiều năm qua. Mùa khô đến, đồng bào phải dùng đủ cách để có nước sinh hoạt. Có hộ đào giếng khơi cạnh suối để lấy nước sinh hoạt. Hộ có điều kiện thì mua nước lọc về dùng, hộ khó khăn thì vẫn phải chịu khổ sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh.

Trên địa bàn xã Lìa hiện có 2 công trình cấp nước tự chảy; trong đó một công trình được lắp đường ống dẫn dài trên 10 km để lấy nước từ thượng nguồn về. Tuy nhiên, công trình cũng đã xuống cấp, nguồn nước không ổn định. Công trình còn lại thì quy mô nhỏ nên không thể cung cấp đủ nước cho người dân sử dụng. Vào mùa khô, các khe suối phía thượng nguồn khô cạn, nguồn nước về công trình tự chảy nhỏ giọt

Tương tự, khu vực đường ống thượng nguồn công trình nước tự chảy của xã Thanh, huyện Hướng Hóa được lắp đặt từ năm 2005. Hệ thống nước tự chảy này cung cấp cho 33 bể nước, đến hầu khắp các thôn trong xã, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của toàn bộ Nhân dân trong xã. Tuy nhiên, hiện nay đường ống dẫn nước của xã Thanh đã bị cắt đứt, đường nước bị nối đến một ống khác. Hậu quả là 31 bể nước trong xã Thanh nhiều năm nay khô cạn, Nhân dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. 

Tình trạng thiếu nước sạch tại xã A Dơi cũng đã diễn ra từ nhiều năm nay. Trước đây, người dân xã A Dơi chủ yếu sử dụng nước sinh hoạt từ các công trình nước tự chảy. Tuy nhiên, qua nhiều năm sử dụng các công trình nước tự chảy nơi đây bị xuống cấp, hư hỏng. Đặc biệt, sau các đợt lũ lụt  đã làm cho hệ thống đường ống các công trình nước tự chảy bị vỡ, cát, đất, đá vùi lấp. Vốn đã “khát” nước sinh hoạt nay người dân nơi đây càng khó khăn hơn.

Quảng Trị: Đồng bào DTTS đã thiếu nước sinh hoạt trong nhiều năm 1
Bể nước nhà bà Hồ Thị Mai ở thôn Kỳ Tăng, xã Lìa (Hướng Hóa) luôn trong tình trạng khô đáy

Phó Chủ tịch UBND xã A Dơi cho biết: “Xã A Dơi đang thiếu nước sạch nghiêm trọng. Phần lớn các công trình nước tự chảy bị hư hỏng, nước sông thì đang ô nhiễm do lũ lụt. Giếng khoan không dùng được do nhiễm vôi, phèn. Vì vậy, mong muốn cấp trên sớm có chương trình, dự án cung cấp nước sạch cho xã”.

Theo thống kê, huyện Hướng Hóa hiện có 52 công trình nước sạch, nước tự chảy được đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, đến nay, có đến hơn 50% công trình bị hư hỏng, hoặc không hoạt động, số còn lại hoạt động không hiệu quả, dẫn đến tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng cho Nhân dân trong thời gian qua.

Đồng bào thiếu nước sạch nghiêm trọng

Trao đổi về cảnh thiếu nước, bà Hồ Thị Mai - thôn Kỳ Tăng, xã Lìa đứng trước bể nước sinh hoạt được xây ngay trong vườn nhà mình cho biết: Xây cái bể to để chứa nước, nhưng rồi bể không còn một giọt nước. Gia đình bà phải sắm rất nhiều can nhựa để khi mùa Hè đến đi xin nước từ các làng bên về dùng, hoặc ra suối xách nước. Đây là tình cảnh chung của hàng chục hộ dân thôn Kỳ Tăng.

“Nhà phải đào giếng cạnh suối Ka Đặp, nhưng nước cũng bẩn lắm! Trong thôn có vài hộ khoan giếng, nhưng nước bị nhiễm vôi, không uống được”, bà Hồ Mai nói thêm.

Sát nhà bà Hồ Thị Mai, là gia đình bà Mây. Chỉ tay vào đống can nhựa dùng xin nước để la liệt, bà Mây bảo, vào mùa khô, hàng ngày gia đình bà phải dùng nó để thay phiên nhau đi xin nước từ các làng bên về dùng. "Tình cảnh thiếu nước ở đây đã kéo dài nhiều năm rồi, chỉ mong sao chính quyền có giải pháp tháo gỡ nỗi vất vả này của bà con", bà Mai đề xuất.

Theo thống kê, thôn Kỳ Tăng có 116 hộ dân với hơn 300 nhân khẩu, đều là người Bru  Vân Kiều. Mùa khô năm nay, các khe suối phía thượng nguồn đã bắt đầu khô cạn, nguồn nước về công trình tự chảy nhỏ giọt nên người dân thường xuyên đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

 Vì thiếu nước, người dân thôn Kỳ Tăng nói riêng, toàn xã Lìa nói chung phải ra sông suối tắm giặt, có hộ đào giếng khơi cạnh suối để lấy nước sinh hoạt. Hộ có điều kiện thì thuê người về khoan giếng. Tuy nhiên, những nguồn nước này đều không bảo đảm vệ sinh.

Quảng Trị: Đồng bào DTTS đã thiếu nước sinh hoạt trong nhiều năm 2
Không có nước nên hầu hết các bể chứa nước của người dân bỏ không, cây cỏ mọc um tùm

Ở huyện vùng cao Hướng Hóa, còn khá hơn, bởi tình trạng thiếu nước sinh hoạt chủ yếu là ở các xã vùng đồng bào DTTS vùng sâu vùng xa. Còn với  huyện Đa Krông, ngay tại thị trấn Krông KLang, tình trạng đồng bào thiếu nước sinh hoạt cũng đã diễn ra nhiều năm nay. Theo ghi nhận, tại khóm A Rồng, các hộ dân sống dọc các tuyến đường: Nguyễn Hoàng, Lê Thế Hiếu, Nguyễn Trãi hiện đang gặp khó khăn về nguồn nước. Tại khóm Khe Xong, đồng bào sống tập trung dọc tuyến đường Nguyễn Hoàng, Điện Biên Phủ và đường vào Làng Mó cũng đang thiếu nước sinh hoạt.

Tình trạng người dân ở Hướng Hóa và Đa Krông thiếu nước sinh hoạt không phải là mới, mà đã diễn ra đã nhiều năm nay. Do vậy, chính quyền địa phương, ngành chức năng cần ưu tiên xem xét có giải pháp phù hợp, giải quyết để chấm dứt “cơn khát” ở những vùng thiếu nước sinh hoạt.

Trước mắt là rà soát, duy tu công trình nước tự chảy, đồng thời khơi thông những con suối đầu nguồn để bảo đảm nước sinh hoạt cho đồng bào. Bên cạnh đó, ưu tiên lồng ghép nguồn kinh phí tập trung để đầu tư những dự án nước tập trung lớn; tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng, cũng là để bảo vệ nước đầu nguồn trong sạch...

Tin cùng chuyên mục
"Lấp khoảng trống" cho những trái tim non ớt...

"Lấp khoảng trống" cho những trái tim non ớt...

Thiếu cha, vắng mẹ, cuộc sống khó khăn… đường tương lai của những đứa trẻ kém may mắn ở miền sơn cước Tương Dương (Nghệ An) như dài hơn, chông gai và nhọc nhằn hơn. Đáng trân trọng thay, khi đang có rất nhiều em đã được các tổ chức, đoàn thể địa phương nhận đỡ đầu, hỗ trợ bằng cả tinh thần lẫn vật chất, việc làm này đã “lấp đầy khoảng trống” những trái tim non ớt của những đứa trẻ miền sơn cước...
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 2 giờ trước
Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.

"Lấp khoảng trống" cho những trái tim non ớt...

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 2 giờ trước
Thiếu cha, vắng mẹ, cuộc sống khó khăn… đường tương lai của những đứa trẻ kém may mắn ở miền sơn cước Tương Dương (Nghệ An) như dài hơn, chông gai và nhọc nhằn hơn. Đáng trân trọng thay, khi đang có rất nhiều em đã được các tổ chức, đoàn thể địa phương nhận đỡ đầu, hỗ trợ bằng cả tinh thần lẫn vật chất, việc làm này đã “lấp đầy khoảng trống” những trái tim non ớt của những đứa trẻ miền sơn cước...
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên

Tin tức - Văn Hoa - Mai Hương - 2 giờ trước
Trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), ngày 17/5, Cụm thi đua số 4 - Bộ Công an tổ chức chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tặng quà gia đình chính sách tại Điện Biên.
Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Hiệu quả từ Chương trình MTQG 1719 ở Đắk Nông

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình 1719), tỉnh Đắk Nông đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân. Sau gần bốn năm thực hiện với các giải pháp đồng bộ, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Đắk Nông đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Bằng lăng tím tô điểm phố phường Hà Nội

Bằng lăng tím tô điểm phố phường Hà Nội

Du lịch - Tào Đạt - 3 giờ trước
Trong cái nắng tháng 5, các góc phố, con đường ở Hà Nội khoác lên mình chiếc áo mới với sắc tím mộng mơ của hoa bằng lăng.
Khám phá Háng Pò

Khám phá Háng Pò

Vào đầu tháng 4 âm lịch hằng năm, người dân lại nô nức đi trảy hội Háng Pò tại xã Thiện Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn. Đến đây, du khách sẽ có dịp được hòa mình vào những làn điệu dân ca cổ truyền như hát sli, hát quan lang mượt mà đằm thắm của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó còn có các hoạt động múa sư tử, lày cỏ, trưng bày các sản vật của địa phương, được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo… mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.
50 năm bản hùng ca Chiến thắng Đăk Pék

50 năm bản hùng ca Chiến thắng Đăk Pék

Tin tức - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Tối 16/5, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đăk Glei (Kon Tum) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đăk Pék và giải phóng hoàn toàn huyện Đăk Glei (16/5/1974 - 16/5/2024). Dự lễ kỷ niệm có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum Lê Ngọc Tuấn; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các cựu chiến binh từng tham gia trận đánh cứ điểm Đăk Pék, cùng đông đảo Nhân dân địa phương
Bừng sáng những buôn làng bên cung đường Trường Sơn Đông

Bừng sáng những buôn làng bên cung đường Trường Sơn Đông

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Gần 9 năm qua, đường Trường Sơn Đông đi qua địa bàn huyện Krông Pa (Gia Lai) được đưa vào sử dụng đã khẳng định tầm quan trọng là "đòn bẩy" để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giúp các buôn làng đồng bào DTTS dọc theo tuyến đường này thêm sức sống mới.
Ninh Thuận nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững

Ninh Thuận nhân rộng các mô hình giảm nghèo bền vững

Kinh tế - Minh Thu - 3 giờ trước
Với nguồn lực từ ba chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), thời giạn qua, tỉnh Ninh Thuận đã chú trọng công tác giảm nghèo bằng nhiều mô hình hiệu quả, bước đầu đã đem lại một số kết quả đáng ghi nhận.
Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Đắk Lắk: Hơn 800 tỷ đồng vốn đầu tư công được kéo dài thời gian thực hiện

Trang địa phương - Lê Hường - 3 giờ trước
Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Nghị quyết 03/NQ-HĐND ngày 3/5/2024 về việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương.
Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 3 giờ trước
Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng báo chí khoa học công nghệ năm 2023 và phát động Giải báo chí khoa học công nghệ năm 2024. Ban Giám khảo đánh giá nhiều tác phẩm báo chí khoa học công nghệ xuất phát từ hơi thở cuộc sống.