Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tình trạng vượt biên trái phép ở Tây Nguyên vẫn chưa có hồi kết: Chiêu bài cũ - Nỗi đau mới (Bài 1)

Ngọc Thu - Lê Hường - 21:16, 17/05/2023

Nhẹ dạ, cả tin, thiếu hiểu biết và mong muốn sớm giàu có, không ít người DTTS ở khu vực Tây Nguyên bị các đối tượng xấu dụ dỗ vượt biên trái phép. Đặc biệt, gần đây, tình trạng này đang có dấu hiệu gia tăng gây mất an ninh trật tự, tiềm ẩn nhiều hệ lụy.

Cán bộ Công an tỉnh Gia Lai làm việc với các nạn nhân bị Siu H’Bẽo và các đối tượng khác lừa đảo vượt biên.
Cán bộ Công an tỉnh Gia Lai làm việc với các nạn nhân bị Siu H’Bẽo và các đối tượng khác lừa đảo vượt biên.

Trắng tay vì tin lời dỗ ngọt

Vừa qua, trên địa bàn huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, một số người DTTS nghe theo lời dụ dỗ của đối tượng xấu vượt biên trái phép sang Thái Lan để tìm “miền đất hứa”. Không ít gia đình bán hết gia sản nộp lộ phí để lên đường.

Nghe theo lời dụ dỗ của Siu H’Bẽo, ở xã Chư Don, huyện Chư Pưh, tháng 1/2023, anh Siu Phương, SN 1992, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh đã bán hết gia sản, đưa vợ con vượt biên sang Thái Lan tìm cuộc sống sung túc. Anh Phương kể: Thông qua mạng xã hội Zalo, tôi nghe một số người nói đi sang Thái Lan sẽ có công việc lương cao nên tò mò tìm hiểu. Họ bảo nếu đi thì chỉ mất chi phí dẫn đường người lớn 26 triệu đồng/người, trẻ con thì tính bằng 1/2 người lớn. Tôi bán đàn bò 6 con, cho thuê rẫy và cầm hết tiền tiết kiệm của hai vợ chồng tổng cộng được 113 triệu đồng, tôi chuyển cho Siu H’Bẽo 3 lần tổng cộng 78 triệu đồng làm chi phí dẫn đường đưa hai vợ chồng và 2 con trai đi Thái Lan. Theo hướng dẫn của các đối tượng, gia đình tôi đón xe khách vào TP. Hồ Chí Minh rồi bắt xe ô tô đi xuống huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp để vượt biên. Trên đường đi, chúng tôi bị cơ quan Công an phát hiện, tạm giữ rồi hỗ trợ quay trở về địa phương.

Cũng tin vào lời hứa có việc làm ổn định, mức thu nhập cao mà giờ đây, gia đình chị Siu H’Piep, SN 1995, xã Ia Le, huyện Chư Pưh rơi vào cảnh trắng tay. Nghe theo lời của đối tượng Siu H’Bẽo, chị Siu H’Piep đã bán chiếc xe công nông đi rẫy, chở nông sản thuê của gia đình và toàn bộ số tiền tiết kiệm nhiều năm để chuyển 90 triệu đồng cho Siu H’Bẽo dẫn đường đi Thái Lan.

Chị Siu H’Piep cho biết: “Chuyển đủ tiền chi phí dẫn đường cho Siu H’Bẽo cả gia đình 4 người, chúng tôi di chuyển theo hướng dẫn của các đối tượng, qua mấy chặng xe mới tới khu vực biên giới của tỉnh Đồng Tháp. Xuống đến nơi, trong lúc hoang mang, lo lắng ngồi chờ để vượt biên thì lực lượng Công an phát hiện, hỗ trợ chúng tôi quay trở về”.

Theo thông tin từ Công an tỉnh Gia Lai, chỉ trong nửa đầu tháng 2/2023, Phòng An ninh điều tra và Phòng An ninh nội địa, Công an tỉnh đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn và hỗ trợ 5 nhóm, 19 người DTTS trú tại 2 xã Ia Hla, xã Ia Le (huyện Chư Pưh) và xã Chư Rcăm (huyện Krông Pa) trở về địa phương. Tất cả họ đều bị các đối tượng lừa vượt biên sang Campuchia, Thái Lan để chiếm đoạt tài sản.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị kẻ xấu dụ dỗ vượt biên trái phép sang Campuchia (tháng7/2022) tại sân bay
Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị kẻ xấu dụ dỗ vượt biên trái phép sang Campuchia (tháng7/2022) tại sân bay

Giấc mơ thiên đường thành ác mộng

Vượt biên thành công, đến được miền đất hứa, những tưởng cuộc sống sẽ như lời dụ ngọt của các đối tượng xấu, nhưng đó chỉ là mơ. Họ phải sống cảnh cơ cực trong các trại tị nạn, không có tiền, không có việc làm nên ai cho gì ăn đó, bữa đói, bữa no.

Nhớ lại những ngày tháng bị lừa vượt biên sang Campuchia làm việc, Puih Thái ở làng Kloong, xã Ia O, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai thấy mình vẫn còn may mắn khi được trở về quê hương với gia đình. Puih Thái bảo: Hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có công ăn việc làm, nương rẫy ít nên muốn tìm công việc mới có thu nhập ổn định đỡ đần gia đình. Không ngờ sang đó, mình không làm được việc theo yêu cầu của họ, bị họ đánh đập hằng ngày, khắp người lúc nào cũng đầy những vết bầm tím, đau lắm, còn nhốt vào phòng kín không có chỗ đi vệ sinh và bị bỏ đói. Không chịu được nữa mình gọi điện về nhà cầu cứu gia đình kiếm tiền chuộc mình về. “Lúc bước chân đi làm ai cũng chỉ nghĩ là sẽ có tiền phụ giúp gia đình, đâu có ngờ sự việc lại ra nông nỗi như thế. Việc làm không như ý, vừa bị hành hạ lại còn mang nợ về cho gia đình”.

Tình trạng dụ dỗ đồng bào DTTS vượt biên trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ có ở Chư Pưh, Krông Pa mà còn xảy ra ở một số địa phương khác trên địa bàn tỉnh Gia Lai như Đăk Đoa, Chư Sê, Phú Thiện… Hầu hết người lao động khi đặt chân đến các miền đất hứa như Campuchia, Thái Lan, Canada… đều bị đối xử lạnh nhạt, cưỡng ép lao động khổ sở, hoặc phải gọi điện người thân để đưa số tiền lớn chuộc về. Khi không có tiền chuộc thì các đối tượng dọa giết, đánh đập, hành hạ.

Bằng những lời hứa ngon ngọt về “thiên đường” sung sướng và chiêu thức hoạt động tinh vi, các đối tượng đã lừa đảo nhiều người dân nhẹ dạ.


Tin cùng chuyên mục
Buôn bán tôm hùm đất, mức phạt tối đa là bao nhiêu?

Buôn bán tôm hùm đất, mức phạt tối đa là bao nhiêu?

Màu sắc bắt mắt, lại theo trend các nền tảng mạng xã hội quảng bá, khiến tôm hùm đất dù bị cấm nhập khẩu vẫn bị thẩm thấu vào thị trường và tạo ra sự lo ngại những hệ lụy. Theo Điều 246, Bộ Luật Hình sự năm 2017, người vận chuyển hoặc phát tán trái phép động vật, thực vật ngoại lai xâm hại, hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ gây hại sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
Tin nổi bật trang chủ
Tôn vinh Người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024

Tôn vinh Người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024

Thời sự - Hương Diệp - Thanh Huyền - 23:45, 16/06/2024
Tối ngày 16/6, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp tổ chức Lễ tôn vinh Người có uy tín tiêu biểu khu vực biên giới, biển đảo lần thứ II, năm 2024 với chủ đề “Điểm tựa của bản làng”.
Mưa lớn kèm dông lốc làm hai người chết, gây thiệt hại tại nhiều địa phương

Mưa lớn kèm dông lốc làm hai người chết, gây thiệt hại tại nhiều địa phương

Xã hội - Minh Nhật - 23:25, 16/06/2024
Theo Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, từ ngày 14-16/6, mưa lớn, mưa đá kèm dông lốc đã làm hai người chết và gây nhiều thiệt hại tại các địa phương.
Cháy lớn, nhiều người mắc kẹt trong ngôi nhà tại Định Công, Hoàng Mai

Cháy lớn, nhiều người mắc kẹt trong ngôi nhà tại Định Công, Hoàng Mai

Xã hội - Minh Nhật - 21:47, 16/06/2024
Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 18h chiều 16/6, 1 căn nhà cao tầng trên phố Định Công Hạ (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) bất ngờ xảy ra cháy.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 24): Nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 24): Nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi

Media - BDT - 17:20, 16/06/2024
Nhờ triển khai thực hiện các chương trình, chính sách, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, những năm qua, đã có hàng trăm xã vùng đồng bào DTTS và miền núi được đưa ra khỏi danh sách vùng đặc biệt khó khăn. Nhưng ở một số địa phương, việc được công nhận nông thôn mới cũng đồng nghĩa với cắt giảm một số chế độ hỗ trợ với học sinh và giáo viên, khiến công tác giảng dạy và học tập gặp rất nhiều khó khăn. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này bàn về những nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi.
Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: Cần một quyết sách an dân (Bài 3)

Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: Cần một quyết sách an dân (Bài 3)

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 16:26, 16/06/2024
Dù rằng, người dân và chính quyền cơ sở đã nêu quan điểm, khẳng định không đồng ý để doanh nghiệp vào khai thác khoáng sản ở vùng đất “bốn yên”, ở đỉnh núi Pu Phen để giữ lấy sự bình yên mà sau bao năm mới tìm lại được. Nhưng, để có được một quyết định dứt khoát, đủ sức nặng về mặt pháp lý, thuộc về cơ quan có thẩm quyền. Vùng đất “bốn yên” đang chờ một giải pháp an dân...
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 24): Nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 24): Nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi

Nhờ triển khai thực hiện các chương trình, chính sách, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, những năm qua, đã có hàng trăm xã vùng đồng bào DTTS và miền núi được đưa ra khỏi danh sách vùng đặc biệt khó khăn. Nhưng ở một số địa phương, việc được công nhận nông thôn mới cũng đồng nghĩa với cắt giảm một số chế độ hỗ trợ với học sinh và giáo viên, khiến công tác giảng dạy và học tập gặp rất nhiều khó khăn. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này bàn về những nghịch lý ở xã nông thôn mới vùng DTTS, miền núi.
Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: Nguy cơ đe dọa cuộc sống bình yên (Bài 2)

Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: Nguy cơ đe dọa cuộc sống bình yên (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 16:20, 16/06/2024
Vàng tặc lắng xuống sau nhiều nỗ lực của chính quyền, hệ thống chính trị ở huyện Tương Dương và các xã vùng “bốn yên”. Tái thiết lại cuộc sống ở vùng đất từng hứng chịu vấn nạn vàng tặc luôn là khát vọng khôn nguôi của các tầng lớp Nhân dân và chính quyền nơi đây...
Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”:

Khát vọng nơi vùng đất “bốn yên”: "Sóng dữ" một thời (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Nguyễn - 16:08, 16/06/2024
LTS: Vùng đất “bốn yên”, gồm Yên Na, Yên Tĩnh, Yên Hòa, Yên Thắng, huyện Tương Dương (Nghệ An) từng là thủ phủ của… “vàng tặc”. Phải mất rất nhiều thời gian, công sức của chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng, thì “vàng tặc” mới lắng xuống, những hệ lụy mới lùi dần. Tuy nhiên, để vùng đất "bốn yên" không tiếp tục dậy "sóng dữ", các cấp chính quyền, lực lượng chức năng cần phải "vào cuộc" rà soát, kiểm tra và cân nhắc kỹ lưỡng việc đã cấp phép khai thác quặng vàng ở vùng đất này, để nỗi đau, nỗi ám ảnh kinh hoàng mà người dân ở nơi đây từng nếm trải...không lặp lại.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Lạng Sơn: Phát huy vai trò Người có uy tín trong cộng đồng

Người có uy tín - Thúy Hồng - 15:57, 16/06/2024
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín tỉnh Lạng Sơn đã có những đóng góp rất lớn trong công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, bảo vệ đường biên, cột mốc, giữ vững an ninh biên giới… qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi ngày càng phát triển.
Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS Quảng Nam: Giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới

Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS Quảng Nam: Giữ vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới

Người có uy tín - T.NHÂN-H.TRƯỜNG - 15:56, 16/06/2024
Quảng Nam có hơn 400 Người có uy tín, đây là một trong những lực lượng nòng cốt, là “cầu nối” để đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào DTTS. Cùng với đó, họ là những tấm gương tiêu biểu trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ cho người khó khăn cùng phát triển sản xuất, vận động người dân cùng hiến đất mở đường, góp phần không nhỏ trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở địa phương.
Việt Nam có MV Youtube đầu tiên đạt 1 tỉ lượt xem

Việt Nam có MV Youtube đầu tiên đạt 1 tỉ lượt xem

Giải trí - Minh Nhật - 15:53, 16/06/2024
Với mức tăng ổn định và đều đặn, ca khúc "Một Con Vịt" đã chạm đến cột mốc trở thành bài hát Việt Nam đầu tiên đạt 1 tỉ lượt xem trên Youtube.