Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang phục truyền thống của dân tộc Thổ Nghệ An

Nguyệt Anh (T/h) - 08:36, 30/09/2021

Không cầu kỳ như trang phục của đồng bào Mông, Thái,… trang phục của đồng bào Thổ ở Nghệ An tương đối giản đơn, có nhiều nét tương đồng như trang phục dân tộc Thái trong vùng, nhưng cũng không khó để nhận biết ở một vài điểm khác biệt ...

Cô gái dân tộc Thổ trên cánh đồng lúa
Cô gái dân tộc Thổ trên cánh đồng lúa

Người Thổ là một trong 54 dân tộc Việt Nam. Người Thổ có nhiều nhóm khác nhau, có các tên gọi khác như Kẹo, Mọn, Cuối, Họ, Đan Lai, Ly Hà, Tày Pọng, Con Kha, Xá Lá Vàng... Nhóm dân tộc Việt-Mường có vùng cư trú chính ở phần phía tây tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Người Thổ nói tiếng Thổ, tiếng Cuối... ngôn ngữ thuộc Ngữ chi Việt, nhưng có nhiều phương ngữ khác nhau.

Người Thổ ở Nghệ An hiện có khoảng trên 63.000 người, cư trú tập trung ở các huyện phía Tây của tỉnh như Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ. Đồng bào Thổ sống cận cư với đồng bào Thái nên đời sống sinh hoạt, văn hóa vật thể, phi vật thể có nhiều nét tương đồng với người Thái địa phương.

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Thổ gồm áo trắng và váy kẻ sọc đen trắng
Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Thổ gồm áo trắng và váy kẻ sọc đen trắng

Từ xa xưa, người Thổ có nghề trồng bông truyền thống nhưng lại không tự dệt may trang phục cho mình. Hầu hết phụ nữ Thổ đều sử dụng váy của đồng bào Thái (nhóm Thái Man Thanh hay còn gọi là Thái -Thanh) để mặc trong ngày thường (thời xưa) cũng như hội hè, đình đám (xưa, nay). Việc trao đổi này đã trở thành tập quán phản ánh sự gắn bó giữa 2 dân tộc anh em mà trong một truyền thuyết đã nói tới. Truyền thuyết kể rằng: Xưa kia, có 2 chị em sinh ra trong một gia đình người Thái -Thanh. Họ càng lớn, càng xinh đẹp. Rồi cô em đi lấy chồng là người dân tộc Thổ ở làng khác, nhưng do kinh tế quá khó khăn nên phải về nhà ngoại xin chị áo mặc. Người chị cũng nghèo nhưng thương em nên đã cắt cho em vạt dưới chiếc áo của mình. Vì vậy, áo phụ nữ Thái –Thanh hiện nay rất ngắn, còn áo của phụ nữ Thổ thì phải vá phần trên. Đó là kiểu áo 5 thân, phần trên khác màu.

Mỗi nhóm dân tộc Thổ ở các địa phương khác nhau, trang phục sẽ có những đặc điểm khác nhau
Mỗi nhóm dân tộc Thổ ở các địa phương khác nhau, trang phục sẽ có những đặc điểm khác nhau

Tuy nhiên, trang phục của mỗi nhóm dân tộc Thổ lại có những đặc điểm khác nhau theo từng vùng cư trú. Chẳng hạn như áo của phụ nữ Thổ vùng Nghĩa Đàn thường dùng chất vải thô, màu trắng, cổ viền, ống tay hẹp như áo cánh của phụ nữ Kinh. Áo của phụ nữ Thổ vùng là loại áo ngắn, ống tay dài, khác màu với thân áo, cổ tròn, khuy áo bấm. Khi mặc, áo thả lỏng ra bên ngoài.

Còn chiếc váy truyền thống của phụ nữ Thổ giống như váy của người Thái -Thanh, chất liệu sợi bông, nhuộm chàm, có sọc viền ngang chân váy. Khi mặc, những đường sọc của váy tạo thành các đường tròn song song quanh trục thân. Chân váy dày hơn thân váy, do người phụ nữ đã sáng kiến đệm thêm một lớp vải trắng phía trong chân váy để giữ váy được bền, thẳng nếp. Phần trên được nối thêm một đoạn vải trắng khoảng 30 phân làm thành cạp váy (váy phụ nữ Thái- Thanh không có đặc điểm này).

Phụ nữ Thổ sử dụng thắt lưng xanh giống phụ nữ dân tộc Thái trong vùng
Phụ nữ Thổ sử dụng thắt lưng xanh giống phụ nữ dân tộc Thái trong vùng

Riêng phụ nữ vùng Nghĩa Mai, Nghĩa Lợi, Nghĩa Lộc, Nghĩa Lãm (huyện Nghĩa Đàn) mặc váy vải sợi bông màu đen, có yếm trắng giống như người Kinh. Đi cùng chiếc váy áo là chiếc thắt lưng màu xanh hoặc màu vàng thắt quanh hông, buộc hai đầu vào cạnh hông chứ không buộc thắt nút. Đối với những phụ nữ thuộc gia đình khá giả thì mặc những loại váy bằng chất liệu tơ tằm, một phần ba thân váy và gấu đều dệt hoa văn mỹ miều.

Phụ nữ Thổ không dùng nón, mũ che mưa, nắng mà chủ yếu dùng chiếc khăn vuông khổ rộng khoảng 80 cm bằng vải phin trắng, gấp lại để đội đầu.

Xưa kia, đàn ông dân tộc Thổ mặc giống như người Kinh với bộ quần áo bà ba, không phân biệt màu. Tuy nhiên, cũng có những vùng, đàn ông Thổ chỉ mặc quần trắng, cạp vấn, chiếc áo dài màu đen. Khi đi đám đình, họ đội cả khăn nhiễu màu tím.

Các cô gái dân tộc Thổ biểu diễn dân vũ trong Lễ hội Bốc mó tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam
Các cô gái dân tộc Thổ biểu diễn dân vũ trong Lễ hội Bốc mó tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong đám tang, người Thổ mua lại những tấm vải thô trắng của người Thái để may quần áo. Đồ tang lễ phải may đường kim lộn ngược giống như mặc áo trái. Gấu áo xổ ra te tua. Con cháu đội mũ rơm-thể hiện sự đau đớn, thương tiếc sâu sắc đối với người đã khuất. Khi để tang, người phụ nữ đeo khăn dài trắng như người Kinh.

Nhìn chung, trang phục truyền thống của đồng bào Thổ tương đối giản đơn, bởi đồng bào không nắm được kỹ thuật dệt vải, nhuộm vải, thêu thùa. Ngày nay, chỉ trong những ngày thực sự quan trọng đối với bản làng, phụ nữ Thổ mới mặc trang phục truyền thống. Còn nam giới thì hoàn toàn mặc như người Kinh trong ngày thường cũng như hội, lễ.

Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc công bố Quyết định về công tác cán bộ

Ủy ban Dân tộc công bố Quyết định về công tác cán bộ

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 9 phút trước
Chiều 21/5, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trao quyết định về công tác cán bộ cho công chức, viên chức quản lý thuộc Ủy ban Dân tộc. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh Chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Nông Thị Hà; đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Kinh tế - Ngọc Chí - 24 phút trước
Huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống; đa phần người dân đều làm công nhân cho các Công ty cao su trên địa bàn huyện. Tận dụng thời gian nhàn rỗi, nhiều hộ dân đã quyết định đầu tư vào mô hình nuôi hươu sao và chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu để kiếm thêm thu nhập, hướng đến làm giàu trên vùng đất khó.
Mạo danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng

Mạo danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng

Pháp luật - Vũ Mừng - 26 phút trước
Công an tỉnh Hà Giang vừa tiến hành bắt tạm giam đối tượng Trần Trung Hiếu (sinh năm 1994), trú tại Tổ 7, phường Nguyễn Trãi, Tp. Hà Giang, tỉnh Hà Giang về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Cách cúng Lễ Phật đản rằm tháng 4 tại nhà

Cách cúng Lễ Phật đản rằm tháng 4 tại nhà

Xã hội - Minh Nhật - 28 phút trước
Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa, chuẩn bị lễ cúng chu đáo, thận trọng lời ăn tiếng nói.
Gia Lai: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục

Gia Lai: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục

Giáo dục - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 21/5, tại Tp. Pleiku, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại với cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục. Dự hội nghị, có lãnh đạo tỉnh Gia Lai, các sở, ban, ngành có liên quan cùng 164 đại biểu đại diện cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vĩnh Phúc: Công nhận 121 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Vĩnh Phúc: Công nhận 121 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Người có uy tín - Văn Hoa - Thế Dương - 1 giờ trước
Thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đến nay 100% các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định phê duyệt, công nhận Người có uy tín năm 2024.
AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam cùng bảng đấu với các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào

AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam cùng bảng đấu với các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa tổ chức Lễ bốc thăm chia bảng AFF Cup 2024 tại thủ đô Hà Nội. Đội tuyển Việt Nam rơi vào bảng B, cùng các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào.
Đắk Lắk: Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk chính thức hoạt động

Đắk Lắk: Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk chính thức hoạt động

Du lịch - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 20/5, UBND huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk.
Thanh Hóa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân biên giới

Thanh Hóa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân biên giới

Tin tức - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Ngày 21/5, tại huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa), Sở Ngoại vụ phối hợp với Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao), Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Dân tộc và UBND huyện Mường Lát tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về biên giới lãnh thổ quốc gia.
Quốc hội thảo luận về nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Quốc hội thảo luận về nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Chiều 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.