Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trò chuyện cùng truyền nhân văn hóa dân tộc Cống

Tào Đạt - 08:50, 05/07/2024

Ông Chang Văn San là một trong những già làng, Người có uy tín am hiểu văn hóa của dân tộc Cống ở bản Lăng Phiếu, xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Ở tuổi “xưa nay hiếm”, ông San cố gắng trao truyền văn hóa cho thế hệ trẻ trong bản với mong muốn gìn giữ những nét đẹp của dân tộc mình.

Ông Chang Văn San thực hiện nghi thức cúng trong Tết Ngô của người Cống
Ông Chang Văn San thực hiện nghi thức cúng trong Tết Ngô của người Cống

Gắn cuộc đời với văn hóa dân tộc

Chúng tôi gặp ông Chang Văn San, dân tộc Cống trong dịp tỉnh Lai Châu tổ chức Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người. Dù đã ở tuổi 80, ông San vẫn rất hoạt bát.

Tôi cũng không biết còn sống được đến khi nào, giờ chỉ mong sao cho lớp trẻ ý thức hơn về văn hóa truyền thống dân tộc, chịu khó học các giai điệu, các bài dân ca, dân vũ, nghi lễ cầu cúng… để giữ gìn, tiếp nối và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Cống.”

Ông Chang Văn San, Người có uy tín ở bản Lăng Phiếu

Ngồi bên chén trà thảo mộc, ông San kể: Hồi đó, khi còn trẻ, ông tham gia đội văn nghệ xã, đi biểu diễn khắp nơi trong tỉnh. Và bài dân ca của dân tộc mình mà ông yêu thích và tự hào nhất đó là bài “Tăng A Tim”.

Rồi ông cất vang tiếng hát, giai điệu bài hát vốn đã được nhạc sĩ Doãn Nho lấy cảm hứng và trở thành tác phẩm âm nhạc nổi tiếng “Chiếc khăn Piêu”.

Theo ông San, làn điệu dân ca này xuất phát từ đời sống lao động sản xuất và sinh hoạt của bà con. Khi được ghi chép lại, hát lên, đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu với đồng bào dân tộc Cống. "Những làn điệu dân ca này chủ yếu do ông bà ngày xưa truyền miệng cho con cháu. Đến thời điểm hiện tại, những người cao tuổi như tôi đang cố gắng truyền lại cho thế hệ trẻ biết và hát”, ông San cho hay.

Ông San tâm sự thêm, người Cống ở Nậm Khao cũng không thể thiếu các lễ hội truyền thống, trong đó có Tết Cổ truyền quan trọng nhất là Quề La Loong, hay còn gọi là Tết Ngô. Trong thời đại hội nhập, Tết Ngô của dân tộc Cống đã nổi tiếng hơn, ông San cũng là nhân vật chủ chốt được mời đi tái hiện lại phong tục này tại nhiều sự kiện lớn.

Ông Chang Văn San, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn văn hóa của dân tộc Cống ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
Ông Chang Văn San, Người có uy tín có nhiều đóng góp trong việc bảo tồn văn hóa của dân tộc Cống ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

Trao truyền văn hóa truyền thống

Ông San tâm sự, ở xã Nậm Khao có hai bản người Cống là nơi sinh sống của 280 hộ với 1.106 nhân khẩu. Dù dân số ít nhưng lại có 83 đảng viên, đây là tỷ lệ khá cao. Ông San cười hiền: “Tôi cũng được hơn 60 năm tuổi Đảng rồi”.

Được kết nạp Đảng năm 1963, lúc đang công tác tại UBND xã. Là một đảng viên, già làng, Người có uy tín trong bản, ông San đã nỗ lực vận động các gia đình cho con em đến trường học, xây dựng nếp sống mới và thực hiện các nghĩa vụ công dân như vận động thanh niên đủ tuổi tòng quân bảo vệ Tổ quốc hay hôn nhân đúng pháp luật…

“Chúng tôi quan niệm tất cả dân tộc trên đất nước Việt Nam đều là con cháu Bác Hồ. Nên ngay chuyện trai, gái tìm hiểu, kết hôn cũng không còn bó buộc trong dân tộc mình nữa. Còn có nhiều cháu dân tộc Cống được đi học tại các trường dân tộc nội trú của tỉnh, từ nền tảng đó có cháu đã học lên đại học, ra trường về phục vụ, xây dựng quê hương”, ông San nói.

Tết Ngô của người Cống được tái hiện trong Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ nhất năm 2023
Tết Ngô của người Cống được tái hiện trong Ngày hội văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ nhất năm 2023

Bản làng người Cống đang ngày càng phát triển, sự giao thoa văn hóa giữa các vùng cũng khiến văn hóa truyền thống bị mai một. Đây là trăn trở lớn nhất của người già làng đảng viên này.

Bởi vậy, những năm qua, ông San đã không quản gian khó tập hợp người trẻ để “mở lớp” tại nhà truyền dạy văn hóa và khơi gợi đam mê tìm tòi, học hỏi trong họ.

Đánh giá về ông Chang Văn San, Phó Chủ tịch xã Nậm Khao Lò Văn Hạnh khẳng định: “Ông Sang là Người có uy tín tận tâm, trách nhiệm với công việc cộng đồng, được Nhân dân tin yêu, kính trọng. Ông cũng có nhiều công lao giúp giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa của người Cống trên địa bàn”.

Với những nỗ lực, cống hiến, ông Chang Văn San đã nhận được nhiều Giấy khen, Bằng khen. Đặc biệt, ông còn vinh dự được nhận Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là Người có uy tín trong đồng bào DTTS toàn quốc năm 2023.

Tin cùng chuyên mục
Krông Nô (Đắk Nông): Bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng cho Người có uy tín

Krông Nô (Đắk Nông): Bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng cho Người có uy tín

Trong 2 ngày 2 và 3/7, Hội đồng Giáo dục Quốc phòng và An ninh, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông phối hợp cùng Phòng Dân tộc huyện tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức an ninh quốc phòng cho Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS năm 2024. Tham gia Hội nghị có 38 Người có uy tín trên địa bàn huyện.
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Rực rỡ sắc màu trên trang phục phụ nữ Dao Thanh Phán

Rực rỡ sắc màu trên trang phục phụ nữ Dao Thanh Phán

Media - Thanh Thuận - 5 phút trước
Người Dao Thanh Phán cư trú ở những địa hình núi cao của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Phụ nữ Dao Thanh Phán được biết đến với bộ trang phục truyền thống độc đáo, nổi bật với sắc đỏ trên mũ đội đầu, khăn và các họa tiết trang trí trên áo, quần do tự tay may thêu. Hiện nay, phụ nữ Dao Thanh Phán vẫn mặc trang phục truyền thống hàng ngày, trong tất cả các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, lao động, sản xuất. Với nụ cười tươi tắn cùng bộ trang phục rực rỡ, càng tôn thêm nét đẹp riêng có và ấn tượng sâu sắc về người phụ nữ người Dao Thanh Phán.
Euro 2024: Bi kịch phản lưới khiến Thổ Nhĩ Kỳ gục gã trước Hà Lan

Euro 2024: Bi kịch phản lưới khiến Thổ Nhĩ Kỳ gục gã trước Hà Lan

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 13 phút trước
Trận Tứ kết Euro 2024 giữa Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ đã diễn ra hết sức kịch tính với 3 bàn thắng được ghi. Chung cuộc, đội tuyển bản lĩnh hơn là Hà Lan đã vượt qua đối thủ để giành quyền đi tiếp.
Euro 2024: Bản lĩnh luân lưu giúp Anh vượt qua Thụy Sĩ để tiến vào Bán kết

Euro 2024: Bản lĩnh luân lưu giúp Anh vượt qua Thụy Sĩ để tiến vào Bán kết

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 15 phút trước
Trận Tứ kết Euro 2024 giữa Anh và Thụy Sĩ đã diễn ra đầy kịch tính đến những phút cuối cùng. Hai đội phải nhờ đến loạt sút luân lưu định mệnh mới có thể tìm ra người chiến thắng.
Ấn tượng tại Giải marathon quốc tế “Vietcombank Mekong delta” tỉnh Hậu Giang lần thứ V

Ấn tượng tại Giải marathon quốc tế “Vietcombank Mekong delta” tỉnh Hậu Giang lần thứ V

Sức khỏe - Như Tâm - 16 phút trước
Sáng 7/7, Giải marathon quốc tế “Vietcombank Mekong delta” tỉnh Hậu Giang lần thứ V, năm 2024 thu hút gần 11.000 vận động viên đăng ký tham gia ở 6 cự ly. Trong đó, cự ly 1,1km và 2,4km dành cho trẻ em và thiếu niên với 2.000 vận động viên; cự ly 5km, 10km, 21km và 42km với khoảng 8.800 vận động viên, trong đó có 19 vận động viên quốc tế đến từ các quốc gia: Thái Lan, Nhật Bản, Singapore, Kenya...
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Giải quyết nhiều vấn đề dân sinh vùng DTTS và miền núi (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Ngọc Thu - 03:14, 07/07/2024
Việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết những vấn cấp thiết nhất của đời sống Nhân dân vùng DTTS và miền núi Gia Lai. Qua đó, góp phần giảm nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân.
Tin trong ngày - 5/7/2024

Tin trong ngày - 5/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 5/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc vùng Đông Bắc. Bố trí định cư, di dời khẩn cấp 64 hộ dân vùng sạt lở núi ở Bình Định. Người lan tỏa phong trào làm đường Nông thôn mới ở Đồng Tâm. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh

Ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm (thực hiện) - 02:44, 07/07/2024
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV – năm 2024 là dịp để tỉnh Thanh Hóa tổng kết, đánh giá kết quả đạt được trong lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2019 - 2024; đồng thời ghi nhận, biểu dương, tôn vinh những cá nhân, tổ chức tiêu biểu, từ đó tạo ra không khí thi đua mới trong vùng đồng bào DTTS, tiếp tục vun đắp tinh thần đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã phỏng vấn ông Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh-Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS các cấp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV - năm 2024, để rõ hơn ý nghĩa của sự kiện chính trị - xã hội quan trọng này.
Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Cơ hội gia tăng giá trị rừng trồng từ Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia

Kinh tế - Minh Thu - 02:39, 07/07/2024
Hệ thống chứng chỉ rừng quốc gia (Vietnam Forest Certification Scheme) của Việt Nam có tên viết tắt là VFCS được xây dựng theo Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Không chỉ mang lại những lợi ích về kinh tế, VFCS còn góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Cao Bằng: Nâng cao nhận thức và sự chủ động của người dân tham gia BHXH, BHYT

Xã hội - Hồng Phúc - 02:35, 07/07/2024
Với mục tiêu bao phủ tiến tới Bảo hiểm y tế (BHYT) toàn dân, tỉnh Cao Bằng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, phù hợp với thực tế địa phương để người dân nâng cao nhận thức và tích cực tham gia Bảo hiểm xã hội (BHXH), BHYT.
Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Yên Bái: Chương trình MTQG 1719 góp phần nâng cao chỉ số hạnh phúc cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 02:33, 07/07/2024
Từ thực hiện hiệu quả các nội dung dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào DTTS, giúp cho các chỉ số hạnh phúc (CSHP) của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái được cải thiện rõ rệt.
Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Mường Lát (Thanh Hóa): Đồng bào Mông quyết tâm thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 02:28, 07/07/2024
Tại tỉnh Thanh Hóa, đồng bào dân tộc Mông tập trung sinh sống đông nhất ở huyện biên giới Mường Lát. Những năm qua, thành công lớn nhất của những người làm công tác dân tộc, là đã vận động thành công đồng bào Mông thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ, nổi bật nhất là vận động được đồng bào đưa người chết vào quan tài. Hủ tục đã được đẩy lùi, đến nay đồng bào Mông đang tiếp tục xây dựng và thực hiện nếp sống văn hóa mới trong tang lễ.