Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trồng rừng gỗ lớn - Nhìn xa để thắng lớn

Thiên Đức - 14:13, 10/06/2022

Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về sản xuất, chế biến đồ gỗ. Đây là môi trường lý tưởng cho ngành trồng rừng, một trong những ngành gắn liền với sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS. Tuy nhiên, hiện nay, ngành trồng rừng mới chỉ chú trọng tới các loại gỗ có kích thước nhỏ để sản xuất dăm gỗ, ván gỗ. Lĩnh vực trồng cây gỗ lớn dường như đang bị bỏ ngỏ.

Gỗ nguyên liệu ở Việt Nam chủ yếu để sản xuất gỗ ván, gỗ ép
Gỗ nguyên liệu ở Việt Nam chủ yếu để sản xuất gỗ ván, gỗ ép

Dư địa cho lĩnh vực gỗ lớn

Bà Đỗ Thị Bạch Tuyết, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Woodsland cho biết: "Hiện nay, doanh thu từ xuất khẩu gỗ của Công ty đạt trên 100 triệu USD/năm. Do đó, nhu cầu về nguyên liệu gỗ của Công ty rất lớn, mỗi năm cần khoảng 3 triệu m3 gỗ keo nguyên liệu. Hiện, Công ty đã hợp tác với 5 sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) để xây dựng vùng nguyên liệu có chứng chỉ FSC (một tiêu chuẩn tự nguyện nhằm hỗ trợ quản lý rừng có trách nhiệm trên phạm vi toàn cầu) với khoảng 1.000 ha.

Ngoài ra, Công ty cũng phối hợp với nông dân tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang trồng 1.500 ha rừng có chứng chỉ FSC. Mục tiêu của công ty là liên kết với nông dân và các hợp tác xã trồng rừng gỗ lớn (từ 7 năm trở lên, gỗ có đường kính 15 cm trở lên là gỗ lớn) để phục vụ sản xuất, chế biến. Một trong những ưu tiên của Công ty là phát triển nguồn nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, với hiện trạng trồng rừng trong nước như hiện nay, vẫn chưa đáp ửng đủ nhu cầu của Công ty.

Còn ông Nguyễn Văn Diện, Vụ trưởng Vụ Phát triển sản xuất Lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT cho biết: Cả nước hiện có 5.580 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản, thu hút khoảng 500.000 lao động. Trong đó, có 2.600 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, tập trung nhiều nhất tại khu vực Đông Nam bộ, khu vực Đồng bằng sông Hồng, Nam Trung bộ và Đông Bắc bộ.

Như vậy, có thể thấy nhu cầu về gỗ nguyên liệu của Việt Nam là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay tồn tại một nghịch lý là mặc dù gỗ nguyên liệu trong nước đáp ứng gần 80% nhu cầu sản xuất, chế biến, song gần 70% là gỗ có kích thước nhỏ, chỉ sản xuất các sản phẩm như dăm gỗ, các loại ván nhân tạo. Chúng ta đang rất yếu và rất thiếu nguyên liệu từ gỗ lớn.

Việt Nam cần có chính sách thúc đẩy trồng cây gỗ lớn
Việt Nam cần có chính sách thúc đẩy trồng cây gỗ lớn

Cần khuyến khích trồng cây gỗ lớn

Một trong những rào cản không hề nhỏ hiện nay của người dân khi tham gia trồng cây gỗ lớn, là khó khăn trong tiếp cận tài chính. Trong khi đó, việc trồng rừng gỗ lớn đòi hỏi thời gian dài. Cùng với đó, chính sách thu mua gỗ có chứng chỉ của một số doanh nghiệp còn bất cập so với giá gỗ chưa có chứng chỉ (chưa có nhiều sự khác biệt) nên chưa khuyến khích được người dân trồng rừng gỗ lớn, gỗ có chứng chỉ. Để có nguồn nguyên liệu gỗ lớn từ rừng trồng, rất cần Nhà nước có nguồn vốn ưu đãi cho người trồng rừng, công ty lâm nghiệp. Bên cạnh việc hỗ trợ nguồn vốn, việc tuyên truyền để người dân hiểu ý nghĩa và giá trị kinh tế từ việc trồng rừng gỗ lớn cũng cần phải đẩy mạnh.

Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, người có nhiều năm gắn bó với ngành Lâm nghiệp, cho biết: Diện tích rừng sản xuất của Việt Nam hiện khoảng 3,7 triệu ha. Khả năng tăng diện tích đất rừng trồng sản xuất ở nước ta không còn nhiều.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có rất nhiều dư địa để tăng sản lượng gỗ rừng trồng, nếu kéo dài chu kỳ (10 - 15 năm). Nếu chúng ta làm tốt, thì đến năm 2030 sẽ có khoảng 60 - 70 triệu m3 gỗ nguyên liệu từ rừng trồng tập trung. Ngoài ra, chúng ta còn nguồn gỗ từ cây cao su, từ cây trồng phân tán...

Vì vậy, Bộ NN&PTNT cần sớm có đề án bài bản về phát triển nguồn gỗ nguyên liệu để trình Thủ tướng Chính phủ. Cùng với đó, rất cần sự liên kết giữa nông dân, doanh nghiệp, chính quyền địa phương, Bộ NN&PTNT. Nước ta hiện có 1,1 triệu hộ nông dân trồng rừng, nhưng không có hợp tác xã thì không thể liên kết được với nông dân, người trồng rừng để xây dựng vùng nguyên liệu, đáp ứng yêu cầu, sản xuất chế biến.

Các loại gỗ rừng trồng (rừng sản xuất) của Việt Nam hiện nay có cây keo, bạch đàn: 2,59 triệu ha, chiếm 70% tổng diện tích rừng trồng sản xuất; mỡ, bồ đề, tràm: 740.000 ha, chiếm 20% tổng diện tích rừng trồng sản xuất. Các loài cây khác có chu kỳ khai thác trên 10 năm (thông, lát, xoan và các loài cây bản địa khác) khoảng 370.000 ha, chiếm khoảng 10% tổng diện tích rừng trồng sản xuất. Về phát triển rừng trồng gỗ lớn cả nước, hiện mới chỉ khoảng 489.016 ha, trong đó diện tích rừng trồng có chứng nhận quản lý rừng bền vững là 290.500 ha.

Tin cùng chuyên mục
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 1 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 1 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 2 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.