Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trồng rừng nhưng không được khai thác vì “bỗng dưng” thành… rừng đặc dụng

Việt Thắng - Y Nguyên - 16:22, 02/02/2023

Sau nhiều năm được giao rừng để trồng keo, hàng trăm người dân ngã ngửa vì không được khai thác, do đất được giao bị quy hoạch thành rừng đặc dụng. Đó là câu chuyện trớ trêu ở huyện Nam Đàn (Nghệ An).

Người dân ở xã Nam Thanh tố khổ vì rừng mình trồng mà không được khai thác
Người dân ở xã Nam Thanh tố khổ vì rừng mình trồng mà không được khai thác

Xót xa rừng cây mình trồng mà không được khai thác

Ông Nguyễn Viết Vinh - công dân xóm 9, xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn nhận khoảng 7 ha đất rừng ở mỏm núi Đại Huệ từ năm 2007, để trồng keo theo chủ trương của UBND huyện Nam Đàn.

Ông nói trong xót xa: “Lúc đó, đây là rừng nghèo kiệt, chỉ toàn cây bụi và lau lách. Huyện và xã vận động chúng tôi nhận đất để trồng keo. Chúng tôi vất vả dọn dẹp mới có đất sạch để sản xuất”.

Còn ông Võ Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Thanh thì cho biết: Thời điểm đó có 34 hộ dân của xã nhận đất rừng để sản xuất, mỗi hộ nhận khoảng 5 - 7 ha. Trước đó, rừng ở đây liên tục bị cháy. Để phủ xanh đất trống đồi trọc, chính quyền đã vận động người dân trồng keo để vừa có thu nhập, vừa giữ được rừng.

Đến năm 2014, bà con đã khai thác keo để bán và tiếp tục đầu tư để trồng lứa khác. Keo đủ tuổi, năm 2021, bà con vào rừng mình khai thác thì bị bảo vệ rừng ngăn cản. Họ thông báo là khu vực này đã được quy hoạch thành rừng đặc dụng.

Ông Lê Công Hòa - một hộ trồng keo, bức xúc: “Họ quy hoạch thành rừng đặc dụng lúc nào chúng tôi không hề biết. Khi chúng tôi trồng keo họ cũng không có ý kiến gì. Tại sao chúng tôi bỏ ra hàng trăm triệu đồng để đầu tư trồng keo trên đất đã được chính quyền giao lại không được thu hoạch, cũng không được bồi thường?”.

Ngoài ra, ông Hòa cũng cho biết, từ năm 2007, các hộ dân được xã vận động nhận đất rừng để trồng keo và đến kỳ thu hoạch thì đóng cho xã 80 kg/ha. Lứa keo thứ nhất, ông Hòa và bà con thu hoạch “ngon lành”, xong đã đóng “nghĩa vụ” cho xã đầy đủ. Thế mà đến lứa thứ hai, đã bỏ ra hơn 100 triệu đồng để đầu tư thì không được thu hoạch nữa.

Ông Hòa vẫn chưa thôi bức xúc: “Rừng keo này là kế sinh nhai của gia đình tôi. Không cho thu hoạch cũng không đền bù cho chúng tôi là quá vô lý”.

Xót xa nhìn cây keo đổ rạp mà không được khai thác
Xót xa nhìn cây keo đổ rạp mà không được khai thác

Cũng lời ông Hòa, đã quá kỳ thu hoạch rồi, nhưng người dân vẫn phải đứng nhìn cây mình trồng mà không được thu hoạch. Hồi tháng 9 năm ngoái, một cơn bão làm đổ gãy nhiều cây, nhưng nào có ai được thu hoạch đâu. “Xót quá các anh ạ, tiền mình bỏ ra, cây mình tốn công trồng, thế mà không được đụng đến một cây”, ông Hòa than vãn.

Không chỉ ở xã Nam Thanh, mà các xã Nam Hưng, Thượng Tân Lộc, Nam Thái, Nam Kim (huyện Nam Đàn) cũng chung số phận. Nhiều hộ dân đã bỏ công sức tiền của, trồng keo từ 10 đến 15 năm nay nhưng giờ không được thu hoạch, cũng chỉ vì bị quy hoạch thành rừng đặc dụng.

Chủ tịch UBND xã Nam Hưng - ông Nguyễn Văn Xuân cho biết: Xã chúng tôi có khoảng 100 ha rừng được bà con trồng keo, nhưng không được khai thác. Bất kỳ cuộc tiếp xúc cử tri nào người dân cũng kiến nghị nội dung này, nhưng vẫn chưa có kết quả.

Đặc biệt, tại xã Thượng Tân Lộc, Ban Quản lý rừng phòng hộ Nam Đàn (nay là Ban Quản lý rừng đặc dụng) được sự cho phép của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNTT) Nghệ An, đã cho bà con trồng 300 ha rừng với mục đích phủ xanh đất trồng đồi trọc, tạo công ăn việc làm cho người dân, nay cây keo đã được 15 tuổi mà bà con vẫn không được khai thác.

Khu rừng ở xã Nam Thanh được giao cho dân trồng keo nay “bỗng dưng” thành rừng đặc dụng
Khu rừng ở xã Nam Thanh được giao cho dân trồng keo nay “bỗng dưng” thành rừng đặc dụng

Chờ đến bao giờ

Theo ông Võ Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Thanh, quy hoạch rừng đặc dụng tại rừng keo đã giao cho người dân trồng keo sản xuất là không phù hợp. Vì ở khu vực này không có rừng tự nhiên, không có di tích lịch sử…

Trong lúc đó, báo cáo của UBND huyện Nam Đàn lại chỉ ra nguyên nhân: “Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Dự án quy hoạch rừng đặc dụng gắn với di tích lịch sử tại huyện Nam Đàn với diện tích 3.069 ha, trong đó có hơn 1.700 ha rừng phòng hộ, 410 ha rừng sản xuất, 240 ha đồi hoang và gần 29 ha đất vườn được chuyển sang rừng đặc dụng. Do một số diện tích đất đã giao, cho thuê đất lâm nghiệp theo Nghị định 163 nằm trong quy hoạch rừng đặc dụng, khi lập hồ sơ đưa vào quy hoạch rừng đặc dụng, đơn vị quản lý rừng và UBND các xã không thông báo rõ với người dân nên người dân vẫn tiếp tục trồng keo. Người dân đã nhiều lần làm đơn kiến nghị cho khai thác keo nhưng huyện không thể xử lý vì vượt quá thẩm quyền”.

Từ kiến nghị của người dân, mới đây, UBND huyện Nam Đàn tiếp tục đề xuất cấp trên cho chuyển đổi gần 500 ha rừng đặc dụng sang rừng sản xuất để bà con được thu hoạch keo, nhưng vẫn chưa có kết quả.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đậu Đình Hùng - Trưởng Ban Quản lý rừng đặc dụng huyện Nam Đàn, cho biết: Không chỉ bà con, mà chúng tôi cũng khổ khi mà nhiều diện tích rừng thông được trồng để lấy nhựa nhưng không thể khai thác. Đầu năm 2021, chúng tôi đã có tờ trình xin khai thác tận dụng cây phù trợ, nhựa thông, nhưng đến nay vẫn chưa được Tổng cục Lâm nghiệp trả lời.

Tin cùng chuyên mục
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 2 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 2 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 2 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 2 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Tin tức - Như Tâm - 2 giờ trước
Ngày 8/5, Tại Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng Kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2024.