Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tưởng niệm và cầu siêu cho nạn nhân Covid-19: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc luôn được khẳng định, vun bồi trong mọi hoàn cảnh

Trần Kiều - 17:15, 19/11/2021

Vào 20h tối nay (19/11), tất cả các chùa, cơ sở tự viện trong cả nước sẽ đồng loạt thỉnh chuông và thắp nến, dâng hương, tưởng niệm, cầu siêu cho đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong đại dịch Covid-19. Việc làm này được đánh giá mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc; thể hiện tình dân tộc, nghĩa đồng bào, một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam .

Các chư tôn đức tăng cùng đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, đại diện các cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh thực hiện nghi lễ niệm hương cầu siêu tưởng niệm cho các nạn nhân tử vong do dịch Covid-19
Các chư tôn đức tăng cùng đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, đại diện các cơ quan chức năng TP. Hồ Chí Minh thực hiện nghi lễ niệm hương cầu siêu tưởng niệm cho các nạn nhân tử vong do dịch Covid-19

Từ khi bùng phát đến nay, đại dịch Covid-19 đã gây ra rất nhiều mất mát cho nhân loại. Tại Việt Nam, theo thống kê trên Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch Covid-19, tính đến 11h ngày 19/11, đã có 23.476 người mất vì dịch bệnh này. Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 còn để lại rất nhiều hậu quả đau thương cho những người ở lại.

Nhằm chia sẻ, động viên trước những mất mát, đau thương ấy, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19 vào lúc 20 giờ ngày 19/11.

Theo sư thầy Thích Đạo Thiện (chùa Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội), đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều chúng sinh và đó là điều mà không ai mong muốn. Lễ tưởng niệm cầu siêu, là lời báo ân, hồi hương công đức với người đã mất vì Covid-19. Phật giáo mong muốn để các nạn nhân được siêu thoát về cảnh giới an lạc; xoa bớt đi phần nào nỗi đau của những người ở lại, giúp họ tiếp tục vững tin vào những điều tốt đẹp của cuộc đời.

“Mỗi một người ra đi là lời nhắn cho người ở lại. Đây cũng là lúc chúng ta nhìn lại những ngày đau thương của dịch bệnh, để biết quý trọng cuộc sống an lành hiện tại, sống có ích hơn trong tương lai. Hôm nay, cùng với tất cả mọi người trên khắp đất nước, chúng ta sẽ cùng nhau nguyện cầu cho những nạn nhân xấu số ấy được chuyển kiếp siêu sinh, được siêu độ thanh thản về cõi vĩnh hằng”, sư thầy Thích Đạo Thiện chia sẻ.

Cùng cảm xúc trước buổi Lễ tưởng niệm, cầu siêu, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam bày tỏ: Trong đau thương chúng ta thấy rõ nhất tình thương yêu, đùm bọc. 160 ngày chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam vừa qua, là những ngày cả nước cùng căng mình, nín thở dõi theo và sẻ chia, đồng lòng cùng TP. Hồ Chí Minh. Hơn 23.000 đồng bào đã mất. Đó thực sự là tổn thất và mất mát vô cùng to lớn, là nỗi đau thương của tất cả chúng ta, nhất là những gia đình có người thân bị mất do dịch Covid-19.

Theo Thượng tọa, Phật giáo với sứ mệnh cứu khổ chúng sinh trên cả hai phương diện độ sinh và độ tử, đã không thể đứng ngoài nỗi đau chung của đồng bào. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã hướng dẫn và kêu gọi các chùa tổ chức cầu siêu, tiếp nhận tro cốt miễn phí với tinh thần từ bi, cứu khổ, độ sinh cho tất cả mọi người. Với người bệnh và những người trong khu cách ly, bệnh viện dã chiến thu dung; Tăng ni, Phật tử các chùa đã ủng hộ nhu yếu phẩm, các suất cơm yêu thương, trang thiết bị y tế, bình oxy, túi thuốc F0, túi an sinh phát cho người dân. Các Tăng ni cũng chăm sóc bệnh nhân trong các bệnh viện dã chiến, cặm cụi với những suất cơm đong đầy yêu thương kịp gửi tới các khu cách ly.

Không chỉ vậy, Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn tổ chức các khóa tu ngày an lạc, khóa tu thiền Online để trị liệu tinh thần cho những người bị ảnh hưởng, sang chấn tâm lý do dịch bệnh và thời gian giãn cách quá dài...

“Dịch bệnh đem đến vô vàn đau khổ, mất mát không gì bù đắp được, nhưng cũng chính trong đau thương, chúng ta thấy rõ nhất tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau thật cảm động của người Việt. Đó là niềm an ủi và sức mạnh lớn cho tất cả người Việt cùng vươn mình đứng dậy hôm nay”, Thượng tọa Thích Đức Thiện nói.

Là người có nhiều năm giảng dạy về tôn giáo, tín ngưỡng, TS. Vũ Trường Giang, Trưởng khoa Dân tộc và Tôn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh khu vực I chia sẻ: Lễ tưởng niệm, cầu siêu chính là việc làm thể hiện sự tiếp nối truyền thống đoàn kết cộng đồng của dân tộc. Với những người không may qua đời vì dịch bệnh, tai nạn hay thiên tai bão lũ, chúng ta làm tưởng niệm như một sự tưởng nhớ; đồng thời cũng là chia sẻ với nỗi đau mất mát với thâm nhân của họ; tăng cường sự kết nối, đoàn kết cộng đồng cùng vượt qua khó khăn.

Theo TS. Vũ Trường Giang, trong tôn giáo tín ngưỡng có những nghi lễ được thực hiện đã và đang góp phần làm tăng cường thêm sức mạnh cho những người đang sống; giúp họ có thêm điểm tựa niềm tin để vượt qua những nỗi sợ, cảm thấy an lành hơn trước những trắc trở, tác nhân bên ngoài trong cuộc sống và trở nên sống thiện hơn.

Tin cùng chuyên mục
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Bình Định: Thành lập 4 Câu lạc bộ “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 14 phút trước
Nhằm đẩy mạnh tuyên truyền xoá bỏ nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã thành lập 4 câu lạc bộ (CLB) “Thanh niên nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống” tại các trường dân tộc bán trú và nội trú trên địa bàn tỉnh.
Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Sầu riêng chết hàng loạt, người dân Bình Phước lo lắng

Kinh tế - Minh Nhật (t/h) - 17 phút trước
Khoảng 2 tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên, khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay, đã có khoảng 200 ha sầu riêng ở địa phương bị chết.
Khởi nghiệp ở vùng DTTS và miền núi động lực từ cơ chế chính sách

Khởi nghiệp ở vùng DTTS và miền núi động lực từ cơ chế chính sách

Công tác Dân tộc - Nguyễn Thanh - 17 phút trước
Khởi nghiệp đã khó, khởi nghiệp ở vùng đồng bào DTTS và miền núi càng khó khăn gấp bội. Nhưng không phải vì thế mà ý tưởng khởi nghiệp, khởi sự ở vùng đất khó không nảy nở, hình thành. Cùng với những nỗ lực của chính con người trên vùng đất ấy, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự đồng hành của cơ quan làm công tác dân tộc, đã tiếp thêm động lực để đồng bào DTTS, đặc biệt là lớp trẻ hiện thực ước mơ khởi nghiệp ở địa bàn này.
Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Quảng Ninh: 2 người thương vong do bị sét đánh vào thuyền nan

Trang địa phương - Mỹ Dung - 18 phút trước
Ngày 6/5, đại diện UBND phường Hà An, thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra mưa dông, xuất hiện sấm sét đánh trúng thuyền nan đang đánh bắt thủy sản, làm 2 người thương vong.
Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Sóc Trăng: Huyện Thạnh Trị tổ chức điểm cấp huyện, Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 19 phút trước
Ngày 6/5, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có bà Hồ Thị Cẩm Đào - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Dương Sà Kha - Trưởng Ban Dân vận, Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Phó Ban Chỉ đạo Đại hội cấp tỉnh; bà Huỳnh Thị Diễm Ngọc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội cấp tỉnh; ông Lý Rotha - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực, Ban Tổ chức Đại hội, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành trong tỉnh và đại diện lãnh đạo các huyện, thị, thành phố; các vị chức sắc, các tôn giáo của huyện. Đặc biệt là sự có mặt của 100 đại biểu chính thức, đại diện cho đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện Thạnh Trị.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Triển lãm ảnh Online

Triển lãm ảnh Online "Phụ nữ với Điện Biên"

Tin tức - Thanh Nguyên - 24 phút trước
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam giới thiệu Triển lãm ảnh Online "Phụ nữ với Điện Biên".
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đại tướng Phan Văn Giang dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Điện Biên

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đại tướng Phan Văn Giang dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Điện Biên

Tin tức - Tào Đạt - 30 phút trước
Chiều 6/5, Đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đến dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ và Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia A1, Tp. Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Ý nghĩa bộ tem đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ý nghĩa bộ tem đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Thuận - 36 phút trước
Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), bộ tem đặc biệt gồm 4 mẫu, khuôn khổ 43 x 32 (mm) về Điện Biên Phủ được phát hành. Bộ tem chính thức được cung ứng trên mạng lưới bưu chính từ ngày 5/5/2024 đến ngày 31/12/2025.
Đặt tên đường Tạ Quốc Luật - người bắt sống tướng De Castries

Đặt tên đường Tạ Quốc Luật - người bắt sống tướng De Castries

Tin tức - Tào Đạt - 42 phút trước
Chiều 6/5, tại Tp. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức Lễ gắn biển tên đường Tạ Quốc Luật. Đây là một trong số các sự kiện kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
“Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”

“Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử”

Thời sự - Minh Thu - 19:55, 06/05/2024
Đó là tên cuốn sách do Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam (Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) phối hợp với Nhà xuất bản Thông tấn (Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức biên soạn, xuất bản nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.