Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ứng dụng khoa học, phát triển ngành Lâm nghiệp bền vững

Minh Nhật - 17:20, 29/05/2024

Sáng 29/5, tại tỉnh Cao Bằng, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Viện Nghiên cứu Lâm sinh (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội thảo “Giới thiệu tiến bộ kỹ thuật lĩnh vực lâm nghiệp” để ứng dụng vào sản xuất.

Phát biểu ý kiến tại Hội thảo, ông Hoàng Văn Hồng - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khái quát về ngành Lâm nghiệp Việt Nam. Theo đó, tính đến tháng 12/2022, diện tích rừng của nước ta đạt hơn 14,860 triệu ha, tỷ lệ che phủ rừng đạt hơn 42% diện tích đất nước. Tốc độ gia tăng giá trị ngành Lâm nghiệp đạt bình quân hơn 5%/năm.

Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tập trung giai đoạn 2021 - 2023 bình quân đạt 20 triệu m3/năm; giai đoạn 2021 - 2023 cả nước đã thu tiền dịch vụ môi trường rừng được 6.856 tỷ đồng.

Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo

Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 15,7 tỷ USD. Việt Nam đã xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á và thứ nhất Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Đạt được các kết quả trên là nhờ có chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Chính phủ về phát triển lâm nghiệp; trong đó đòn bẩy phát triển lâm nghiệp là phát triển nghiên cứu khoa học và chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, trồng rừng.

Giai đoạn 2021-2023, Cục Lâm nghiệp đã thẩm định và công nhận theo thẩm quyền 24 tiến bộ kỹ thuật thuộc lĩnh vực lâm nghiệp. Trong đó có 16 tiến bộ kỹ thuật về giống; 2 tiến bộ kỹ thuật về nuôi dưỡng rừng; 6 tiến bộ kỹ thuật về chế biến và công nghiệp rừng.

Những năm qua hệ thống khuyến nông đã xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình lâm nghiệp tiêu biểu, giúp người nông dân làm chủ khoa học - kỹ thuật.

Các mô hình khuyến lâm được tổ chức thực hiện thành công tại các địa phương trên cả nước đã góp phần giúp người dân các tỉnh miền núi mạnh dạn sản xuất kinh doanh trên đất rừng theo phương thức thâm canh, tạo công ăn việc làm ổn định, tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo; nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, phát triển rừng bền vững.

Giai đoạn 2021 - 2023, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai 18 dự án khuyến nông lĩnh vực lâm nghiệp. Trong đó, vùng Trung du, miền núi phía Bắc triển khai 9 dự án.

Tiêu biểu là các dự án, “Xây dựng mô hình trồng cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm ở một số tỉnh phía Bắc”; “Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn bằng giống bạch đàn lai mô được công nhận”; Mô hình trồng thâm canh Giổi ăn hạt bằng cây ghép thuộc dự án “Xây dựng mô hình trồng thâm canh Giổi ăn hạt bằng cây ghép”; “Xây dựng mô hình trồng một số cây lâm sản ngoài gỗ gắn với tiêu thụ sản phẩm”… đạt kết quả, hiệu quả cao.

Tại Hội thảo, các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị nghiên cứu, các nhà khoa học, doanh nghiệp và chủ rừng đã cùng thảo luận, phân tích thực trạng, tiềm năng, khó khăn, cơ hội, thách thức.

Trong số các tham luận được trình bày, nội dung đáng chú ý là, giới thiệu một số giống và tiến bộ kỹ thuật về lâm nghiệp phù hợp với phát triển lâm nghiệp khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.

Hội thảo đã góp phần giới thiệu, chuyển giao, ứng dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong lĩnh vực lâm nghiệp, nhằm phát triển kinh tế rừng hiệu quả cao, bền vững.

.

Tin cùng chuyên mục
MobiFone eContract đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số

MobiFone eContract đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số

Cùng với hệ sinh thái chuyển đổi số đa dạng, hợp đồng điện tử eContract của MobiFone đang góp phần tạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp, tổ chức trong thời đại 4.0. Hiện, Tổng công ty cũng đang triển khai nhiều gói cước linh hoạt để giúp cho người dân, khách hàng dễ dàng tiếp cận và tận dụng tối đa lợi thế của các công cụ chuyển đổi số trong thời gian tới.
Tin nổi bật trang chủ
Một nhiệm kỳ với quyết tâm “đồng sức, đồng lòng, đồng tâm, đồng ý” ở Con Cuông

Một nhiệm kỳ với quyết tâm “đồng sức, đồng lòng, đồng tâm, đồng ý” ở Con Cuông

Phóng sự - Thanh Hải - 19:57, 23/06/2024
Từ ý chí thống nhất “đồng sức, đồng lòng, đồng tâm, đồng ý” xây dựng chính quyền, xây dựng bản làng ngày một no ấm, hạnh phúc. Qua 5 năm (2019-2024), thực hiện mục tiêu nhiệm kỳ Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Con Cuông lần thứ III, 2019, phát huy tinh thần đoàn kết của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị và đồng bào các DTTS trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị, các lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội của Con Cuông đã từng bước phát triển. Trong đó, nổi bật là tỷ lệ giảm nghèo ở vùng đất khó khăn đặc biệt này mỗi năm đạt hơn 3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn là gần 7%; thu nhập bình quân đầu người đến nay đã đạt hơn 41 triệu đồng…
Cẩn trọng với chiêu trò thu mua nông sản “lạ”

Cẩn trọng với chiêu trò thu mua nông sản “lạ”

Pháp luật - Minh Nhật - 19:40, 23/06/2024
Những năm gần đây, thương lái nước ngoài luôn có chiêu trò thu mua các nông sản "lạ", như: Đỉa, ốc bươu vàng, giun đất, lá bàng khô, lá điều khô, hạt na, cam non, búp thanh long, bọ xít đen… Chưa rõ động cơ của các thương lái có nhằm phá hoại kinh tế hay không, nhưng dễ thấy là họ đã kiếm lợi rất lớn bằng chiêu trò như vậy.
Đào tạo nghề, giải quyết việc làm - Giải pháp đột phá nâng cao đời sống đồng bào DTTS ở Krông Ana

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm - Giải pháp đột phá nâng cao đời sống đồng bào DTTS ở Krông Ana

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:26, 23/06/2024
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III, năm 2019 huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân được huyện chú trọng, là ưu tiên cho công tác đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập. Nhờ được học nghề, bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nhiều người đồng bào DTTS có trên địa bàn huyện thu nhập ổn định, đời sống nâng cao.
Quản Bạ (Hà Giang):

Quản Bạ (Hà Giang): "Thức dậy" những tiềm năng du lịch

Kinh tế - Vũ Mừng - Hoàng Chính - 19:20, 23/06/2024
Trong những năm gần đây, Quản Bạ được xem là một điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua đối với khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với Hà Giang, bởi sự kết hợp hài hòa giữa sơn thủy hữu tình, cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp với những nét văn hóa truyền thống của người dân địa phương.
Công tác phát triển đảng viên người DTTS ở Quảng Ninh: Nhận diện khó khăn (Bài 1)

Công tác phát triển đảng viên người DTTS ở Quảng Ninh: Nhận diện khó khăn (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - 19:02, 23/06/2024
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ chính trị, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới ở địa phương, nhất là đối với địa bàn miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, đội ngũ đảng viên người DTTS đang đóng vai trò then chốt, là lực lượng "nòng cốt" trong các phong trào thi đua. Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh, do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, việc phát triển đảng viên là người DTTS không phải là nhiệm vụ dễ dàng, đòi hỏi mỗi địa phương cần có cách làm, giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 25): Luật Đất đai 2024 và vấn đề giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 25): Luật Đất đai 2024 và vấn đề giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 vừa qua. Trong kỳ họp lần thứ 7 này, Chính phủ đề xuất cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/8/2024, sớm 5 tháng so với quyết nghị của Quốc hội. Luật Đất đai 2024 đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai, giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất.
Cảnh báo nguy cơ mất an toàn giao thông đường sắt ở Lào Cai

Cảnh báo nguy cơ mất an toàn giao thông đường sắt ở Lào Cai

Media - Trọng Bảo - 18:51, 23/06/2024
Trong năm 2023, toàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông đường sắt làm 3 người bị thương. Còn đầu tháng 4 năm nay, trên tuyến đường sắt qua địa phận xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng giữa tàu goòng và xe đạp điện, khiến 2 người tử vong.
Hiệu quả từ một dự án giúp trẻ thoát thấp còi, suy dinh dưỡng

Hiệu quả từ một dự án giúp trẻ thoát thấp còi, suy dinh dưỡng

Xã hội - PV - 18:33, 23/06/2024
Nhằm góp phần giảm thiểu tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng trên địa bàn các huyện miền núi khó khăn Hướng Hóa và Đakrông (tỉnh Quảng Trị), thời gian qua, Tổ chức Tầm nhìn thế giới Việt Nam (World Vision International tại Việt Nam) đã phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương và Tập đoàn Nhân Sâm Hàn Quốc KGC triển khai Dự án “Phục hồi dinh dưỡng cho trẻ dưới 5 tuổi”. Đến nay, dự án đã mang lại hiệu quả tích cực, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ mầm non cũng như thay đổi tư duy, nhận thức và cách chăm sóc trẻ của phụ huynh.
Mùa sen...

Mùa sen...

Giải trí - Ngô Thế Lâm - 18:29, 23/06/2024
Hiếm có nơi nào như đất nước ta, khi thiên nhiên hào phóng ban tặng cả bốn mùa ngập tràn hương sắc của các loài hoa. Và mỗi khi mùa hạ về, chúng ta lại được chiêm ngưỡng một loài hoa thanh cao, cao quý, tượng trưng cho quốc hồn, quốc tuý của dân tộc: Hoa sen!
Nghĩa Trụ - Điểm sáng về xây dựng nông thôn mới nâng cao ở tỉnh Hưng Yên

Nghĩa Trụ - Điểm sáng về xây dựng nông thôn mới nâng cao ở tỉnh Hưng Yên

Trang địa phương - Công Minh - 18:10, 23/06/2024
Được mệnh danh là mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi gắn liền với tên tuổi của những nhà cách mạng kiệt xuất, xã Nghĩa Trụ chính là niềm tự hào của huyện Văn Giang nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung. Kế thừa bề dày lịch sử, lẫn tiềm năng thế mạnh sẵn có, những năm qua Nghĩa Trụ đã vươn mình trở thành xã nông thôn mới nâng cao, với cơ sở hạ tầng khang trang, kinh tế phát triển mạnh mẽ, chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được cải thiện.
Quảng bá du lịch qua điện ảnh: Một hướng đi hiệu quả

Quảng bá du lịch qua điện ảnh: Một hướng đi hiệu quả

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 18:06, 23/06/2024
Những bộ phim về đề tài dân tộc, miền núi với văn hóa, phong tục, cảnh đẹp thực sự thu hút nhiều khán giả. Tuy nhiên mảng điện ảnh này vẫn còn yếu và thiếu để có thể thu hút nhiều người đến du lịch, trải nghiệm với vùng đồng bào DTTS và miền núi. Nếu được đầu tư, triển khai nhiều đề tài điện ảnh về mảng này thì đây thực sự là động lực thúc đẩy kinh tế du lịch miền núi phát triển.