Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vài cảm nhận về đời sống văn hóa của người Chăm Hroi

L.Phương - 21:08, 05/11/2023

Người Chăm Hroi là một nhánh của dân tộc Chăm, sinh sống chủ yếu ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định và huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh tỉnh Phú Yên. Nếu như người Chăm Hroi ở huyện Đồng Xuân, Vân Canh có sự đan xen văn hóa với người Ba Na, thì người Chăm Hroi ở huyện Sơn Hòa, Sông Hinh có sự đan xen, giao thoa văn hóa đậm nét với người Ê Đê. Dấu ấn dễ nhận thấy nhất đó là trang phục, nhà ở, diễn tấu cồng chiêng… Chính sự giao thoa này đã tạo nên một nét văn hóa riêng của người Chăm Hroi.


Trang phục truyền thống của các cô gái Chăm Hroi
Trang phục truyền thống của các cô gái Chăm Hroi

Người Chăm Hroi định cư ở các huyện miền núi của 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định với dân số trên 30.000 người. Họ có một di sản văn hóa riêng phong phú, đa dạng và duy trì nhiều phong tục, tập quán của dân tộc mình trong nếp sống hàng ngày. Nét riêng đầu tiên phải kể đến đó là trang phục truyền thống. Bởi người Chăm Hroi theo mẫu hệ nên trang phục truyền thống của người phụ nữ là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của dân tộc. Bộ trang phục truyền thống hoàn chỉnh của phụ nữ Chăm gồm áo, chân váy bsimbay và khăn co đội đầu.

Áo của các cô gái Chăm Hroi mặc trong lễ hội chỉ là tấm vải thô, trắng trơn, dài ngang gối, không trang trí hoa văn, cổ tròn, tay dài, có hoặc không có khuy cài cúc theo kiểu chui đầu. Cùng với đó là dây thắt lưng bắt chéo qua vai được trang trí nhiều họa tiết hoa văn đặc sắc, màu chủ đạo luôn là đỏ tươi và vàng óng. Để tạo nét duyên, phụ nữ Chăm thường chọn khăn đội đầu để tô thêm sắc thái hài hòa.

Còn đàn ông Chăm thường mặc quần màu trắng, kết hợp với áo gom màu đen, tay ngắn, xẻ nách hai bên, có hoặc không có cúc, cột hai dây màu đỏ trước và sau ngực. Từ đường chỉ đỏ cột vào những sợi dây cườm màu xanh, đỏ, trắng thả xuống gấu áo và mỗi dây cột một đồng xu.

Theo bà Kpắ Hờ Khiêm, Chủ tịch Hội LHPN xã Cà Lúi, huyện Sơn Hòa (Phú Yên), ngày xưa, người Chăm Hroi tự trồng bông, kéo sợi dệt vải để dùng. Khung dệt kéo sợi rất thô sơ, họ kéo sợi từ 15-30 ngày mới được một chuỗi sau đó mới bắt đầu dệt.

Một nét văn hóa độc đáo nữa là các tập tục, lễ nghi của người Chăm Hroi. Họ tin rằng, con người cũng như vạn vật đều có linh hồn và có Yàng ngự trị. Mặc dù vậy, họ có sự giới hạn trong việc cầu cúng, chỉ cúng kính tạ ơn những vị thần giữ sự bình yên cho gia đình và cộng đồng như: thần mưa, thần gió, thần đất đai, thần sông suối, thần rừng núi.

Trong đời sống, người Chăm Hroi có nhiều nghi lễ độc đáo (trong ảnh: Già làng Lê Văn Ru đang tiến hành nghi lễ mừng nhà rông mới)
Trong đời sống, người Chăm Hroi có nhiều nghi lễ độc đáo (trong ảnh: Già làng Lê Văn Ru đang tiến hành nghi lễ mừng nhà rông mới)

Ông Ma Màng ở xã Phước Tân (huyện Sơn Hòa) cho hay: “Người Chăm có tập tục đâm trâu xoay cột trả nợ thần linh, vì gia chủ có khấn vái cầu xin yàng phù hộ không bệnh đau, tai qua nạn khỏi, làm ăn thịnh vượng, dòng tộc thương yêu đùm bọc lẫn nhau… Lễ vật tế thần linh gồm 1 con trâu đực, heo, gà và rượu chóe”. Khi gia đình hoặc làng buôn tổ chức lễ đâm trâu, người dân nơi cư trú và dân làng lân cận đến chia sẻ tâm nguyện của gia chủ.

Một nghi lễ rất quan trọng đối với người Chăm Hroi sống trên địa bàn tỉnh Bình Định là Lễ cầu mưa, thường được tổ chức vào ngày 16 - 20/2 (Âm lịch) hàng năm. Khi trời hạn hán kéo dài, nắng nóng, không có nước để tưới lúa, tưới cây, đồng bào Chăm Hroi sẽ làm lễ cầu mưa. Lễ cầu mưa có thể được tổ chức riêng ở trên rẫy theo từng hộ gia đình hoặc cả làng làm chung một lễ, dân làng cùng nhau chuẩn bị và đóng góp lễ vật để cúng. Tùy vào điều kiện của mỗi làng hay tình hình hạn hán kéo dài mà có thể lễ vật cúng là trâu hoặc heo, nhưng trên đài tế luôn luôn phải có đầy đủ một đôi gà trống, hai ché rượu, một vòng sáp ong, một chén gạo và trầu cau... để dâng lên các vị thần ban sức khoẻ (PoTang PôYa), thần mưa (PôNai), thần thuỷ lợi (PôYang).

Người Chăm Hroi cầu chỉ vừa đủ không bao giờ xin nhiều vì họ sợ lòng tham sẽ làm thần nổi giận không cho nữa. Già làng Lê Văn Ru, làng Hiệp Hội, huyện Vân Canh (Bình Định) cho biết: Trong buổi lễ thầy cúng khấn “Yàng ơi! Chỉ có Yàng mới cho người có nước để trồng cây lúa. Ơi Yàng! Yàng hãy mau mưa xuống - mưa hạt nhỏ cây bắp trổ, mưa hạt lớn lúa nẩy cây...”. Khi khấn xong thầy cúng dùng hai đồng tiền xu gieo quẻ, nếu hai đồng xu đều cùng sấp hoặc cùng ngửa tức là Yàng chưa đồng ý, cho đến khi gieo quẻ mà hai đồng tiền một sấp một ngửa thì thần mới đồng ý. Lúc đó Oi quai đứng trên đài sẽ tung gạo, phun mưa ra khắp 4 hướng, thể hiện như trời đã đồng ý ban mưa xuống.

Nghệ thuật trình diễn trống đôi của người Chăm Hroi
Nghệ thuật trình diễn trống đôi của người Chăm Hroi

Bên cạnh những giá trị văn hoá tinh thần, người Chăm Hroi còn lưu giữ những giá trị văn hóa vật chất rất đáng quan tâm. Những giá trị kiến trúc về nhà sàn, về nghề thủ công truyền thống (dệt, đan lát) và phương kế sinh nhai (sản xuất, săn bắn..) của đồng bào để thích ứng với môi trường nơi đây, chứa đựng những giá trị văn hóa được tích lũy qua bao đời nay.

Tuy nhiên, ngày nay đa phần thế hệ trẻ Chăm Hroi bị cuốn theo tốc độ của cuộc sống hiện đại, đang tự rời xa nguồn cội. Trẻ em Chăm Hroi không còn hát đồng dao Chăm nữa cả về thơ, tục ngữ, thành ngữ hay câu đố… ít khi được nhắc đến trong sinh hoạt cuộc sống đời thường. Con cháu bây giờ không biết hát, cũng không biết múa dù học hát dân ca, múa cồng chiêng không quá khó, nhưng ít người chịu học”, già Ru, trăn trở.

Còn ông Sô Minh Chiến, Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch UBND xã Phước Tân, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) chia sẻ: Đời sống xã hội ngày một phát triển, có sự giao thoa giữa vùng miền, người Chăm Hroi tiếp cận với đời sống văn hóa mới nên đã xóa bỏ những phong tục không còn phù hợp nữa. Điều lo ngại nhất hiện nay là những phong tục tốt đẹp cũng dần bị mai một. Bởi vậy, cần tăng cường các biện pháp gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc của người Chăm Hroi. 



Tin cùng chuyên mục
Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

Hành trình vun đắp khối đại đoàn kết dân tộc

78 năm qua, từ Nha Dân tộc thiểu số đến Ủy ban Dân tộc – Cơ quan công tác dân tộc đã làm tốt sứ mệnh tham mưu, xây dựng để Nhà nước ban hành hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi. Việc triển khai hiệu quả chính sách dân tộc đã tạo cơ hội phát triển bình đẳng giữa các dân tộc, qua đó không ngừng củng cố niềm tin của đồng bào với Đảng, Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Vì sự phát triển vùng DTTS và miền núi

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) là một chương trình lớn, lần đầu tiên được triển khai. Trong quá trình thực hiện, với sự đồng hành của Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu đề ra, vì sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Báo Dân tộc và Phát triển đã ghi nhận những chia sẻ của lãnh đạo một số địa phương xung quanh vấn đề này.
Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Tân HLV trưởng Đội tuyển Quốc gia và Đội tuyển U23 Việt Nam là ai?

Thể thao - Minh Thu - 19:13, 03/05/2024
Ngày 3/5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (Quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên (HLV) trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 - 31/3/2026).
Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Bộ Y tế làm việc với Đồng Nai sau vụ gần 500 người nghi ngộ độc bánh mì

Thời sự - Minh Thu - 19:11, 03/05/2024
Ngày 3/5, Đoàn công tác của Bộ Y tế do ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm dẫn đầu đã làm việc với Sở Y tế Đồng Nai nhằm nắm tình hình, hỗ trợ tỉnh xử lý vụ ngộ độc sau ăn bánh mì của tiệm bánh Cô Băng (do bà Nguyễn Thị Khánh Băng làm chủ) tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Mưa đá gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng tại Sơn La

Tin tức - Minh Thu - 19:08, 03/05/2024
Thông tin từ ông Lò Văn Đoàn, Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Chăn, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ngày 3/5 cho biết, tối và đêm 2/5, trên địa bàn đã xuất hiện giông kèm mưa đá.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Thời sự - Minh Nhật (T/h) - 14:18, 03/05/2024
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.
Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Từ 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Tin tức - PV - 13:25, 03/05/2024
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị để thống nhất sử dụng một tài khoản duy nhất là VNeID trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến từ ngày 1/7/2024.
Tin trong ngày - 2/5/2023

Tin trong ngày - 2/5/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đề phòng mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất và nắng nóng. Khuyến khích người dân mặc đúng trang phục dân tộc . Cơn sốt tìm xác ve sầu lan rộng. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”

Du lịch - Tào Đạt - 10:31, 03/05/2024
“Theo dấu chân Người” là chủ đề của chuỗi các hoạt động tháng 5/2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Trong đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa được tổ chức như “Bài ca dâng Bác”, “Tây Nguyên với Bác Hồ - Bác Hồ với Tây Nguyên”, tái hiện lễ mừng chiến thắng của dân tộc Gia Rai, tỉnh Gia Lai…
Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Thực hiện tốt công tác bán trú, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh vùng DTTS

Media - Ngọc Chí - 10:22, 03/05/2024
Những năm qua, Ngành GD&ĐT tỉnh Kon Tum đã quan tâm thực hiện tốt công tác bán trú cho học sinh vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, học sinh có điều kiện thuận lợi để đến trường học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho tương lai. Đặc biệt, chất lượng học sinh DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được nâng cao.
Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Ngày hội văn hóa các dân tộc Gia Lai - Sức sống cội nguồn

Media - Ngọc Thu - 10:02, 03/05/2024
Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa diễn ra tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, Tp. Pleiku với nhiều hoạt động đặc sắc. Đây là sự kiện thường niên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc, tạo cơ hội để người dân thắt chặt tinh thần đoàn kết, phát huy giá trị văn hóa trong đời sống.
Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Ảo vọng xuất ngoại và sự thật trắng tay, ly tán của một gia đình ở Cư Jút

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 09:40, 03/05/2024
Không chỉ trắng tay, nhiều gia đình trên địa bàn vùng đồng bào DTTS ở một số tỉnh Tây nguyên, trong đó có các hộ ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông còn bị ly tán vì tin theo lời xúi giục, lừa phỉnh, bán hết đất đai, nhà cửa, đi theo ảo vọng việc nhẹ lương cao ở nước ngoài.
Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Đông Giang (Quảng Nam): Xuất hiện nhiều mô hình sinh kế hiệu quả

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:36, 03/05/2024
Thời gian qua, huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) đã triển khai nhiều mô hình sinh kế mới như nuôi hưu lấy nhung, chuỗi liên kết sản xuất chè, chuỗi sản xuất về chăn nuôi heo, bò… Những mô hình này không chỉ cải thiện sinh kế cho người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội của địa phương.