Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Văn hóa cồng chiêng trong thời hội nhập

PV - 10:37, 18/12/2018

Mới đây, tại Gia Lai, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo nhằm tìm kiếm các giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng. Hội thảo có sự góp mặt của hơn 100 nhà nghiên cứu, nhà khoa học, các chuyên gia về văn hóa cồng chiêng trong cả nước. Theo đánh giá của các đại biểu, công tác bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên hiện nay vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.

văn hóa cồng chiêng Các nghệ nhân biểu diễn cồng chiêng.

Cồng chiêng trước nguy cơ mai một

Tiếng cồng chiêng là nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng các DTTS Tây Nguyên, được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nói đến cồng chiêng là nói đến tâm hồn, tình cảm của người Tây Nguyên. Nhưng theo kết quả điều tra của các nhà khoa học, hiện chỉ có khoảng 1,4% đồng bào DTTS ở Tây Nguyên biết sử dụng cồng, 9,3% biết sử dụng chiêng, 5% biết sử dụng trống, hơn 86% không biết dân tộc mình có trường ca nào và chỉ còn khoảng 10.000 bộ cồng chiêng đang được đồng bào các dân tộc Tây Nguyên lưu giữ. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng hiện nay là cấp bách và vô cùng cần thiết.

GS-TS khoa học Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam cho biết: Sau khi được UNESCO vinh danh, các tỉnh Tây Nguyên đều có những biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của cồng chiêng, tuy nhiên các biện pháp chỉ dừng lại ở kiểm kê số lượng nhạc cụ, số lượng nghệ nhân và hiện trạng thực hành trong đời sống thường ngày. “Những cố gắng này chỉ góp phần duy trì một bộ phận của di sản cồng chiêng trong các hoạt động văn hóa ở cơ sở, không mấy hiệu quả và hấp dẫn công chúng, nhất là với lớp trẻ”, GS-TS Tô Ngọc Thanh chia sẻ thêm.

Còn theo quan điểm của GS-TS Nguyễn Chí Bền, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đang đặt ra nhiều thách thức đáng suy ngẫm, trong đó, phải kể đến sự thay đổi về hình thức canh tác của nền sản xuất nông nghiệp đã ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt truyền thống của cộng đồng các DTTS, dẫn đến bối cảnh sinh hoạt văn hóa cồng chiêng nguyên gốc cũng có sự tác động thay đổi.

Cũng theo GS-TS Nguyễn Chí Bền, việc chuyển giao các phong tục, kiến thức, bí quyết văn hóa cồng chiêng cho thế hệ kế tiếp bị gián đoạn, bởi hàng thập kỷ chiến tranh. Nghiêm trọng hơn, hiện nay, rất nhiều nghệ nhân cao tuổi đã về với tổ tiên; sự quyến rũ ảnh hưởng của các luồng văn hóa ngoại lai khiến cồng chiêng mất đi ý nghĩa linh thiêng và bị bán đi để tái chế hoặc bị đem ra trao đổi với các hàng hóa khác. Ngày nay, nạn “chảy máu” cồng chiêng diễn ra phức tạp khắp mọi nơi, số lượng nghệ nhân đang giảm mạnh. Đặc biệt, lối sống của giới trẻ bị cuốn theo trào lưu hiện đại, xa rời gốc rễ không còn tha thiết với các loại nhạc cụ truyền thống, các trường ca, sử thi của cộng đồng.

văn hóa cồng chiêng Nghệ nhân dân tộc Xơ đăng biểu diễn cồng chiêng và trống. (Ảnh Tấn Vịnh)

Cần giải pháp bảo tồn bền vững

Có thể nói, cồng chiêng Tây Nguyên đang đứng trước những thách thức lớn, nên việc tìm giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa là hết sức cấp bách và cần thiết. GS-TS khoa học Tô Ngọc Thanh cho rằng: Đối với các hoạt động có dàn cồng chiêng như chiêng ăn trâu, chiêng bỏ mả…, chúng ta cần giúp đỡ đồng bào tiếp tục thực hành trong cuộc sống, gắn với điều kiện bảo tồn mọi mặt. Ngoài ra, cần phải truyền dạy toàn bộ vốn di sản cồng chiêng cho lớp trẻ theo phương pháp đồng bộ, bao gồm cả nội dung của các hoạt động chức năng thực hành xã hội của mỗi bài chiêng. Điều quan trọng nhất hiện nay là phải giúp thế hệ trẻ hiểu được vốn di sản quý báu và những ngọt bùi đắng cay mà tổ tiên đang gửi gắm, qua đó chọn lọc và xây dựng nền văn hóa đương đại tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Các nhà khoa học về bảo tồn văn hóa cồng chiêng đều thống nhất, việc bảo tồn phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng trong thời kỳ hội nhập rất cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền địa phương; Trong đó, các địa phương phải kết nối, giúp đỡ đội ngũ các nghệ nhân cồng chiêng, tạo điều kiện cho họ có cuộc sống tốt, ngày càng tâm huyết hơn với việc bảo tồn văn hóa cồng chiêng.

“Cần xây dựng lộ trình về bảo tồn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phù hợp hơn. Phải thực hiện từ cách tiếp cận tổng thể, theo các tiêu chí giá trị của di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại mà UNESCO đưa ra để có cách bảo tồn bền vững hơn”, GS-TS Nguyễn Chí Bền nêu quan điểm.

Trong Lễ khai mạc Festival văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên 2018 vừa diễn ra ngày 30/11/2018 tại TP. Pleiku (Gia Lai), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Chúng ta gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị của Không gian văn hóa cồng chiêng cũng chính là gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị đặc trưng của văn hóa Tây Nguyên truyền thống. Nếu như mọi thực thể sống đều cần tới một hệ sinh thái nhất định, thì cồng chiêng và văn hóa cồng chiêng chỉ có thể thực sự sống động và phát triển trong một không gian phù hợp.

Thủ tướng khẳng định, Đảng và Chính phủ gửi gắm sứ mệnh giữ gìn không gian văn hóa này cho cộng đồng các dân tộc và đồng bào Tây Nguyên. “Tôi tin rằng không ai làm việc này tốt hơn chính đồng bào ở đây, những chủ thể đích thực của di sản độc đáo”.

LÊ PHƯƠNG

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 10 giờ trước
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Thu - 11 giờ trước
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 11 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 11 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.
Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Gỡ vướng trong công tác phân loại, thu gom, xử lý chất thải rác thải sinh hoạt

Xã hội - Toàn Thắng - 11 giờ trước
Tiến sĩ Nguyễn Linh Ngọc, Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam nhận định, phân loại rác thải sinh hoạt sẽ mang lại lợi ích lâu dài nhưng sẽ là vấn đề khó khăn trước mắt ngay ở cả thành thị lẫn nông thôn...
Thông cáo báo chí ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị Trung ương 9, khóa XIII

Thông cáo báo chí ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị Trung ương 9, khóa XIII

Thời sự - PV - 11 giờ trước
Ngày 17/5, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại tổ thảo luận về Đề cương Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng trình Đại hội XIV của Đảng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Media - BDT - 20:00, 17/05/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.