Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Về đất ngọt Đồng Gianh

Ghi chép của Lê Na - 09:13, 07/02/2022

Những cơn gió mang theo mưa phùn, ẩm ướt lướt dọc sông Lô khiến cho cả một vùng nương vườn rộng lớn, cây cỏ chợt xanh lên, miên man từng mắt lá. Theo lời mời của một bạn thơ nông dân, tôi phóng xe máy lên Hàm Yên, ghé thăm bạn và trang trại cây ăn quả. Đấy là thôn Đồng Gianh, xã Đức Ninh, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang).

Ông Đặng Duy Tiến bên vườn thanh long.
Ông Đặng Duy Tiến bên vườn thanh long.

Ở Tuyên Quang có rất nhiều thôn mang tên Đồng Gianh. Riêng ở huyện Hàm Yên đã có hai thôn, thuộc xã Thái Sơn và xã Đức Ninh. Mấy chục năm trước, cỏ gianh mọc lút người, sim mua nở hoa tím đất. Vậy mà hôm nay, nơi đất cằn sỏi đá, đã cho mùa trái ngọt.

Hơn sáu chục tuổi, bạn tôi, anh Nguyễn Chí Thiết quanh năm sống với vườn rau, đàn gà, ao cá. Cuộc sống đạm bạc với vườn-ao - chuồng nhưng tâm hồn lại phong lưu, bát ngát. Tình yêu lãng đãng luôn ngập trong thơ “ông già” miền núi. Tôi thích chất thật thà mộc mạc của thơ ông. Nhưng, tôi mê hơn cả là những sản phẩm nông nghiệp sạch mà ông và vợ con ông đã làm ra. Giờ đây, khi các con đã trưởng thành, xây dựng ra đình, đứa ở gần, đứa xa tít tắp, chỉ còn hai vợ chồng già sống bên nhau.

Vây quanh ngôi nhà xây ngất ngưởng là thanh long, bưởi, ổi và rau xanh. Bước khỏi sân là chạm hoa quả lúc lỉu. Có lần, tôi rủ bạn nghệ sĩ nhiếp ảnh lên tác nghiệp tại vườn, khi mùa thanh long nở rộ. Hơn trăm gốc thanh long vào hè cũng đỏ rực luống. Những bông hoa trắng muốt đang e ấp. Bây giờ khi mùa Đông sắp qua, thanh long trơ những cành xanh như tay múa. Vụ này, ông trồng cà chua. Một sào rưỡi đất, đã thu ngót tấn quả. Giá bán năm nay đắt, có lúc giao buôn được bốn chục ngàn một kg. Ngoài ra, còn có trên hai ngàn cây súp lơ. Rất được giá do rau được trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ sạch. Trưa, ông tiếp chúng tôi bằng món gà chạy đồi, cá ao và rau nhà. Có tí rượu, lúc bốc lên lại vung thơ ra nhâm nhi… Đời người nông dân bây giờ cũng “sướng như vua chúa” ngày xưa.

Tôi đến thăm nhà ông Đặng Duy Tiến, bảy mươi tuổi, một Cựu chiến binh, cựu Bí thư, Trưởng thôn Đồng Gianh. Ông Tiến đã có mười bốn năm làm Trưởng thôn, từ 1990 đến 2004. Ông tâm sự, những ngày đầu làm việc thôn, cuộc sống của bà con còn nghèo đói. Đất thừa thãi mà thiếu nguồn nước. Sức lao động dư thừa, người dân phải đi làm thuê nơi khác. Đồi đất bỏ hoang, kinh tế bị gò bó, chẳng ai dám nghĩ việc làm trang trại. Dân bản nghèo đói quanh năm.

Qua hai chục năm, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, phát huy lợi thế của địa phương, lại được tỉnh đầu tư làm đường bê tông, xây dựng hệ thống dẫn nước, Đồng Gianh đã mang một diện mạo mới. Toàn thôn không còn hộ nghèo, số hộ khá và giàu chiếm hơn 70%. Hầu hết các hộ có nhà xây kiên cố, nhiều nhà mua sắm ô tô, xe máy sang trọng.

Ông Tiến quê ở Vân Nam, Phúc Thọ, Hà Nội. Bố ông lên Tuyên Quang từ thời tản cư, 1947, rồi lập nghiệp ở đây. Từ đôi bàn tay trắng, gia đình ông cùng với bà con người Tày, Dao, Cao Lan đã khai phá vùng đất này. Phía sau gương mặt màu đồng hun, là cả một nghị lực dám nghĩ, dám làm. Đôi bàn tay rắn chắc như con dao pha, bền như lưỡi cuốc.

Chín năm trước, ông cuốc đồi, trồng hơn một ha thanh long, khoan nước giếng để lấy nước tưới, lắp bóng điện sáng hằng đêm kích cho cây nở hoa. Bây giờ thanh long đã cho trái ngọt. Từ năm 2018 đến 2021, mỗi năm ông thu hoạch từ 20 đến 50 tấn quả. Vào vụ chăm sóc, thu hái quả, gia đình phải thuê cả chục người đến làm. Thanh long được giao buôn cho các khách hàng ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Giá từ 20 đến 30 ngàn đồng một kg. Vào chính vụ, xe tải khắp nơi về đợi lấy hàng.

Để có nguồn phân bón, gia đình ông nuôi vịt, cao điểm tới 3.000 con, siêu thịt và siêu trứng. Vịt đẻ rộ, mỗi ngày ông thu hoạch 400 quả trứng. Bình quân mỗi tháng có từ bốn đến năm ngàn quả trứng. Giá giao trứng tại nhà là 27.000 đồng/10 quả. Nhiều trường học của xã và xã bạn đã nhập trứng vịt của gia đình ông để đưa vào bữa ăn cho học sinh. Ngoài ra, gia đình còn nuôi gần trăm con gà thả đồi và trồng sáu mươi gốc bưởi… Nói vậy, ông bảo kinh tế của gia đình còn xếp sau mấy “đại gia” trong thôn.

Vườn bưởi và ngôi nhà sàn mới xây của anh Bùi Văn Phòng.
Vườn bưởi và ngôi nhà sàn mới xây của anh Bùi Văn Phòng.

Nếu huyện Hàm Yên, Tuyên Quang là “vương quốc” cây có múi, thì ba xã vùng thấp của huyện là Thái Sơn, Thái Hòa và Đức Ninh là “thủ phủ” của bưởi, cam. Riêng thôn Đồng Gianh có tới 50ha. Trước khi đầu tư vào bưởi, cam, bà con đã lên tận Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình để mua giống và học tập kinh nghiệm. Người đứng đầu thôn phải kể đến hộ ông Nguyễn Việt Cường, 69 tuổi, giáo viên nghỉ hưu. Ông đã trồng 10ha cam và bưởi. Để kéo dài thời gian thu hái và đáp ứng lựa chọn của khách, gia đình ông trồng nhiều loại cam, bưởi. Có vườn đã thu hoạch xong, đang cắt tỉa nhánh. Nhưng có vườn ra giêng mới bán. Không chỉ trái chín, gia đình ông Cường còn chiết, ghép cây cam, bưởi giống bán cho bà con trong vùng.

Cũng trồng bưởi, nhưng ông Nông Minh Thắng, người Tày, sinh năm 1956 không đi theo một số hộ trong thôn mà kết hợp trồng rừng. Tôi phóng xe đến và thật ngợp trước vườn sưa. Ba ngàn cây sưa, một loại gỗ có giá trị kinh tế cao. Những thân cây trắng mốc sáng lên, từ chân đến lưng núi Chẽ. Giá mỗi cây đều tiền triệu đến vài chục triệu đồng. Dưới sưa là 600 gốc bưởi, đã thu xong quả. Màu xanh của cỏ lạc dại như tấm thảm phủ kín mặt đất. Một cảm giác êm dịu khi bước đi trên cỏ. Cỏ lạc dại, vừa che mát đất, vừa ngăn cỏ khác mọc.

Trở lại nhà ông Cường, mấy ông bạn già đang ngồi uống trà bàn chuyện Tết nhất. Tết này, chủ nhà tuổi Nhâm Thìn bước sang bảy mươi. Ông bảo, đôi con rồng ông đã thuê thợ từ Thái Lan sang đắp, với giá một trăm triệu đồng từ hơn chục năm nay sẽ được sửa sang diện mạo mới. Cuộc sống dư giả rồi, người quê cũng phải biết hưởng thụ.

Người Đồng Gianh và thôn quê đã mang một nét mặt mới. Mồ hôi và sức sáng tạo, sự nhanh nhạy đã cho mùa quả ngọt. Giữa một vùng biếc xanh của cây trái đang bừng thức niềm vui hạnh phúc. Và, trên hết là lòng người Đồng Gianh mang niềm vui tươi sáng đón Xuân về.

Tin cùng chuyên mục
Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Trăn trở về một miền di sản: Đích đến cuối cùng của di sản (Bài 3)

Phải thừa nhận rằng, việc bảo vệ di sản là điều vô cùng khó khăn, bởi không chỉ thiếu kinh phí mà con người và công nghệ cũng đang là hai vấn đề rất đau đầu. Nhưng, câu chuyện di sản sống lại, trở thành nguồn tư liệu, tài nguyên… phục vụ cuộc sống của con người, chính là đích đến cuối cùng của quá trình phục dựng, bảo vệ di sản.
Tin nổi bật trang chủ
Ủy ban Dân tộc công bố Quyết định về công tác cán bộ

Ủy ban Dân tộc công bố Quyết định về công tác cán bộ

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 19:23, 21/05/2024
Chiều 21/5, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội nghị trao quyết định về công tác cán bộ cho công chức, viên chức quản lý thuộc Ủy ban Dân tộc. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh Chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Nông Thị Hà; đại diện lãnh đạo các vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Nuôi hươu sao - Mô hình kinh tế mới ở huyện biên giới Ia H’Drai

Kinh tế - Ngọc Chí - 19:08, 21/05/2024
Huyện biên giới Ia H’Drai (Kon Tum) có hơn 60% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống; đa phần người dân đều làm công nhân cho các Công ty cao su trên địa bàn huyện. Tận dụng thời gian nhàn rỗi, nhiều hộ dân đã quyết định đầu tư vào mô hình nuôi hươu sao và chế biến sâu các sản phẩm từ nhung hươu để kiếm thêm thu nhập, hướng đến làm giàu trên vùng đất khó.
Mạo danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng

Mạo danh cán bộ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng

Pháp luật - Vũ Mừng - 19:06, 21/05/2024
Công an tỉnh Hà Giang vừa tiến hành bắt tạm giam đối tượng Trần Trung Hiếu (sinh năm 1994), trú tại Tổ 7, phường Nguyễn Trãi, Tp. Hà Giang, tỉnh Hà Giang về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Cách cúng Lễ Phật đản rằm tháng 4 tại nhà

Cách cúng Lễ Phật đản rằm tháng 4 tại nhà

Xã hội - Minh Nhật - 19:04, 21/05/2024
Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa, chuẩn bị lễ cúng chu đáo, thận trọng lời ăn tiếng nói.
Gia Lai: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục

Gia Lai: Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục

Giáo dục - Ngọc Thu - 18:55, 21/05/2024
Ngày 21/5, tại Tp. Pleiku, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại với cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục. Dự hội nghị, có lãnh đạo tỉnh Gia Lai, các sở, ban, ngành có liên quan cùng 164 đại biểu đại diện cho cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành Giáo dục tỉnh Gia Lai.
Tin trong ngày - 20/5/2024

Tin trong ngày - 20/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Khai mạc Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV. Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Trường Sơn - Chân trần chí thép”. Bí thư Chi bộ người Mông năng động, làm kinh tế giỏi. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vĩnh Phúc: Công nhận 121 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Vĩnh Phúc: Công nhận 121 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS

Người có uy tín - Văn Hoa - Thế Dương - 18:44, 21/05/2024
Thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đến nay 100% các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định phê duyệt, công nhận Người có uy tín năm 2024.
AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam cùng bảng đấu với các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào

AFF Cup 2024: Đội tuyển Việt Nam cùng bảng đấu với các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào

Thể thao - Hoàng Minh - 18:40, 21/05/2024
Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa tổ chức Lễ bốc thăm chia bảng AFF Cup 2024 tại thủ đô Hà Nội. Đội tuyển Việt Nam rơi vào bảng B, cùng các đội tuyển Indonesia, Philippines, Myanmar và Lào.
Đắk Lắk: Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk chính thức hoạt động

Đắk Lắk: Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk chính thức hoạt động

Du lịch - Lê Hường - 18:38, 21/05/2024
Ngày 20/5, UBND huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khánh thành và chính thức đưa vào hoạt động Điểm hỗ trợ Thông tin - Văn hóa - Du lịch huyện Lắk.
Thanh Hóa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân biên giới

Thanh Hóa nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân biên giới

Tin tức - Quỳnh Trâm - 18:35, 21/05/2024
Ngày 21/5, tại huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa), Sở Ngoại vụ phối hợp với Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao), Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Ban Dân tộc và UBND huyện Mường Lát tổ chức Hội nghị tập huấn tuyên truyền phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về biên giới lãnh thổ quốc gia.
Quốc hội thảo luận về nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Quốc hội thảo luận về nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Thời sự - Hoàng Quý - 18:33, 21/05/2024
Chiều 21/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.