Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Về miền giới tuyến: Đặc khu Vĩnh Linh (Bài 1)

Thanh Hải - 08:29, 26/04/2022

LTS: Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 đã lấy vĩ tuyến 17 chạy dọc sông Bến Hải (Quảng Trị) làm ranh giới phân định tạm thời hai miền Nam - Bắc Việt Nam. Hai năm hẹn ngày đoàn tụ đã biến thành hơn 20 năm mịt mù khói lửa chiến tranh chỉ bởi, chính quyền Ngô Đình Diệm phá bỏ Hiệp định… Sau gần nửa thế kỉ non sông thống nhất, đất nước trọn niềm vui; người dân “đất lửa” đang viết tiếp câu chuyện anh dũng, kiên cường năm xưa để làm nên những kì tích trong thời đại mới.

Vĩnh Linh (Quảng Trị), một thời là tiền tiêu của hậu phương miền Bắc, một thời hứng chịu những khốc liệt nhất của cuộc chiến hủy diệt mà Mỹ-Diệm trút xuống. Có lẽ vì thế mà kí ức thời lửa đạn vẫn rõ ràng, mồn một, theo suốt cuộc đời bao người về những ngày gùi đạn, tải thương… bên dòng vĩ tuyến.

Cầu Hiền Lương năm xưa và nỗi đau chia cắt
Cầu Hiền Lương năm xưa và nỗi đau chia cắt

Đánh địch trên đồng đất quê hương

Đầu năm 1955, một vùng phi quân sự được thành lập hai bên dòng Bến Hải, kiểm soát việc thông thương, đi lại của Nhân dân hai miền. Bên này bờ Bắc là huyện Vĩnh Linh, còn bên kia bờ Nam là huyện Gio Linh thuộc tỉnh Quảng Trị. Sẽ chẳng có gì để nói nếu bờ Nam không trở mặt, bắt đầu chuỗi hành động chống phá hiệp định. Từ đây, một cuộc đấu tranh đòi chính nghĩa, yêu chuộng hòa bình giữa những chiến sĩ cách mạng ở bờ Bắc, bờ Nam đã diễn ra dai dẳng, quyết liệt…

Ngồi kể lại quãng thời gian cùng đội dân quân xã Vĩnh Giang (Vĩnh Linh), làm nhiệm vụ vận chuyển đạn dược, chở bộ đội vượt sông trên dòng Bến Hải, bà Nguyễn Thị Dậu đã vẽ nên trong trí tưởng tượng chúng tôi, về một thời  khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh.

Thuở ấy, Mỹ-Diệm với dã tâm biến Vĩnh Linh và miền Bắc trở lại thời kì đồ đá, nên đã ra sức ném bom đạn với tần suất hủy diệt. Bà Dậu bấm ngón tay: Hơn nửa thế kỉ rồi còn gì. Bất chấp hiểm nguy vì bom đạn trút xuống như vãi trấu, đêm đêm chúng tôi vẫn cùng bộ đội, dân quân lặng lẽ vượt sông trên những con thuyền nhỏ sang bờ Nam, trà trộn vào lòng địch để đánh địch. Đầu đêm xuất quân, gần sáng lại trở về, rồi cho chìm thuyền xuống sông để ngụy trang; cứ thế suốt nhiều năm liền.

Thuở ấy, dòng Bến Hải không lúc nào yên tĩnh. Hàng triệu tấn đạn bom Mỹ-Diệm đã trút xuống vùng đất giới tuyến khiến khúc sông quặn thắt. Đêm xuống, dòng sông trở nên sục sôi khí thế đánh Mỹ trên những chuyến đò nhỏ chở quân, chở đạn hối hả vượt sông.

Cựu chiến binh Lê Đa Kiểu ở làng Linh Hải, xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh) kể lại những ngày tháng khốc liệt bên bờ vĩ tuyến 17
Cựu chiến binh Lê Đa Kiểu ở làng Linh Hải, xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh) kể lại những ngày tháng khốc liệt bên bờ vĩ tuyến 17

Tham gia du kích địa phương từ những ngày đầu Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, ông Lê Đa Kiểu ở làng Linh Hải, xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh) không bao giờ quên kí ức ngày Mỹ-Diệm phá làng, đánh xóm.

Trong câu chuyện với chàng dũng sĩ bắn rơi máy bay F4H của không quân Mỹ, những ngày trận mạc đã hiện lên không chỉ khốc liệt mà còn thấm đẫm niềm tự hào.

Cựu binh Lê Đa Kiểu ở làng Linh Hải, xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh) giờ vui thú với ruộng vườn
Cựu binh Lê Đa Kiểu ở làng Linh Hải, xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh) giờ vui thú với ruộng vườn

Ông Kiểu nhớ rành rẽ: Tôi nhập ngũ, tham gia dân quân du kích tháng 7/1955. Đến năm 1966 thì chuyển sang đại đội pháo 12 li 7 đóng quân tại địa phương. Chúng tôi vừa lao động sản xuất, vừa cầm súng đánh giặc ngay  chính trên quê hương mình. Hỏa lực của địch rất mạnh, có máy bay, pháo, ca nô yểm trợ; còn chúng tôi thì dựa vào núi rừng, xóm làng để đánh địch.

Nay đã ở tuổi 96, sức khỏe của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trương Văn Đo ở thôn Phan Hiền, xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh) đã yếu đi nhiều. Nhưng khi được chúng tôi hỏi về những tháng ngày tham gia dân quân, du kích đánh Mỹ ngay chính trên đồng đất quê hương, ông Đo trở nên hoạt bát hơn.

Cuộc chuyện trò giữa hai thế hệ vẫn sôi nổi, như thể thuở đôi mươi ông Đo tòng quân đánh Mỹ. Ông Đo hào hứng: Thời ấy, ai cũng là dân quân, du kích cả. Còn người già và trẻ nhỏ thì đã sơ tán ra Bắc cả. Giai đoạn ấy khốc liệt đến mức, chẳng ai nghĩ mình có thể sống sót cho đến hôm nay.

Không thể nhớ hết, kể hết bao câu chuyện bền gan, vững chí về những đội quân “ăn cơm Bắc, đánh giặc Nam” thuở ấy. Nay, những con người của những đội quân ấy đã kẻ mất người còn. Dẫu vậy thì kí ức những ngày đất nước chia cắt và những câu chuyện gùi đạn, tải thương… dọc theo sông Bến Hải thì vẫn vẹn nguyên, neo đậu vững chắc trong tâm khảm bao người.

Anh hùng LLVTND Trương Văn Đo ở thôn Phan Hiền, xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh) hồi tưởng lại những ngày chiến đấu trên đồng đất quê hương
Anh hùng LLVTND Trương Văn Đo ở thôn Phan Hiền, xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Linh) hồi tưởng lại những ngày chiến đấu trên đồng đất quê hương

Những cuộc đấu “kì lạ”

Trước tình hình chiến sự vùng giới tuyến ngày càng phức tạp, Chính phủ đã ra Nghị định số 551 ngày 16/6/1955 thành lập Đặc khu Vĩnh Linh. Vùng đất giới tuyến thời ấy, không chỉ là những cuộc đấu súng; mà còn là cuộc đấu cờ, đấu loa, đấu màu sơn… hay là những cuộc đấu trí của những chiến sĩ công an bờ Bắc với lực lượng bờ Nam.

Thời ấy, tình hình vùng giới tuyến rất căng thẳng. Mỹ Diệm cho quân quấy nhiễu, phá hoại hiệp định bằng nhiều chiêu trò. Những cuộc địch vận, đấu trí của những chiến sĩ bờ Bắc diễn ra đầy khôn khéo, cương quyết. Người chiến sĩ giới tuyến được tuyển chọn phải có lập trường chính trị vững vàng, không những tinh thông nghiệp vụ mà còn có lí luận sắc bén, khả năng ứng đối nhanh nhạy, kịp thời.

Ngay cuộc “đấu cờ”, cũng có bao điều li kì. Sau khi Hiệp định Giơ-ne-vơ ký kết, ngày 20/7/1954, Vĩnh Linh dựng một cột cờ bằng cây phi lao, cao 12 mét. Bên kia, ngụy quyền Sài Gòn cắm cờ ba que lên nóc lô cốt Xuân Hòa, cao 15 mét. Công an vũ trang Vĩnh Linh chặt từ Rú Lịnh một cây gỗ 15 mét thay thế. Tức khí, ngụy quyền lại dựng cột cờ sắt cao 25 mét. Ngày 17/7, ta lại dựng cột cờ khác, cũng bằng sắt, cao 34,5 mét. Địch lại hò hét lính xây cột cờ cao 35 mét, gắn thêm mấy bóng đèn nê-on xanh lét như trêu ngươi.

Năm 1962, Chính phủ cử một đơn vị xây dựng vào Vĩnh Linh, xây nên một kỳ đài cao 38,6 mét, treo lá cờ rộng 108 mét vuông, trên đỉnh gắn ngôi sao vàng bằng đồng, mỗi đỉnh ngôi sao gắn chùm bóng đèn 3 cái công suất 500w. Cuộc chiến “chiều cao cột cờ” đến đây ngã ngũ. Địch cay cú mà đành chịu. Cuối cùng chúng dùng đến hạ sách hèn hạ nhất, là dội bom để đánh sập kỳ đài.

Các di tích ở bờ Bắc sông Bến Hải gồm: Đồn công an Hiền Lương và cột cờ
Các di tích ở bờ Bắc sông Bến Hải gồm: Đồn công an Hiền Lương và cột cờ

Từ năm 1965 - 1967, 11 lần bom Mỹ đánh trúng kỳ đài, khiến cột cờ gãy, thì 11 lần ta lại dựng lên. Với 42 lần thay lá cờ. gần 2.000 lá cờ Tổ quốc bị bom đạn địch và gió bão xé rách, nhưng chưa một ngày nào chiến sĩ ta để lá cờ ngưng bay trên đỉnh cột, chưa một lần vắng bóng cờ Tổ quốc ở đầu cầu giới tuyến.

Rồi cách sơn màu trên cầu Hiền Lương cũng vậy. Địch muốn màu sơn rạch ròi khác biệt nhưng ta không chịu. Địch sơn nửa cầu Nam màu xanh, ta cũng sơn nửa Bắc màu xanh, địch sơn màu vàng, ta lại sơn vàng. Cầu Hiền Lương phải một màu, như Nam - Bắc Việt Nam phải một nhà.

Cuộc “truy đuổi” màu sắc cây cầu cứ thế diễn ra năm này qua năm khác. Cuối cùng, lại cái cách hèn hạ của kẻ đuối lý nhưng ỷ mạnh, năm 1967, địch mang bom đánh sập cầu.

Hay câu chuyện “đấu loa” cũng không kém phần căng thẳng. Ngụy quyền lập một hệ thống phát thanh lớn ở bờ Nam, trong đó trọng điểm là 6 chiếc xe truyền thanh lưu động, đêm ngày nói xấu chế độ Xã hội chủ nghĩa.

Đáp trả, với sự giúp đỡ của Liên Xô, ta xây dựng một hệ thống loa hiện đại nhất miền Bắc lúc ấy chạy dọc 10 km bờ Bắc sông, từ Cửa Tùng lên Hói Cụ, trong đó có 4 cụm loa lớn đặt ở Cổ Trai (Vĩnh Giang), Hiền Lương (Vĩnh Thành), Huỳnh Thượng và Tiên An (Vĩnh Sơn).

Ngoài ra, còn có một xe lưu động gắn chiếc loa cực đại 500W. Qua hệ thống loa giới tuyến truyền đạt rành rọt, tạo nên nguồn cổ vũ động viên lớn lao đối với hàng ngàn đồng bào bờ Nam ngày đêm đang khổ cực trong vùng kìm kẹp tàn bạo của địch.

Tôi cứ nhớ mãi lời cụ ông Lê Đa Kiểu ở làng Linh Hải, xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh). Lời ấy, hẳn đã là mệnh lệnh một thời của quân và dân bên bờ giới tuyến: kẻ địch hèn hạ lắm, giở đủ trò để chia cắt lâu dài hai miền. Nhưng quân, dân đã một lòng một dạ theo Đảng, quyết tâm đánh đuổi địch để mỗi nhà, mỗi người được sum vầy, đoàn tụ. Thế nên, bao chiêu trò của Mỹ-Diệm đã thất bại cay đắng.

Bài 2: Dòng sông giới tuyến

Tin cùng chuyên mục
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Tin nổi bật trang chủ
Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná

Phóng sự - Phạm Tiến - 9 giờ trước
Sau 4 năm triển khai, nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719 thực sự đã trở thành cuộc “cách mạng” xóa nhà cột treo, kèo ná. Ở các tỉnh Bắc Trung bộ, hàng ngàn hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đã “an cư” trong những ngôi nhà mới đủ tiêu chuẩn “3 cứng”.
Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín ở Pu Hao: Góp sức bảo vệ biên giới bình yên

Người có uy tín - Thanh Thuận - 9 giờ trước
Những năm qua, ý thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ biên giới, già làng Giàng Chợ Sộng (tên thường gọi là Sộng Câu), Người có uy tín bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La đã gương mẫu đi đầu, đồng thời, vận động người dân tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ đường biên, cột mốc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, xây dựng nếp sống văn hóa mới…
Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Khi Người có uy tín được “trẻ hóa”...

Người có uy tín - Ngọc Lê - 18:45, 04/05/2024
Trong một thời gian dài, dường như có một sự mặc định ngầm, Người có uy tín phải là những người cao niên, với độ tuổi từ 60 trở lên. Nhưng những năm gần đầy, lực lượng quần chúng đặc biệt này đang dần được trẻ hóa. Cùng với những “cây cao bóng cả” trong đồng bào DTTS, đội ngũ Người có uy tín trẻ đã và đang phát huy được vai trò của mình trong các phong trào ở cơ sở.
Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Nắng nóng gay gắt: Ăn uống thế nào để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm?

Sức khỏe - Minh Nhật - 15:17, 04/05/2024
Thời tiết nắng nóng dễ làm thực phẩm ôi thiu, hư hỏng, do đó người dân cần chú ý từ khâu lựa chọn thực phẩm, bảo quản, đến chế biến thức ăn.
Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín ở xứ Thanh

Người có uy tín - Quỳnh Trâm - 14:30, 04/05/2024
Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chung tay xây dựng quê hương; tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua để bà con tin tưởng làm theo... là công việc mà những Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Thanh Hóa đã và đang miệt mài thể hiện để xứng đáng với sự tín nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tin yêu của người dân.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thủ tướng chỉ đạo 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới

Thời sự - PV - 14:00, 04/05/2024
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu, trong tháng 5 và thời gian tới cần tập trung chuẩn bị thật tốt việc phục vụ Hội nghị Trung ương, kỳ họp Quốc hội sắp tới và triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Triển khai Chương trình MTQG 1719 nhìn từ các địa phương

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 13:47, 04/05/2024
Cơ quan công tác dân tộc các địa phương xác định năm 2024 là năm “nước rút” để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Việc hoàn thành các mục tiêu của Chương trình không chỉ góp phần để vùng DTTS và miền núi cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng mà còn tạo nền tảng để địa bàn “lõi nghèo” bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Quảng Ngãi: Lan tỏa các mô hình bảo tồn văn hóa truyền thống trong học đường

Giáo dục - T.Nhân-H.Trường - 13:18, 04/05/2024
Với mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, các trường học ở miền núi Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo hát múa dân ca, đánh chiêng… trong học đường. Điều này vừa tạo sự thích thú cho học sinh, vừa góp phần gìn giữ văn hoá truyền thống.
Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Mãn nhãn màn tranh tài của 64 nài ngựa ở thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - Thanh Nam - 13:12, 04/05/2024
Giải Đua ngựa Shanrila Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) được diễn ra với sự tham gia thi đấu của 64 nài ngựa, đến từ 5 tỉnh: Điện Biên, Lào Cai, Tuyên Quang, Sơn La, Yên Bái. Đây là sự kiện thể thao Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2024).
Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch nơi rẻo cao Kỳ Sơn

Phóng sự - An Yên - 13:04, 04/05/2024
Lên Kỳ Sơn – huyện rẻo cao xứ Nghệ, đã không ít du khách từng cảm thấy mình “lạc lối”. Cũng bởi, nơi ấy không chỉ có “cổng trời” Mường Lống bảng lảng sương bay, tháp cổ Yên Hòa huyền bí, đỉnh Puxailaileng trên dãy Trường Sơn…; mà còn là những lễ hội Pu nhạ thầu, chọi bò, hoa mận, chợ phiên… thấp thoáng sau những cánh rừng pơ mu, sa mu tuyệt đẹp. Càng cuốn hút và hấp dẫn hơn khi đó là bản sắc văn hóa độc đáo lâu đời của cộng đồng các DTTS Mông, Thái, Khơ mú nơi đây.