Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vì một Việt Nam không có đói nghèo

Thanh Huyền - 16:17, 16/12/2020

Có dịp đến những bản làng vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trên khắp mọi miền đất nước, chúng ta cảm nhận rõ thành tựu đạt được trong công tác giảm nghèo của Việt Nam. Trong giai đoạn vừa qua (2016-2020), Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng về giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo từ 9,88% năm 2015 xuống còn 3,75% vào cuối năm 2019, dự kiến, hết năm 2020 chỉ còn dưới 3% - đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên về đích trước mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về giảm nghèo.


Con đường nông thôn mới tại vùng đồng bào DTTS tỉnh Phú Thọ
Con đường nông thôn mới tại vùng đồng bào DTTS tỉnh Phú Thọ

Lan tỏa tinh thần giảm nghèo

Hơn 45 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cuộc sống của hàng ngàn đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nơi căn cứ cách mạng - xã Sông Trà, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam đã bước sang trang mới. Đến nay, hệ thống đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa với hàng chục km thảm nhựa. Đã có hơn 100 tỷ đồng được đầu tư giao thông đồng bộ, kết nối. Bên cạnh đó, Sông Trà còn lồng ghép các nguồn vốn, kiên cố hóa 2.600m kênh mương phục vụ sản xuất. Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%...

Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch UBND xã Sông Trà, thì xã đã phát huy lợi thế vườn rừng, vườn đồi, kinh tế trang trại để tập trung giảm nghèo, làm giàu cho người dân. Nhờ đó mà, là một xã vùng cao khó khăn có 100% đồng bào DTTS sinh sống, đến nay mức thu nhập bình quân đầu người tại địa phương đạt trên 30 triệu đồng/1 người/1 năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 60% năm 2002, xuống còn dưới 20% năm 2020. Cùng với sự chuyển mình của đất nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Sông Trà đang trên đường đi lên một cách ổn định, bền vững, Nhân dân ngày càng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Hay tại tỉnh Hà Giang, hành trình thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới của đồng bào các dân tộc nơi đây đang vươn lên mạnh mẽ, với sự quan tâm chung tay của các cấp, các ngành và toàn xã hội.

Vừa mới khánh thành căn nhà mới khang trang cạnh căn nhà đất cũ kĩ, tối tăm, nhỏ hẹp, cuộc sống của gia đình anh Vàng Sín Dìn, xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang bước sang một trang mới. Điều vui mừng là, ngôi nhà xây kiên cố nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc nhà truyền thống của đồng bào Mông, nên vợ chồng anh Dìn rất yêu thích. “Gia đình tôi được hỗ trợ 60 triệu làm nhà mới. Chúng tôi vui lắm khi có được căn nhà mới để ở. Từ giờ không phải lo lắng mỗi khi trời mưa bão nữa. Gia đình tôi sẽ chăm chỉ làm ăn để có tiền trang trải cuộc sống, cho các con được học hành đầy đủ”, anh Dìn bộc bạch.

Nguồn tiền hỗ trợ xây nhà của gia đình anh Dìn, nằm trong Chương trình chung tay xóa nhà tạm cho hộ người có công, hộ nghèo khu vực biên giới khó khăn về nhà ở của tỉnh Hà Giang.

Trong suốt 75 năm qua, đặc biệt, gần 35 năm đổi mới, Đảng, Nhà nước luôn nhất quán quan điểm phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội. Thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là câu chuyện thành công, truyền cảm hứng cho bạn bè năm châu.

Chính sách giảm nghèo trụ cột giai đoạn 2016-2020 phải kể đến Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Nghị quyết số 100/2015/QH13 phê duyệt Chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020; bao gồm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1722/QĐ-TTg ngày 2/9/2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; Thủ tướng Chính phủ cũng phát động Phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Các ban, bộ, ngành, cấp ủy chính quyền địa phương đã có nhiều chương trình, kế hoạch, nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp, sáng kiến giảm nghèo.

Mặc dù ngân sách còn nhiều khó khăn, nhưng Quốc hội, Chính phủ đã tăng nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo gấp 2 lần so giai đoạn trước. 21% ngân sách Nhà nước đã dành cho phúc lợi xã hội, là mức cao nhất trong số các nước ASEAN. Nguồn lực đã được bố trí, huy động để thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2016-2020 là gần 94 nghìn tỷ đồng. Trong dịch Covid-19, Việt Nam có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho 13 triệu người với các góc độ khác nhau.

Đặc biệt, qua gần 4 năm triển khai phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau” do Thủ tướng Chính phủ phát động (từ năm 2017 đến tháng 9/2020), đã có đông đảo các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân ủng hộ qua Quỹ “Vì người nghèo” 4 cấp và an sinh xã hội với số tiền trên trên 16 nghìn tỷ đồng.

Mô hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Hòa Bình
Mô hình phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Hòa Bình

Vì một Việt Nam không có đói nghèo

Nhiệm kỳ vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng về giảm nghèo. Giai đoạn 2016-2020, đưa tỷ lệ nghèo từ 9,88% năm 2015 còn 3,75% vào cuối năm 2019, dự kiến chỉ còn dưới 3% năm 2020 - đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên về đích trước mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về giảm nghèo. Thu nhập bình quân của hộ nghèo tăng 2,3 lần…

Một số địa phương có tỉ lệ giảm hộ nghèo hết sức ấn tượng trong giai đoạn 2015 - 2019 như huyện Si Ma Cai (tỉnh Lào Cai) giảm 40,66%, huyện Mường Khương (tỉnh Lào Cai) giảm 39,96%, huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) giảm 34,51%, huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) giảm 33,52%.

Nhiều địa phương đã nỗ lực thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, thoát nghèo như huyện Tân Sơn (Phú Thọ), huyện Ba Bể (Bắc Kạn), huyện Phù Yên và huyện Quỳnh Nhai (Sơn La), huyện Tân Uyên và huyện Than Uyên (Lai Châu), huyện Như Xuân (Thanh Hóa), huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi). Dự kiến, đến cuối năm 2020, có 32 huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, có thể thấy kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo còn cao; nhất là khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS, vùng thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt. Tỉ lệ tái nghèo trong 4 năm (2016 - 2019) bình quân 4,09%/năm so với tổng số hộ thoát nghèo (giai đoạn trước tỉ lệ tái nghèo khoảng 12%/năm); tỉ lệ hộ nghèo phát sinh tương đối lớn, trung bình giai đoạn 2016 - 2019 bằng 21,8% so với tổng số hộ thoát nghèo.

Chênh lệch giàu nghèo, điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường, việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, nhất là khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Nhiều nơi tỉ lệ nghèo vẫn còn trên 50%; tỉ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm trên 58,53% tổng số hộ nghèo trong cả nước (cuối năm 2019). Thiên tai, lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn; dịch bệnh, quá trình đô thị hóa... làm nảy sinh nhiều thách thức đối với người nghèo, người DTTS…

Ngay trong Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 vừa ban hành, Chính phủ dành một mục riêng chỉ đạo khắc phục hậu quả bão lũ ở miền Trung, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh triển khai các biện pháp hỗ trợ người dân, nhất là sửa chữa nhà hư hỏng, dựng lại nhà bị sập, bị trôi trước Tết Nguyên đán, sớm phục hồi sản xuất để bảo đảm đời sống, sinh kế cho người dân, không để người dân thiếu đói, không có Tết.

“Dù ở vị trí nào, lớn hay nhỏ, từng người chúng ta đều đang hết lòng đóng góp cho một mục tiêu chung “Vì một Việt Nam không có đói nghèo”. Đó cũng là trách nhiệm mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tin tưởng giao cho Nhà nước, cho Chính phủ từ ngày đầu dựng nước”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác giảm nghèo, giai đoạn 2016 – 2020. 

Theo Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 3,75%, bình quân trong 4 năm giảm 1,53%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước từ 1-1,5%/năm. Trong 4 năm, có 58% số hộ nghèo đã thoát nghèo. Uớc đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 2,75%. Như vậy sau 5 năm, tỷ lệ hộ nghèo bình quân cả nước giảm khoảng 1,43%/năm, đạt chỉ tiêu Quốc hội giao.

Tin nổi bật trang chủ
20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

20.000 bác sĩ trẻ tham gia Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác

Ngày 18/5, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam phối hợp công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam tổ chức lễ ra quân Hành trình Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2024, với chủ đề "Thầy thuốc trẻ tình nguyện vì một Việt Nam khỏe mạnh hơn".
Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Rộn ràng Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 18 giờ trước
Ngày 18/5, tại xã Hải Sơn, Tp Móng Cái (Quảng Ninh) đã diễn ra khai mạc Lễ hội hoa sim biên giới Móng Cái năm 2024. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua tập tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội”

Tin tức - Thanh Nguyên - 18 giờ trước
Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ vừa ra mắt tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết sử thi 5 tập “Nước non vạn dặm” của ông nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024).
Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Trung ương giới thiệu ông Tô Lâm để bầu làm Chủ tịch nước, ông Trần Thanh Mẫn bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Thời sự - PV - 18 giờ trước
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng việc Trung ương thống nhất rất cao giới thiệu: Đồng chí Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch nước và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội để Quốc hội khoá XV bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội.
Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV

Thời sự - PV - 18 giờ trước
Chiều 18/5, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư phụ trách Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ về kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khoá XV.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 09:21, 18/05/2024
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 09:19, 18/05/2024
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:16, 18/05/2024
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:00, 18/05/2024
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 08:34, 18/05/2024
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 08:30, 18/05/2024
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.