Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Võ Nhai (Thái Nguyên): Quyết liệt triển khai Chương trình MTQG 1719

Vân Khánh - 00:51, 13/06/2023

Sau hơn 2 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 ( gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) như thổi một “luồng gió mới” cho huyện vùng cao Võ Nhai, huyện khó khăn nhất tỉnh Thái Nguyên. Nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã tiếp thêm động lực cho vùng đất khó khăn “chuyển mình”.

Đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên và lãnh đạo huyện Võ Nhai thăm mô hình trồng bưởi diễn tại xã Tràng xá, huyện Võ Nhai.
Bà Nguyễn Thanh Hải - Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên (thứ hai từ phải qua) và lãnh đạo huyện Võ Nhai thăm mô hình trồng bưởi diễn tại xã Tràng xá, huyện Võ Nhai

Ưu tiên phát triển kinh tế các xã đặc biệt khó khăn

Nhận thức rõ tầm quan trọng của Chương trình MTQG 1719, Huyện ủy, UBND huyện Võ Nhai đã chỉ đạo việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc. Đồng thời, tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, nắm bắt tình hình để tham mưu giải quyết kịp thời những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đồng bào các DTTS. Mặt khác, huyện chỉ đạo cơ sở cụ thể hóa chủ trương, triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719, đặc biệt ưu tiên các xã đặc biệt khó khăn.

Triển khai Chương trình MTQG 1719, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ và nỗ lực vươn lên của người dân, kết cấu hạ tầng trên địa bàn huyện Võ Nhai được quan tâm đầu tư. Đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của đồng bào DTTS được nâng lên một bước, diện mạo nông thôn, miền núi đã có nhiều chuyển biến.

Như ở xã Liên Minh, những năm gần đây đang có những bước đi vững chắc, đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào các DTTS đã có nhiều thay đổi. Hầu hết các tuyến đường liên xã, liên xóm trên địa bàn đã được cứng hóa, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của người dân.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Hoàng Văn Thượng - Chủ tịch UBND xã Liên Minh cho biết: Cùng với đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, xã chú trọng phát huy thế mạnh kinh tế từ rừng và chè. Ở Liên Minh, mỗi năm lại có thêm trên 200 ha rừng được trồng mới, trồng lại. Ngoài ra, xã cũng đang có 386 ha chè với sản lượng chè búp tươi đạt gần 3.000 tấn/năm. Trong phát triển sản xuất, đồng bào các dân tộc đã từng bước thay đổi tư duy làm ăn manh mún, nhỏ lẻ; chủ động liên kết, thành lập các mô hình kinh tế tập thể hoạt động hiệu quả… Nhờ sự phát triển về hạ tầng và kinh tế, đời sống nhiều hộ dân ở Liên Minh đã được cải thiện. Đến cuối năm 2022, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 39,2 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 13%.

Cùng với xã Liên Minh, huyện Võ Nhai đã huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh phát triển kinh tế tại nhiều xã khó khăn... Bước đầu, một số mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và giảm nghèo bằng trồng cây ăn quả, phát triển chăn nuôi gia súc tại các xã: La Hiên, Phú Thượng, Tràng Xá... đã và đang mở ra hướng đi mới trong công tác giảm nghèo.

Theo chị Vàng Thị Mảy, xóm Làng Giai, xã La Hiên, huyện Võ Nhai: Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước hỗ trợ giống, vốn và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, đời sống và thu nhập của bà con trong xóm đã được nâng lên. Có thu nhập ổn định, người dân yên tâm, quan tâm, chăm lo con cái học hành, xây dựng đời sống văn hóa.

Các sản phẩm ocop của Võ Nhai đã được đưa vào các hội chợ thương mại trong và ngoài huyện.
Các sản phẩm OCOP của Võ Nhai đã được đưa vào các hội chợ thương mại trong và ngoài huyện

Khai thác hiệu quả nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình MTQG 1719, huyện Võ Nhai đã tập trung triển khai các chương trình thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Chủ động tăng cường thông tin, tuyên truyền, nhằm thay đổi nhận thức, tập quán sản xuất của người dân; mặt khác, đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Các nguồn lực hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS theo Chương trình MTQG 1719 được địa phương khai thác có hiệu quả.

Đến nay, diện mạo vùng đồng bào DTTS của huyện Võ Nhai đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện liên tục giảm qua các năm, đến hết năm 2022, toàn huyện Võ Nhai đã giảm 4,2% số hộ nghèo (giảm còn 16,28%). Hầu hết các xóm, bản vùng đồng bào DTTS đã có đường bê tông; trên 98% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia; 100% xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm xã; 95% người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 15/15 xã, thị trấn có đường nhựa, bê tông đến trung tâm xã được cứng hóa; 151/153 xóm có đường ô tô đến trung tâm xã được cứng hóa (đạt 98,7%)… Hệ thống trường học, trạm y tế, bệnh viện trên địa bàn từng bước được xây dựng hoàn thiện, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.

Trong giai đoạn mới, huyện Võ Nhai sẽ đặc biệt chú trọng công tác đào tạo nghề, quan tâm phát triển các hoạt động sinh kế tại chỗ nhằm phát huy lợi thế của địa phương, ưu tiên đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, lao động người DTTS. Chú trọng khuyến khích phát triển mô hình hợp tác xã tại các xã, thôn, bản bằng những chính sách cụ thể để các hợp tác xã trở thành những hạt nhân hỗ trợ hộ nghèo, làm “bệ đỡ” cho người nghèo thông qua các hoạt động tiếp nhận lao động nghèo, đào tạo nguồn nhân lực… Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị được giao chủ trì các dự án trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, đảm bảo hoàn thành kế hoạch, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

Đồng thời, phát huy tối đa tính chủ động của người dân, đối tượng được thụ hưởng chính sách. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và chất lượng; đa dạng, phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề. Tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân, thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu ngay tại tuyến y tế cơ sở. Tăng cường các hoạt động văn hóa thông tin, quan tâm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; khuyến khích sử dụng trang phục dân tộc, dạy và nói tiếng DTTS ngay trong gia đình, thôn, bản và tại các trường học.

Chú trọng phát huy vai trò già làng, trưởng bản, Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ là người DTTS và các chính sách ưu đãi, thu hút cán bộ trẻ, có tài năng, trí tuệ về công tác tại các vùng khó khăn...

Triển khai Chương trình MTQG 1719, năm 2022, huyện Võ Nhai đã xây dựng 3 công trình nước sinh hoạt tập trung, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho 240 hộ dân. Năm 2023, huyện sẽ khởi công mới thêm 1 công trình nước sinh hoạt tập trung, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho trên 200 hộ dân. Hỗ trợ 113 hộ dân có nhu cầu hỗ trợ nhà ở trên địa bàn. Khởi công xây dựng khu tái định cư Tân Kim, xã Thần Sa giải quyết nhà ở cho 79 hộ, với 365 nhân khẩu; xây dựng 20 mô hình phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị và vùng trồng dược liệu quý, trên 15 dự án hỗ trợ đa dạng hóa  sinh kế cộng đồng. Hỗ trợ ít nhất 5 mô hình thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS; tổ chức các hội trợ thượng mại quảng bá, giới thiểu sản phẩm.

Đến hết năm 2022, toàn huyện đã giảm 4,2% số hộ nghèo (giảm còn 16,28%). Năm 2023, huyện Võ Nhai phấn đấu đưa tổng giá trị sản xuất các ngành chủ yếu trên địa bàn huyện tăng 7,1% trở lên so với năm 2022; giá trị sản phẩm trên đất trồng trọt đạt 104 triệu đồng/ha; giảm tỷ suất sinh thô 0,1%o; giảm tỷ lệ hộ nghèo 3,66%, hộ cận nghèo 0,71%; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 1,4% so với năm 2022…


Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Tin nổi bật trang chủ
Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Cao Bằng: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - Minh Anh - 5 phút trước
Ngày 4/5, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Lô Lô lần thứ 2 năm 2024, tại xã Đức Hạnh.
Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Bình Thuận: Truyền dạy nghề đan lát truyền thống cho người DTTS

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 9 phút trước
Triển khai Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Bảo tàng tỉnh Bình Thuận tổ chức lớp truyền dạy nghề đan lát cho 20 học viên là hội viên phụ nữ, nông dân dân tộc Cơ Ho trên địa bàn xã tại Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc.
Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Hội đồng Dân tộc, đã thẩm tra và cho ý kiến nhiều nội dung liên quan đến vùng DTTS

Tin tức - Như Tâm - 13 phút trước
Ngày 4/5, tại Tp. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội tiếp tục phiên họp toàn thể lần thứ 9 với nhiều nội dung như: thẩm tra Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn, Thẩm tra Luật Phòng chống mua bán người (sửa đổi); Thẩm tra Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); Thẩm tra Luật Địa chất và khoáng sản; cho ý kiến Kế hoạch, đề cương giám sát chuyên đề của HĐDT về: “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ DTTS, giai đoạn 2016 - 2023”; đồng thời, cung cấp thông tin về việc lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Thông tin về Nghị quyết 969 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức hoạt động giải trình tại phiên họp của HĐDT, Ủy ban của Quốc hội.
Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Chương trình MTQG 1719 ở Kỳ Sơn (Nghệ An): Thành công bắt đầu từ sự đồng lòng

Công tác Dân tộc - An Yên - 1 giờ trước
Diện mạo hạ tầng cơ sở ngày một khang trang, đời sống dân sinh đang tiếp tục chuyển biến tích cực..., chính là kết quả từ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) trong thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 ( Chương trình MTQG 1719).
Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tuổi trẻ Điện Biên dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 4/5, Ban thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ dâng hương và thắp nến tri ân các Anh hùng Liệt sĩ tại các Nghĩa trang Liệt sĩ: A1, Him Lam, Độc Lập và Tông Khao.
Tin trong ngày - 3/5/2024

Tin trong ngày - 3/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm hành trình “Theo dấu chân Người”. Số người ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai tăng lên 469 trường hợp, 5 ca nặng. Nghệ nhân, Người có uy tín Hù Cố Xuân - Niềm tự hào của người Si La. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm lại đồng đội

Chiến sĩ Điện Biên trở về thăm lại đồng đội

Photo - Tào Đạt - 1 giờ trước
Trong những ngày tháng 5 lịch sử của dân tộc, những chiến sĩ tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa đều đã ngoài 90, một số người đã hơn trăm tuổi. Tuy sức khỏe có kém, nhưng ký ức về 56 ngày đêm “khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non” vẫn còn vẹn nguyên. Và nay, những người chiến sĩ ấy đã tìm về chiến trường xưa để thắp những nén hương, tưởng nhớ đồng đội đã hy sinh.
Sóc Trăng: Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024

Sóc Trăng: Phát động Tháng Nhân đạo năm 2024

Tin tức - V.Long - M.Triết - 1 giờ trước
Sáng 5/5, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức Lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2024, với chủ đề: “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương” nhân kỷ niệm Ngày Chữ Thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế 8/5.
32 đội bóng tham gia Giải Bóng đá nam Công đoàn Viên chức Việt Nam

32 đội bóng tham gia Giải Bóng đá nam Công đoàn Viên chức Việt Nam

Thể thao - Mai Hương - 1 giờ trước
Ngày 4/5, tại Sân vận động quận Tây Hồ (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ khai mạc Giải Bóng đá nam tại Hội thao cán bộ, công chức, viên chức, lao động năm 2024, chào mừng kỷ niệm 30 năm Ngày Thành lập Công đoàn Viên chức Việt Nam (2/7/1994 - 2/7/2024) và 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (2/7/1929 - 2/7/2024).
Người dân nô nức chờ xem diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân nô nức chờ xem diễu binh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Sống trong những ngày tháng lịch sử, hàng nghìn người dân Điện Biên và du khách luôn mang tâm trạng háo hức và chờ sẵn trên dọc các tuyến đường của Tp. Điện Biên Phủ để chào mừng các khối lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành trong các buổi tập và tổng duyệt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Quảng Trị: Bắt đối tượng tổ chức đưa người vượt biên trái phép

Quảng Trị: Bắt đối tượng tổ chức đưa người vượt biên trái phép

Pháp luật - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Ngày 5/5, Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với đối tượng Hồ Văn Đức, về tội "Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép".