Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vụ nhiễm HIV ở Phú Thọ: Không vội khẳng định khi chưa có kết luận của cơ quan chuyên môn

PV - 15:32, 17/08/2018

Liên quan đến nghi vấn nhiều người bị lây nhiễm HIV do dùng chung kim tiêm tại một phòng khám tư trên địa bàn xã Kim Thượng (Huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ), các chuyên gia y tế cho rằng, không thể vội vã khẳng định khi chưa có kết luận của cơ quan chuyên môn. Bởi việc lây truyền HIV qua kim tiêm cho hàng loạt người như vậy là rất khó có thể xảy ra.

Những ngày gần đây, thông tin về việc hàng chục người dân ở xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn bất ngờ phát hiện mình bị nhiễm HIV khiến dư luận xôn xao. Nhiều người dân cho rằng, việc lây truyền có thể là do họ cùng khám bệnh tại một phòng khám tư và được tiêm cùng một bơm kim tiêm dẫn đến lây lan bệnh HIV. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, thì việc lây truyền bệnh HIV không thể đơn giản như vậy, nhất là đối với những bệnh nhân bị HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS.

PGS.TS Đỗ Duy Cường, Trưởng Khoa Truyền nhiễm-Bệnh viện Bạch Mai PGS.TS Đỗ Duy Cường, Trưởng Khoa Truyền nhiễm-Bệnh viện Bạch Mai

 

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Đỗ Duy Cường, Trưởng khoa Truyền nhiễm-Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Xác xuất lây truyền HIV qua bơm kim tiêm chỉ 0,3% và không phải tất cả mũi tiêm đều có thể làm lây

truyền bệnh.

Virus HIV trong bơm kim tiêm có thể sống 5 ngày trong môi trường, còn nếu lâu hơn thì khó có thể làm lây nhiễm bệnh được. Do đó, thông tin về y sĩ dùng chung một kim tiêm để tiêm cho người dân trong nhiều tuần, nhiều tháng liền khiến lây truyền HIV là hoàn toàn không có khoa học”.

PGS Cường phân tích, hiện nay HIV có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau. Bên cạnh việc lây truyền HIV qua quan hệ tình dục không an toàn, lây từ mẹ sang con, thì căn bệnh này có thể lây truyền qua đường máu, trong đó, dùng chung bơm kim tiêm là con đường lây truyền thường gặp.

Việc dùng chung bơm kim tiêm, nhất là với người tiêm chích ma túy; dùng chung các loại kim xăm trổ, kim châm cứu; các dụng cụ xăm lông mày; lưỡi dao cạo râu,…đều có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Cũng có thể lây truyền HIV qua các tiếp xúc trực tiếp với máu khác như bị dính máu của người nhiễm HIV vào nơi có các vết thương hở hoặc da bị xây xát…

Theo PGS Cường, lây truyền HIV qua con đường tiêm chích ma túy là hình thái lây truyền chủ yếu trong đại dịch HIV/AIDS cách đây 10 năm, ước tính có đến 80-90% lây truyền qua bơm kim tiêm ở những người sử dụng ma túy. Họ dùng 1 bơm kim tiêm duy nhất để lấy thuốc và chích cho nhau tại cùng trong 1 thời điểm nên vi rút HIV sẽ lây trực tiếp qua cho người khác.

Trong thực tế hiện nay, bơm kim tiêm là loại sử dụng một lần, sau khi sử dụng sẽ được xử lý theo quy trình xử lý vật sắc nhọn của Bộ Y tế. Bơm kim tiêm cũng là vật dụng khá phổ biến, rất sẵn trên thị trường và giá thành cũng rẻ. Do đó, việc lây truyền HIV qua dùng chung bơm kim tiêm là rất khó, việc lây đồng loạt cho nhiều người lại là điều càng khó xảy ra.

Là một trong những chuyên gia trong ngành truyền nhiễm, PGS Cường cho hay: Bệnh HIV để chuyển sang giai đoạn AIDS phải qua thời gian rất dài từ 5-10 năm. Chắc chắn một điều không thể chỉ mất vài tháng mà bệnh nhân HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS được.

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân nhiễm HIV không có triệu chứng rõ ràng, sau vài tuần thì có những triệu chứng như: Sốt phát ban, nổi hạch, đau mỏi, nhức người như triệu chứng của cảm cúm thông thường.

Cho dù có xét nghiệm, HIV vẫn ra kết quả âm tính. Nhưng giai đoạn này được đánh giá là giai đoạn “cửa sổ” cần hết sức cẩn trọng, xét nghiệm âm tính chưa chắc đã không nhiễm HIV, mà phải theo dõi tiếp theo sau 3 tháng mới có thể khẳng định chắc chắn bệnh nhân có nhiễm HIV không. Và phải sau 5-10 năm bệnh HIV mới chuyển sang giai đoạn AIDS, lúc này người bệnh mới có các triệu chứng rõ rệt như: Sụt cân, tiêu chảy, sốt kéo dài,…

Nên coi HIV là bệnh mạn tính

PGS Cường cho rằng, rất khó để xác định một người bị nhiễm HIV từ khi nào, do đó phải có sự điều tra căn nguyên rất kỹ từ khoảng thời gian nhiều tháng, nhiều năm về trước đó. Khi bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng của HIV/AIDS thì không có nghĩa là bệnh nhân vừa mắc bệnh xong mà đã ủ bệnh từ rất lâu rồi.

“Về vụ việc ở Phú Thọ cũng vậy, không thể chỉ sau vài tháng đến khám tại nhà y sĩ về có thể mắc HIV, thậm chí có người đã ở giai đoạn AIDS mà có thể khẳng định đó là nguồn lây truyền HIV được. Việc một ai đó dương tính với HIV là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu có các nguy cơ không an toàn. Không thể đổ lỗi cho nhân viên y tế khi chưa có kết luận chính thức, tránh gây hoang mang dư luận”, PGS Cường chỉ rõ.

Cũng theo PGS Cường, hiện nay HIV nên được coi là một bệnh mạn tính mà ai cũng có nguy cơ bị nhiễm, nhưng nếu được điều trị thì có thể sống lâu dài như người bình thường. Nhưng cần tránh hai tình trạng thái quá, nếu quá sợ hãi thì sẽ dẫn đến việc kỳ thị, phân biệt đối xử với những người mắc phải căn bệnh này và nếu quá chủ quan tức kém hiểu biết thì sẽ bị lây nhiễm, phơi nhiễm bệnh.

Bởi vậy, để tránh phơi nhiễm bệnh HIV hiệu quả, PGS Cường khuyến cáo, nếu không may bị vật sắc nhọn, bơm kim tiêm có nghi ngờ phơi nhiễm HIV, thì mọi người cần bình tĩnh, rửa vết thương dưới vòi nước, để nguyên máu chảy nhưng không nặn ra. Sau đó, nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để được uống thuốc dự phòng lây nhiễm tốt nhất trong vòng 6 tiếng đầu (hoặc trong vòng 72 tiếng), sẽ có hiệu quả ngăn chặn vi rút qua da vào máu.

Sau 1 tháng cần đánh giá lại và sau 3 tháng tiên hành kiểm tra để xác định chính xác có dương tính với HIV hay không. Với nhân viên y tế, người làm nhiệm vụ như: Công an truy bắt tội phạm nếu có máu nhiễm HIV bắn vào da, mắt, niêm mạc,… cần uống kháng vi rút trong vòng 28 ngày để đảm bảo vi rút không nhân lên. Phụ nữ nhiễm HIV khi mang thai cũng được khuyến khích và khuyến cáo dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Khi phải tiếp xúc với máu, dịch tiết hoặc dịch sinh dục cần áp dụng các biện pháp dự phòng như: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, sử dụng vật ngăn cách như kính bảo hộ, áo choàng, găng tay… khi chăm sóc. Và ngâm tất cả các đồ dùng có dính máu, dịch cơ thể trong dung dịch nước sát trùng trước khi tiêu hủy là các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV có hiệu quả nhất.Đặc biệt, để phòng bệnh HIV, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể và dịch sinh dục là nguyên tắc chủ đạo trong dự phòng lây nhiễm HIV.

Theo cổng TTĐT chính phủ

Tin nổi bật trang chủ
Ký ức hào hùng về

Ký ức hào hùng về "những ngày không quên"

Phóng sự - Tào Đạt - CTV - 2 giờ trước
70 năm trôi qua nhưng những ký ức về “một thời hoa lửa” vẫn vẹn nguyên trong tâm trí các cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là niềm tự hào, để giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến.
Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Quảng Nam: Hỗ trợ 5 xã vùng cao huyện Tây Giang trồng 18ha cây dược liệu

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 09 của HĐND tỉnh Quảng Nam về cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh và cây dược liệu khác trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022 – 2025, huyện Tây Giang đã hỗ trợ cho 5 xã vùng cao trồng được 18 ha dược liệu các loại.
65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

65 năm đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Thời sự - Minh Thu - 2 giờ trước
Cách đây 65 năm, thực hiện Nghị quyết 15 của BCH Trung ương Đảng về cách mạng miền Nam, ngày 19/5/1959, Thường trực Tổng quân ủy chính thức giao nhiệm vụ cho đoàn công tác quân sự đặc biệt (Đoàn 559) do Thượng tá Võ Bẩm làm trưởng đoàn có nhiệm vụ mở đường Trường Sơn chi viện cho chiến trường Miền Nam.
Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Vietcombank đồng hành cùng sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024

Kinh tế - Khánh Sơn - 2 giờ trước
Ngày 8/5/2024, sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024 với chủ đề “Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, Thời báo Ngân hàng, Vụ Thanh toán và các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức chính thức được khai mạc.
Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS ở huyện biên giới Sa Thầy

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Cái nghèo khó đang dần lùi xa, cuộc sống mới sung túc hơn đang dần hiện hữu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện biên giới Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Điều đó, minh chứng khát vọng vươn lên của đồng bào DTTS và việc triển khai các chính sách của Đảng, Nhà nước dành cho vùng đồng bào DTTS đang phát huy hiệu quả.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Thừa Thiên Huế: Tổ chức lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi cho cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng

Tin tức - Tào Đạt - Võ Tiến - 3 giờ trước
Ngày 11/5, tại huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng tiếng Pa cô - Tà ôi năm 2024.
Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Bình Liêu (Quảng Ninh): Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024

Sắc màu 54 - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Ngày 11/5 (tức ngày 4/4 Âm lịch), tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã diễn ra Khai mạc Ngày hội Kiêng gió năm 2024. Ngày hội thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.
Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Quảng Trị: Triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy

Pháp luật - Khánh Ngân - 3 giờ trước
Ngày 11/5, Đại tá Lê Văn Phương, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị cho biết, các lực lượng chức năng vừa triệt phá đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy ngoài biên giới vào nội địa.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 19): Đặt tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc

Media - BDT - 17:00, 11/05/2024
Giai đoạn 2023 - 2025, cả nước có 50 đơn vị hành chính cấp huyện và 1.243 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp. Dự kiến sau sắp xếp, sáp nhập, cả nước sẽ giảm 14 đơn vị hành chính cấp huyện và 619 xã. Ngoài việc sắp xếp bộ máy, cán bộ, trụ sở... việc chọn tên đặt cho đơn vị hành chính mới cũng là vấn đề quan trọng không kém. Câu chuyện đặt tên mới hay giữ tên cũ được dư luận rất quan tâm. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về chủ đề: Tên làng, tên xã sau khi sáp nhập: Không thể vội vàng, máy móc.
Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Nghệ An: Khó thực hiện nội dung Đào tạo nghề theo Chương trình MTQG 1719 vì nhiều cái thiếu

Xã hội - Nguyễn Thanh - 07:24, 11/05/2024
Thiếu đối tượng học nghề, nhu cầu học nghề không nhiều, chưa kể hệ thống cơ sở vật chất, số lượng giáo viên dạy nghề không đủ đáp ứng… đang là thực tế. Đây là nguyên nhân tiểu dự án 3, Dự án 5 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) ở Nghệ An về hỗ trợ đào tạo nghề không thể giải ngân hết nguồn vốn được phân bổ.