Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xây dựng chính sách đặc thù, vượt trội để phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh

PV - 14:45, 21/02/2024

Sáng 21/2, phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc của lãnh đạo Quốc hội với các cơ quan về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần phải chuẩn bị tốt nhất hồ sơ dự án Luật, trong đó, lưu ý những chính sách mới, đặc thù, vượt trội để phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, góp phần thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về lĩnh vực này, cũng như về chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: DUY LINH)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: DUY LINH)

Dự cuộc họp có Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Khắc Định; Nguyễn Đức Hải; Thượng tướng Trần Quang Phương; đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Viện trưởng Nghiên cứu lập pháp và đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương.

Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp với 102 lượt ý kiến.

Ngay sau Kỳ họp, trên cơ sở ý kiến của các đại biểu Quốc hội, ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã chủ trì, phối hợp chặt chẽ Ban soạn thảo và các cơ quan hữu quan khẩn trương tập trung nghiên cứu, tổ chức nhiều cuộc làm việc, tiến hành 3 cuộc khảo sát, 3 cuộc tọa đàm chuyên sâu nhằm tham vấn chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn để tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới, hiện dự thảo Luật còn 8 nội dung lớn cần tiếp thu, chỉnh lý. Cụ thể, dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp quy định nhiều chính sách đặc thù trong xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, có những nội dung khác quy định của pháp luật liên quan, vì vậy đề nghị nghiên cứu bổ sung 1 điều quy định về áp dụng pháp luật.

Các nội dung đáng chú ý khác về giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt và giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu đối với cơ sở công nghiệp an ninh nòng cốt; việc rà soát các quy định về nguồn vốn cho công nghiệp quốc phòng, an ninh để phù hợp Luật Ngân sách Nhà nước; đề nghị hình thành một quỹ riêng biệt để tập trung huy động nguồn lực cho xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.

Dự thảo Luật cũng đề cập các quy định về phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh lưỡng dụng; việc bổ sung quy định về “Tổ hợp công nghiệp quốc phòng” để thể chế đầy đủ Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 26/1/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo; về chuẩn bị và thực hành động viên công nghiệp; về chế độ, chính sách trong công nghiệp quốc phòng, an ninh...

Quang cảnh cuộc họp tại Nhà Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)
Quang cảnh cuộc họp tại Nhà Quốc hội. (Ảnh: DUY LINH)

Tại cuộc làm việc, các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến cụ thể về các chính sách mới được bổ sung trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự luật và về kỹ thuật lập pháp.

Theo đó, các ý kiến đều nhất trí, để thể chế hóa cụ thể, đầy đủ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh tự lực, tự cường, lưỡng dụng, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia thì cần thiết phải có các chính sách đặc thù, đột phá nhằm tạo ra những cơ chế vượt trội, khả thi thúc đẩy phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh.

Tuy nhiên, các ý kiến cũng đề nghị cần tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, chọn lọc đích đáng những chính sách thực sự vượt trội, khả thi, nhất là các chính sách về đầu tư, thuế... để vừa bảo đảm tính đặc thù vừa bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Kết luận cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá cao ý kiến của các đại biểu; ghi nhận sự nỗ lực, tâm huyết và trách nhiệm cao của Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật; trong đó, đã nghiên cứu, đề xuất bổ sung nhiều chính sách mới, vượt trội so với dự thảo Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6.

Chủ tịch Quốc hội nhất trí cho rằng, đây là dự luật khó bởi luật “gốc” về công nghiệp quốc gia hiện chưa có; 2 Pháp lệnh về công nghiệp quốc phòng và động viên công nghiệp cũng đã được ban hành từ khá lâu, nhiều quy định đã không còn phù hợp yêu cầu thực tiễn và các quan điểm, chủ trương mới của Đảng.

Vì vậy, dự thảo Luật này khó có thể quy định chi tiết, cụ thể tất cả các nội dung, mà nên chấp nhận việc sẽ có những quy định mang tính chất nguyên tắc, khung để làm cơ sở cho việc quy định cụ thể hơn trong các luật liên quan hoặc hướng dẫn chi tiết tại các văn bản dưới luật.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì, tiếp tục phối hợp chặt chẽ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các ủy ban của Quốc hội và các bộ, ngành liên quan tiếp thu tối đa ý kiến tại cuộc làm việc, giải trình thỏa đáng, lựa chọn phương án tối ưu để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật.

Dự thảo Luật tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện theo ý kiến đại biểu Quốc hội có 7 chương với 86 điều. So với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, dự thảo Luật đã được bổ sung 15 điều, bỏ 2 điều; bổ sung Mục 7 vào Chương II về Tổ hợp công nghiệp quốc phòng, bố cục các mục mới về Phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh lưỡng dụng (Mục 4 Chương II); chế độ chính sách về khoa học công nghệ (Mục 3 Chương IV); chỉnh sửa nội dung và kỹ thuật lập pháp ở nhiều điều, sắp xếp, bố cục lại một số điều trong các chương.

Tin cùng chuyên mục
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng

Sáng 9/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 3 của Hội đồng để công bố Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ; rà soát cơ chế chính sách đặc thù phát triển vùng; kế hoạch điều phối vùng và đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Hồng.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 9 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 9 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 9 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 9 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 9 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 9 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 9 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 9 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 9 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.