Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xây dựng nông thôn mới trong vùng DTTS ở Tây Nguyên: Hai đường băng để buôn làng cất cánh (Bài 2)

Lê Hường - 11:09, 23/09/2021

Quy hoạch và chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp đi đôi với huy động các nguồn lực để đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng được xem là hai giải pháp căn cơ, hiệu quả trong xây dựng NTM trong vùng DTTS ở Tây Nguyên. Đây cũng chính là hai đường băng để các buôn làng cất cánh.

Một mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất hiệu quả trên địa bàn Huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai
Một mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất hiệu quả trên địa bàn Huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai

Chuyển đổi mô hình sản xuất

Lâu nay, tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa vẫn là nổi lo chưa có hồi kết tại khu vực Tây Nguyên. Trong xây dựng NTM , điều này tạo nên sự bất ổn, thiếu tính bền vững của ngành Nông nghiệp, mà đối tượng chịu tác động chủ yếu là nông dân. Do đó, vệc quy hoạch và chuyển đổi mô hình sản xuất khoa học, phù hợp là điều đặc biệt quan trọng. Nhận thức được điều này, gần đây, nhiều địa phương đã có sự chuyển hướng hiệu quả.

Xã Cư M’gar, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) có 70% đồng bào DTTS, trong đó đồng bào Ê Đê chiếm hơn một nửa. Nhờ tích cực chuyển đổi mô hình sản xuất, phá vỡ thế độc canh cà phê, hồ tiêu và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, chủ động thay đổi giống mới mà thu nhập của người dân được nâng cao. Hoàn thành các tiêu chí, đầu năm 2021 xã Cư M’gar được công nhận đạt chuẩn NTM.

Bà Phạm Thị Tiềm, Chủ tịch UBND xã Cư M’gar chia sẻ: Thực hiện chỉ đạo của huyện về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học -  kỹ thuật, người dân trong xã mạnh dạn sử dụng các loại giống mới cho năng suất cao, diện tích cây trồng kém hiệu quả được chuyển đổi sang cây có giá trị kinh tế. Nhờ đó, thu nhập của người dân ngày càng tăng.

 Đặc biệt, đời sống người đồng bào DTTS cải thiện rõ rệt. Năm 2015 thu nhập bình quân đầu người của xã chỉ đạt 22,5 triệu đồng/người/năm, hiện tại đã lên gần 43 triệu đồng/người/năm, số hộ nghèo giảm xuống chỉ còn gần 4%.

Theo báo cáo, đến nay, toàn huyện Cư M’gar có trên 10.000ha cà phê sản xuất theo tiêu chuẩn 4C, UTZ; 18 trang trại chăn nuôi với quy mô 1.000 con heo/trang trại, từ 14.000 - 16.000 con gà/trang trại…Địa phương đang được đánh giá là thực hiện rất hiệu quả kế hoạch tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM.

Những năm qua, phát triển kinh tế và đổi mới hình thức sản xuất được cấp ủy đảng, chính quyền các tỉnh Tây Nguyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo bằng nhiều giải pháp phù hợp, thiết thực, qua đó Nhân dân tích cực hưởng ứng. Điển hình như ở huyện Chư Păh (Gia Lai), người dân mạnh dạn chuyển đổi nhiều diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu, cây ăn quả.

Là hộ tiên phong trồng sầu riêng, mít thái, bơ, chôm chôm xen canh trện diện tích 2ha cà phê, đến nay, gia đình ông Đặng Văn Kích, thôn Đại Ân 2, xã Ia Khươl có thu nhập ổn định hơn 300 triệu đồng/năm. Ông Kích chia sẻ: "Cà phê chỉ cho gia đình thu nhập ổn định, đủ để trang trải mọi chi phí trong gia đình thôi. Từ khi chuyển đổi mô hình sản xuất trồng xen canh cây ăn quả trên cùng diện tích đất sản xuất, lợi nhuận cao gấp nhiều lần, kinh tế gia đình phát triển khá, gia đình sẵn sàng đóng góp công ích xây dựng NTM".

Ông Phạm Quý, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Khươl cho biết: "Hiện toàn xã Ea Khươl có khoảng 80ha sầu riêng, hơn 10ha mít, 3ha cam, quýt và một số cây ăn quả khác. Xã đã thành lập Tổ liên kết trồng và chăm sóc sầu riêng với 16 thành viên; 1 chi hội nghề nghiệp chăm sóc cây sầu riêng với 40 hộ tham gia. Nhiều gia đình có nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình trồng xen canh cây ăn quả trong vườn cà phê".

Theo tính toán của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Păh, trung bình 1ha cây ăn quả, thời kỳ kinh doanh cho 350 - 400 triệu đồng, tăng 150 - 200 triệu đồng với với các loại cây trồng khác. Trong thời gian tới, huyện Chư Păh tiếp tục hỗ trợ nông dân chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Từng bước hướng đến ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, kết nối cung cầu. Từ một huyện khó khăn của tỉnh, đến nay, Chư Păh có 4 xã đạt chuẩn NTM, tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 giảm còn hơn 6%, phấn đấu năm 2021 này xuống 3,9%...

Huy động các nguồn lực

Để tiếp tục xây dựng NTM hiệu quả, các tỉnh Tây Nguyên đang tiếp tục tranh thủ các nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển sản xuất hướng tới phát triển nông thôn toàn diện và bền vững.

Tập trung nguồn lực, kiện toàn cơ sở hạ tầng là yếu tố then chốt tạo tiền đề xây dựng NTM hiệu quả
Tập trung nguồn lực, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng, tạo tiền đề xây dựng NTM hiệu quả

Tại huyện khó khăn Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, những năm qua, với nỗ lực triển khai nhiều giải pháp, huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM. Nhờ đó huyện đã đạt bình quân tiêu chí NTM là 15,36 tiêu chí/xã. Toàn huyện có 11 xã, trong đó 1 xã được công nhận NTM, 1 xã đang hoàn thiện hồ sơ.

Ông Nguyễn Xuân Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Nô chia sẻ, với phương châm đầu tư trọng tâm, trọng điểm, huyện linh động trong việc lồng ghép nhiều nguồn lực để xây dựng NTM. Năm 2020, tổng huy động toàn xã hội đầu tư xây dựng NTM đạt 135 tỷ đồng. Trong đó, huy động đóng góp của Nhân dân gần 10 tỷ đồng.  

"Việc huy động nguồn lực vẫn là giải pháp then chốt để xây dựng NTM. Thời gian tới, huyện tập trung nguồn lực xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu, trọng tâm là điện và đường giao thông; ưu tiên nguồn lực cho các xã đặc biệt khó khăn, có tiêu chí thấp", Phó Chủ tịch huyện Nguyễn Xuân Danh nhấn mạnh.

Tương tự, ghi nhận tại Đắk Lắk, dù xuất phát điểm thấp, sau 10 năm xây dựng NTM, đến nay huyện Ea H’leo đã có 7/11 xã đạt chuẩn NTM. Thu nhập bình quân đầu người đạt 48,89 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 7%, vượt kế hoạch Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020 đề ra.

 Ông Nguyễn Văn Hà, Chủ tịch UBND huyện Ea H’leo chia sẻ: "Một thành công lớn trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện là huy động đa dạng các nguồn lực thực hiện Chương trình. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục phát huy tính dân chủ, đoàn kết, huy động mọi nguồn lực để triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Phấn đấu đến năm 2025, huyện sẽ hoàn thành 11/11 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 6 xã đạt chuẩn NTM nâng cao".

Theo ông Dương Tín Đức, Phó chánh Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Đắk Lắk, mục tiêu phân đấu đến năm 2025 toàn tỉnh có 4 đơn vị cấp huyện, 100 xã đạt chuẩn NTM; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2020 (đạt 73,8 triệu đồng/người/năm).

 Để tiếp tục xây dựng NTM hiệu quả, toàn diện và bền vững, tỉnh xác định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là chiến lược, tái cơ cấu nông nghiệp cùng với thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm là then chốt, nông dân là chủ thể…

Có thể khẳng định, việc huy động tổng hợp các nguồn lực và giải quyết tốt bài toán về quy hoạch, chuyển đổi sản xuất một cách khoa học chính là  giải pháp căn cơ,  hiệu quả cho việc xây dựng NTM trong vùng DTTS ở Tây Nguyên trong những năm tới đây.



Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Đắk Lắk: Huyện Cư M’gar tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV

Ngày 17/5, UBND huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS huyện Cư M’gar lần thứ IV - năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thiên Văn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự Đại hội còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, lãnh đạo huyện và 150 đại biểu chính thức đại diện cho gần 95 nghìn người đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 18/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Quảng Nam: Bắt quả tang vụ vận chuyển trái phép lô gỗ xá xị hơn 3 tỷ đồng

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Ngày 17/5, thông tin từ Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Quảng Nam) cho biết đang tiếp tục xác minh, xử lý một vụ vận chuyển lâm sản trái phép có trị giá ước tính hơn 3 tỷ đồng.
Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Bình Định: Khai mạc ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ II

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Tối 17/5, UBND huyện Hoài Ân (Bình Định) tổ chức lễ khai mạc Ngày hội Nông sản lần II năm 2024. Đây là hoạt động nhằm tôn vinh thành quả lao động của bà con nông dân trong vùng, đồng thời quảng bá hình ảnh “thủ phủ trái cây” của Bình Định đến với đông đảo bạn bè trong và ngoài nước.
Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Trăn trở về một miền di sản: Gặp những người “níu giữ” di sản (Bài 2)

Phóng sự - Thanh Hải - 5 giờ trước
Trăn trở, đau đáu với những giá trị, bản sắc văn hoá của dân tộc trước nguy cơ mai một, biến mất… những người có trách nhiệm đã đánh cược với thời gian, chỉ để níu giữ di sản cho hậu thế.
Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Trăn trở về một miền di sản: Nguy cơ biến mất của nhiều di sản (Bài 1)

Phóng sự - Thanh Hải - 5 giờ trước
LTS: Trầm tích văn hóa vùng DTTS không những là đặc trưng của lịch sử văn hóa và con người vùng đất ấy. Mà chính điều đó còn phản chiếu một miền di sản đồ sộ với bề dày ngàn năm. Nhưng, sự khốc liệt của thời gian, xu thế hội nhập đã khiến nhiều di sản không tránh khỏi phai mòn theo tháng năm, thậm chí biến mất trong đời sống.
Tin trong ngày - 17/5/2024

Tin trong ngày - 17/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch Hồ Chí Minh - Linh hồn của cách mạng Việt Nam. Tránh bị lừa đảo tham gia chương trình lao động nông nghiệp tại Australia. Cao Bằng phát động cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ nhất. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 - Nhìn từ Phú Thọ

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 6 giờ trước
Thời gian qua, nguồn lực của Trung ương đã góp phần quan trọng trong việc triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Hạ tầng cơ sở được đầu tư, xây mới; đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ hội mới để phát triển du lịch

Cơ hội mới để phát triển du lịch

Du lịch - Minh Nhật - 6 giờ trước
Ngành du lịch đón nhiều tin vui khi nhiều danh hiệu, giải thưởng thế giới "gọi tên" Việt Nam. Vừa mừng vừa lo, đó là lo làm sao để đưa các danh hiệu, giải thưởng này thành nguồn lực phát triển.
Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Hà Giang: Lan tỏa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Thời sự - Minh Thu - 6 giờ trước
Thời gian qua, việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh Hà Giang triển khai sâu rộng. Từ đó, tạo động lực lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Sao Mai Huyền Trang phát hành MV

Sao Mai Huyền Trang phát hành MV "Nợ ân tình để tìm hình của nước" mừng sinh nhật Bác

Tin tức - Thanh Nguyên - 6 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Sao Mai Huyền Trang phát hành MV về Bác với tên gọi "Nợ ân tình để tìm hình của nước".
“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

“Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”

Tin tức - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Ngày 17/5, tại Tp. Cẩm Phả, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 (CSB1) phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Ninh và Tp. Cẩm Phả tổ chức chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” năm 2024.