Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xên bản, Xên mường – Lễ hội mang ước nguyện về cuộc sống ấm no của đồng bào Thái

Tào Đạt - Hải Yến - 06:47, 11/04/2024

Lễ hội Xên bản, Xên mường là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng, được cộng đồng dân tộc Thái tỉnh Sơn La lưu giữ qua nhiều đời. Nghi thức tâm linh này mang đậm tính nhân văn, thể hiện khát vọng về một cuộc sống an lành và mong muốn mùa màng bội thu, gia súc sinh sôi, nảy nở.

Lễ hội Xên bản, Xên mường là một nét văn hóa đẹp của đồng bào Thái
Lễ hội Xên bản, Xên mường là một nét văn hóa đẹp của đồng bào Thái

Trao đổi với báo chí, ông Lù Văn Định, nghệ nhân, thầy mo dân tộc Thái của tỉnh Sơn La cho biết, đối với đồng bào dân tộc Thái, ông trời (Pu Then), luôn được coi là vị thần quan trọng có ảnh hưởng và chi phối rất lớn đến đời sống con người và cộng đồng. Vì thế, tục cúng trời, cúng đất, cúng mường, bản là nét sinh hoạt tôn giáo không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào.

Do đó, đến độ cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hàng năm, lúc này hoa ban bắt đầu nở, đồng bào Thái sẽ tổ chức lễ Xên bản, Xên mường nhằm tạ ơn Pu Then, các thần linh thổ địa, Pú mường, Pú bản (những người đầu tiên xây dựng nên bản mường) và tổ tiên… đã mang đến cuộc sống no ấm, bình yên cho con cháu, dân làng. Đồng thời, cầu mong bà con bản, mường luôn khỏe mạnh, mùa màng bội thu, bình an, ấm no, hạnh phúc.

Thầy mo thực hiện các nghi lễ, cầu cho bản làng ấm no, mùa màng bội thu
Thầy mo thực hiện các nghi lễ, cầu cho bản làng ấm no, mùa màng bội thu

Theo thầy mo Lù Văn Định, lễ Xên bản, Xên mường được tổ chức tại miếu của mường (một mường ngày xưa là cả một vùng rộng lớn, tương đương một huyện hoặc vài ba xã bây giờ). Trước khi lễ hội diễn ra, các bản trong vùng cử Người có uy tín đại diện cho bản để họp thống nhất thời gian tổ chức và chọn ra chủ lễ (Chảu sửa), thầy mo, thầy phăn và phân bổ đóng góp của từng bản.

Sau đó, toàn mường làm cuộc tổng vệ sinh làng bản, sửa sang miếu cho đẹp hơn, sáng sủa hơn và chuẩn bị lễ vật để dâng cúng gồm: Trâu, lợn, gà do nhân dân góp lại. Lễ vật dâng cúng tế tùy theo tình hình kinh tế của bản do người đứng đầu bản và các gia đình trong bản bàn bạc quyết định “xên” to hay nhỏ. Dân chúng trong, ngoài bản, bất kể già trẻ gái trai đều có nghĩa vụ tham gia, đóng góp tùy sức mình và được quyền tham dự lễ hội của bản.

Đổi với đồng bào Thái, lễ hội này có ý nghĩa rất quan trọng
Đổi với đồng bào Thái, lễ hội Xên bản, Xên mường có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống

Đầu giờ sáng ngày diễn ra lễ hội, thầy mo thắp một nén hương tại cò lò hóng (bàn thờ tại nhà sàn khu nhà Thái) để kính xin các vị thần linh, tổ tiên về chứng giám và chờ giờ tốt để tiến hành lễ cầu an. Sau đó thầy mo chỉ đạo các thành viên trong bản, những người giúp việc cho thầy cúng, người mổ lợn, gà, vịt, cá và chọn 4 người con gái khéo tay, xinh đẹp để nướng cơm lam, đồ xôi.

Sau đó, thầy mo cùng với 4 chàng trai khỏe mạnh dọn dẹp khu vực cúng, lập bàn thờ (đan bằng tre) để chuẩn bị cho lễ cầu an.

Lễ vật được đồng bào Thái chuẩn bị để dâng lên các vị thần linh trong lễ hội
Lễ vật được đồng bào Thái chuẩn bị để dâng lên các vị thần linh trong lễ hội

Lễ vật đã được chuẩn bị xong sẽ được đặt lên mâm, đưa đến địa điểm để tổ chức lễ cầu an. Dẫn đầu là thầy mo mặc áo dài mầu đen chít khăn đỏ trên mình đeo một chiếc túi Thái; trong đó gồm có dao, mai rùa, sách cúng (bằng chữ Thái cổ) và một số những đồ vật để phục vụ cho lễ cúng; phía sau là trưởng bản, trưởng dòng họ, bà con trong bản quỳ lễ.

Thầy mo rút gươm đặt cạnh mâm cúng, thắp hương và rót rượu ra các chén, rồi thầy mo lấy một nắm gạo cho vào lòng tay trái và dùng tay phải ném đi bốn phía trong không khí trang nghiêm, linh thiêng, thầy mo trang trọng đọc bài cúng đã thông thuộc bằng tiếng dân tộc Thái. 

Thầy mo mời Pu Then, mời các linh hồn những người có công với bản, chủ nguồn nước lớn (Chảu nặm luông), thần đất (Chảu địn), thổ công thổ địa, phị bản, phị mương... về nhận lễ vật dùng cỗ, vui vẻ với cộng đồng dân cư của bản. Đồng thời cầu mong tổ tiên thần linh ban phúc, phù trợ cho bản bình yên, làm ăn suôn sẻ, con người khỏe mạnh, ngô lúa sinh sôi…

Nhiều hoạt động được tổ chức trong khuôn khổ lễ hội
Nhiều hoạt động được tổ chức trong khuôn khổ lễ hội

Tiếp theo, thầy mo ném nắm cơm nhỏ, một chút gạo sống xuống nguồn nước. Mời các thần linh, tổ tiên trở về nơi trú ngụ. Thầy mo lấy các chén rượu trên mâm cúng vẩy ra xung quoanh với tâm niệm xua đi nhưng điều không lành không may mắn.

Khi lễ cầu an kết thúc, thầy mo, trưởng bản, trưởng họ... ăn làm phép ở mâm cỗ chính, rồi đi từng mâm; ở mỗi mâm các ông ăn một miếng thịt, uống một hớp rượu. Kế đó, cả bản mường ăn uống vui vẻ cho bằng hết các mâm, không được bỏ thừa hay đem về.

(ẢNH đã sửa chưa BT) Xên bản, Xên mường – Lễ hội mang ước nguyện về cuộc sống ấm no của đồng bào Thái 5
Các hoạt động múa hát, trình diễn trong lễ hội giúp thắt chặt hơn tình đoàn kết trong dòng họ, bản làng, dân tộc
Các hoạt động múa hát, trình diễn trong lễ hội giúp thắt chặt hơn tình đoàn kết trong dòng họ, bản làng, dân tộc

Sau phần nghi thức là phần hội với nhiểu trò chơi dân gian truyền thống và sinh hoạt văn hóa văn nghệ của đồng bào như hát khắp, thổi pí, ném còn, nhảy sạp, múa xòe...

Lễ Xên bản, Xên mường là một ngày hội cộng đồng dân tộc Thái, thể hiện nét đẹp văn hoá truyền thống của đồng bào. Qua lễ hội thắt chặt hơn tình đoàn kết trong dòng họ, bản làng, dân tộc, đồng thời lễ hội cũng là dịp để ôn lại truyền thống, bảo lưu di sản văn hoá dân tộc.

Tin nổi bật trang chủ
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Media - BDT - 2 giờ trước
Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Media - BDT - 2 giờ trước
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

“Đào, phở và piano” sẽ công chiếu miễn phí trong tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ tại Hà Nội

Tin tức - Thanh Thuận - 3 giờ trước
Với mong muốn tuyên truyền đến cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân và nhân dân về ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử của chiến thắng Điện Biên Phủ, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/05/2024) từ ngày 3-6/5 tại Rạp chiếu phim Điện ảnh Quân đội nhân dân, số 17 phố Lý Nam Đế, Hà Nội.
Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Đại học Luật Hà Nội dành 1.310 chỉ tiêu xét tuyển sớm trình độ đại học năm 2024

Giáo dục - Khánh Sơn - 3 giờ trước
Trường Đại học Luật Hà Nội vừa ban hành thông báo xét tuyển trình độ đại học hình thức đào tạo chính quy năm 2024 (Khóa 49) theo các phương thức xét tuyển sớm.
Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Ra mắt 17 ấn phẩm sách đặc biệt về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 5 giờ trước
Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 ấn phẩm sách đặc biệt, đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 17): Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 17): Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS

Thanh niên là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò xung kích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay, với tư duy đổi mới, nghị lực, ý chí khát vọng vươn lên của tuổi trẻ, nhiều thanh niên là người DTTS đã vượt lên định kiến, quyết tâm bứt phá trên mọi lĩnh vực, như: Khởi nghiệp, văn hóa, nghệ thuật… và đạt được những thành công nhất định. Từ đó thể hiện ước mơ, hoài bão cống hiến trên chính mảnh đất quê hương, tiếp tục khẳng định sức trẻ, niềm đam mê, lan tỏa tinh thần nhiệt huyết đến thanh niên các vùng đồng bào DTTS. Chương trình vấn đề sự kiện tuần này sẽ bàn về chủ đề: Khát vọng vươn lên của thanh niên DTTS.
Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Đội nắng giúp đồng bào khu vực biên giới thu hoạch lúa

Xã hội - Tào Đạt - Võ Tiến - 5 giờ trước
Nằm trong hoạt động của Chương trình “Ngày về thôn, bản” và “Ngày thứ Bảy tình nguyện”, ngày 28/4, Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) đã phối hợp với Đoàn thanh niên xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, xuống đồng giúp các gia đình trên địa bàn thu hoạch lúa.
Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Bình Định: Hiệu quả từ các câu lạc bộ chống tảo hôn

Công tác Dân tộc - Lê Phương - 6 giờ trước
Nhận thức được những tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) ảnh hưởng chất lượng cuộc sống, sức khoẻ sinh sản của thế hệ trẻ đồng bào DTTS, tỉnh Bình Định và các cấp, ngành và địa phương trong tỉnh đã vào cuộc quyết liệt, triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu nạn tảo hôn. Trong đó, việc đẩy mạnh thành lập các câu lạc bộ (CLB) phòng chống tảo hôn trong trường học đã mang lại hiệu quả bước đầu.
Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù nhìn từ Lai Châu

Công tác Dân tộc - Thùy Giang - 7 giờ trước
Triển khai các chính sách hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù thuộc Tiểu dự án 1, Dự án 9 của Chương trình MTQG 1719, đồng bào dân tộc Lự trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã được đầu tư, hỗ trợ để giải quyết các vấn đề cấp thiết. Với nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào, các chính sách hỗ trợ đã góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống của người Lự tại nhiều bản làng của Lai Châu.
Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Đưng K’Nớ - ngày ấy, bây giờ

Xã hội - Thảo Linh - 7 giờ trước
Ngày ấy, Đưng K’Nớ là một vùng đất lọt thỏm giữa những cánh rừng nguyên sinh của dãy Bidoup – Núi Bà. Cuộc sống giữa chốn rừng già, tự cung tự cấp, bà con người Cơ Ho chỉ nghĩ đến kiếm cái ăn, cái mặc qua ngày cũng đã khó… nhưng nay, Đưng K’Nớ đã thay da đổi thịt, cuộc sống no ấm đang về trên vùng đất này.
Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Kon Tum: Tặng hơn 700 phần quà cho các em học sinh DTTS

Xã hội - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Ngày 28/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kon Tum phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân 2030 (trực thuộc Saigon Times Club) tặng 732 phần quà cho các em học sinh DTTS xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà (Kon Tum).