Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xuất khẩu nông sản: Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Trương Vui - 15:03, 15/10/2023

Với nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, Việt Nam là nước có khối lượng xuất khẩu nông sản lớn đến nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, với những tiêu chuẩn ngày càng nghiêm ngặt của thị trường nhập khẩu, thì vấn đề tiêu chuẩn hóa sản xuất nông nghiệp và kiểm soát chất lượng khắt khe cần có sự ưu tiên hơn nữa trong giai đoạn hiện nay.

Với nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, Việt Nam là nước có khối lượng xuất khẩu nông sản lớn đến nhiều quốc gia trên thế giới (Ảnh: TL)
Với nhiều lợi thế trong sản xuất nông nghiệp, Việt Nam là nước có khối lượng xuất khẩu nông sản lớn đến nhiều quốc gia trên thế giới (Ảnh: TL)

Xuất khẩu nông sản còn nhiều lỗ hổng

Hiện nay, nông sản Việt đã có mặt tại hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ , bao gồm các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản..., với kim ngạch tăng trưởng dương theo từng năm.Theo thống kê, trong 8 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 16,9 tỷ USD, trong đó rau quả đạt 3,55 tỷ USD, tăng 61% so với cùng kỳ năm trước. Dự đoán  năm 2023, mặt hàng rau quả của Việt Nam có thể vượt 5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu.

Điều này cho thấy, nông sản đang là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu chung của cả nước. Tuy nhiên, thời gian gần đây, không ít lô hàng nông sản xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam bị cảnh báo và trả về do vi phạm các quy định của nước nhập khẩu.

Mới đây nhất, một lô hàng là các sản phẩm nông nghiệp của một doanh nghiệp ở quận Tân Bình, TP.HCM xuất khẩu sang Iceland đã bị quốc gia này phát đi cảnh báo trên Hệ thống thông báo của Liên minh châu Âu (EU) về hàm lượng cao Carbaryl (thuốc trừ sâu) có trong quả bòn bon của Việt Nam.

Theo thông báo của Ireland, hàm lượng tối đa cho phép của Carbaryl là 0,01mg/kg – ppm, nhưng hàm lượng carbaryl được phát hiện trên bòn bon của Việt Nam xuất khẩu sang nước này lên tới 15,4 +/-50% mg/kg – ppm, có khả năng gây hại cho con người.

Không ít lô hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam bị phát đi cảnh báo do vi phạm các quy định của nước nhập khẩu (Ảnh: TL)
Không ít lô hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam bị phát đi cảnh báo do vi phạm các quy định của nước nhập khẩu (Ảnh: TL)

Trước đó, vào tháng 7/2023, Trung Quốc cũng phát cảnh báo vi phạm yêu cầu kiểm dịch thực vật với chuối, mít, thanh long, sầu riêng…. từ Việt Nam. Hay vào tháng 4/2023, một lô hàng ớt Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc, cũng bị thu hồi do có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật gấp 10 lần tiêu chuẩn…

Theo ông Lương Văn Tài, tùy viên Thương mại, Bộ phận Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, hiện Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia, vùng lãnh thổ có số lượng hàng hóa nông sản, thực phẩm bị cảnh báo nhiều nhất tại thị trường Trung Quốc. Trong đó, vấn đề chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (sử dụng phụ gia thực phẩm vượt ngưỡng cho phép, nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh) là một trong các lỗi bị cảnh báo.

Với EU, số liệu thống kê cũng cho thấy, chỉ trong nửa đầu năm 2023, nước ta có 31 lô hàng nông sản thực phẩm bị cảnh báo, trong đó có tới 60% liên quan đến vi phạm vượt ngưỡng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật.

Những con số này cho thấy, dù rằng cơ hội cho nông sản Việt Nam đang rất nhiều, nhưng thực tế, vẫn còn không ít mối lo về tính an toàn thực phẩm của chuỗi cung ứng xuất khẩu nông sản Việt. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới thương hiệu của cả ngành hàng nông sản trong nước tại các thị trường nhập khẩu.

Đừng để "con sâu làm rầu nồi canh"

Để đưa nông sản Việt Nam, đòi hỏi cấp thiết đặt ra là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm để nâng cao chất lượng hàng nông sản, qua đó, tăng giá trị và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Theo ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, khi người dân, doanh nghiệp mang sản phẩm nông sản Việt Nam đi ra nước ngoài, cần phải tìm hiểu rõ quy định của nước đó về kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bởi mỗi thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đều có những quy định khác nhau về đối tượng kiểm dịch, mức dư lượng, trình tự thủ tục….

Cần phải tìm hiểu rõ quy định của các nước nhập khẩu về kiểm soát an toàn thực phẩm (Ảnh: TL)
Cần phải tìm hiểu rõ quy định của các nước nhập khẩu về kiểm soát an toàn thực phẩm (Ảnh: TL)

Chẳng hạn, xuất khẩu nông sản sang thị trường EU, cần nắm bắt được các quy định về mức dư lượng các chỉ tiêu, để việc tổ chức sản xuất từ vùng nguyên liệu đến quá trình sơ chế, chế biến đáp ứng được đúng những quy định đó.

Hay xuất sang Trung Quốc cũng phải tuân thủ theo các quy định của Nghị định thư về vấn đề an toàn thực phẩm, cũng như về kiểm định hoặc đáp ứng các quy định 248, 249 về biện pháp quản lý an toàn thực phẩm của thị trường này…;Bởi, chỉ cần 1 sai sót, cẩu thả trong khâu kiểm định dù chỉ 1 lô hàng, cũng sẽ như “con sâu làm rầu nồi canh”, gây ảnh hưởng lớn đến cả uy tín, cũng như vị thế của ngành hàng nông sản Việt.

Nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản, đảm bảo an toàn thực phẩm, trong nửa cuối năm 2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ duy trì thực hiện việc kiểm tra, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và kiểm tra chứng nhận nông sản xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Đồng thời, chủ động tổ chức thanh tra chuyên ngành theo kế hoạch và đột xuất; xử lý kịp thời, nghiêm khắc các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm. Theo dõi sát và kịp thời xử lý các sự cố mất an toàn thực phẩm; hướng dẫn xử lý và triển khai các biện khắc phục đối với các lô hàng xuất khẩu vi phạm an toàn thực phẩm...

Cùng với đó, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tạo môi trường thuận lợi và động lực cho người dân, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn, bền vững.

Các sản phẩm nông sản hữu cơ của Việt Nam được giới thiệu tại chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2023” diễn ra tại TPHCM từ ngày 13 -15/9 (Ảnh: TL)
Các sản phẩm nông sản hữu cơ của Việt Nam được giới thiệu tại chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2023” diễn ra tại TPHCM từ ngày 13 -15/9 (Ảnh: TL)

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề nghị, Bộ Công an, Bộ Công Thương, tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong thanh tra, điều tra xử lý các vi phạm an toàn thực phẩm nghiêm trọng, như sử dụng chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, kháng sinh, chất bảo quản ngoài danh mục được phép sử dụng trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản.

Điều quan trọng hơn cả, đừng để lợi ích trước mắt mà đánh mất lợi thế, giá trị các mặt hàng nông sản Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới; mỗi doanh nghiệp và người sản xuất cũng cần có ý thức nâng cao chất lượng sản phẩm, có như vậy nông sản của nước ta mới tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu, củng cố, nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Tin cùng chuyên mục
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng của chính nghĩa và khát vọng hòa bình

Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược đông xuân (1953 - 1954) của quân và dân ta. Trải qua "56 ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt, máu trộn bùn non" (thơ Tố Hữu), quân và dân ta đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên phủ, giành thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng này đã trở thành tiếng sấm rền vang làm rung chuyển thế giới, xé toạc đám mây đen của chủ nghĩa thực dân - đế quốc, mang đến nguồn cổ vũ to lớn cho các dân tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập.
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 7 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 7 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 7 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 7 giờ trước
Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 7 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 7 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 7 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.