Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Yên Bái đẩy mạnh phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống: Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị (Bài 1)

Văn Hoa - 06:26, 28/11/2023

Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp nhằm thay đổi nhận thức, trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và đồng bào DTTS trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Đặc biệt, thực hiện Dự án 9, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã tạo sự chuyển biến tích cực trong hành vi, nhận thức của cộng đồng, góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCH) trong đồng bào DTTS.

Yên Bái là tỉnh miền núi có đông đồng bào DTTS sinh sống, tình trạng TH-HNCHT đã tồn tại như một tập quán cố hữu trong vùng đồng bào DTTS. Để giải quyết vấn đề này, cả hệ thống chính trị, đặc biệt là Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái, với chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, đã vào cuộc bằng các giải pháp quyết liệt, từng bước đẩy lùi hủ tục lạc hậu này.

Đồng bào dân tộc Mông tại thôn Khe Sán, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên
Tình trạng tảo hôn khiến cuộc sống của đồng bào dân tộc Mông tại thôn Khe Sán, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên còn nhiều khó khăn vất vả

Hệ thống chính trị vào cuộc

Nạn TH-HNCHT tập trung chủ yếu ở đồng bào người Mông, người Dao,... tại các huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn. Đây là một trong những nguyên nhân, gây ra lực cản lớn đối với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội tại vùng đồng bào DTTS.

Theo số liệu thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái cho thấy, 5 năm trở lại đây, Yên Bái có gần 2.400 trường hợp tảo hôn, trong đó tảo hôn từ vợ là 1.536 người, chiếm gần 65% số người tảo hôn; hơn 90% số phụ nữ tảo hôn đều sinh con thứ 3 trở lên, phần lớn số phụ nữ này thuộc đối tượng hộ nghèo và chiếm tỷ lệ ly hôn cao.

Anh Giàng A Long, sinh năm 1997, dân tộc Mông, trưởng bản Háng Cơ Bua, xã Púng Luông, huyện Mù Căng Chải chia sẻ. Bản anh có 106 hộ dân, có 540 nhân khẩu, 73 hộ nghèo, còn lại là hộ cận nghèo, 100% là người Mông. Theo anh Long, tỷ lệ hộ nghèo cao như vậy có nhiều nguyên nhân, trong đó một phần cũng do hệ lụy của tảo hôn mà nên.

Anh Long chia sẻ, những năm trước đây tình trạng tảo hôn nhiều lắm, nhưng gần đây, nhờ được các cấp, các ngành tuyên truyền, người dân dần hiểu tác hại của TH-HNCHT, do đó số cặp TH-HNCHT đã giảm đáng kể. Năm 2021, thôn anh có 2 cặp tảo hôn; năm 2022 cũng có 2 cặp tảo hôn, cả vợ và chồng đều không đủ tuổi, học hết lớp 9 các cháu đã lấy vợ, lấy chồng; năm 2023 chưa phát hiện trường hợp nào.

A Long cho biết thêm, khi phát hiện các trường hợp chuẩn bị tảo hôn, các tổ chức đoàn thể thôn sẽ phối hợp với chính quyền xã đến từng gia đình tuyên truyền vận động, răn đe đây là hành vi trái pháp luật không được vi phạm. Nhưng do bố mẹ nhận thức còn hạn chế, không quản lý chặt chẽ con cái và do phong tục tập quán của người Mông nên họ vẫn cố tình vi phạm

“Hương ước, quy ước ở bản cũng nêu rõ, ai vi phạm sẽ phải nộp 1 triệu vào quỹ bản, đại đa số họ nộp luôn và ở xã cũng phạt 3 triệu. Mặc dù bị phạt tiền nhưng người dân vẫn cứ vi phạm, khó có thể ép được, mà muốn thay đổi thì chỉ có biện pháp tuyên truyền để họ nâng cao nhận thức”, anh Long nhấn mạnh.

Trước thực trạng nhức nhối của nạn TH-HNCHT trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái, năm 2021, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Kế hoạch hành động về tuyên truyền, vận động đẩy lùi tình trạng TH-HNCHT và xuất nhập cảnh trái phép trên địa bàn tỉnh.

Ông Vàng A Rùa, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái cho biết, với quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã tham mưu xây dựng Đề án của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy lùi tình trạng TH-HNCHT và xuất cảnh trái phép ở vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2025; Phối hợp xây dựng Đề án “Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Giảm thiểu tình trạng TH-HNCHT trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025”.

Tỉnh Yên Bái đã bố trí nhiều pano, ách phích tại nơi công cộng, dễ nhìn, dễ hiểu để người dân nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Tỉnh Yên Bái đã bố trí nhiều pano, ách phích tại nơi công cộng, dễ nhìn, dễ hiểu để người dân nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Đặc biệt, thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng TH-HNCHT vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2025” theo Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Tỉnh Yên Bái đã ban hành 3 kế hoạch thực hiện Đề án với mục đích: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung của Đề án; Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của xã hội, cộng đồng và người dân tộc thiểu số trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; tạo sự đồng thuận trong xã hội nhằm ngăn ngừa tình trạng TH-HNCHT, góp phần nâng cao chất lượng dân số và ngồn nhân lực vùng DTTS trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, cả hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái đã vào cuộc và lấy địa bàn hai huyện vùng cao Trạm Tấu và Mù Cang Chải làm trọng điểm, quyết liệt thực hiện các biện pháp đẩy lùi tệ nạn này. Đặc biệt là giao trách nhiệm người đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở phụ trách từng địa bàn cụ thể.

Những việc làm cụ thể

Ông Vàng A Rùa, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái cho biết, nhằm đẩy lùi tình trạng TH-HNCHT, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái, UBND các huyện, thị xã trong triển khai thực hiện.

Năm 2021, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã phối hợp với UBND huyện Văn Yên thống nhất, lựa chọn nhân rộng 1 Mô hình tại xã Nà Hẩu; tổ chức 3 hội nghị cung cấp thông tin với nội dung tuyên truyền về tác hại, hậu quả, hệ lụy của TH-HNCHT cho 199 đại biểu là người dân sinh sống trên địa bàn 3 thôn trên địa bàn xã.

Lồng ghép các buổi họp thôn để tuyên truyền về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đây là một hướng tuyên truyền hiệu quả, thu hút được đông đảo người dân tham gia
Lồng ghép các buổi họp thôn để tuyên truyền về tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Đây là một hướng tuyên truyền hiệu quả, thu hút được đông đảo người dân tham gia

Phối hợp tổ chức 3 hội nghị tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong hôn nhân cho 216 đại biểu là cán bộ phòng Dân tộc huyện, cán bộ xã, cán bộ chủ chốt thôn bản, Người có uy tín trong cộng đồng trên phạm vi một số xã huyện Văn Yên. Thực hiện các cuộc kiểm tra nắm tình hình trên địa bàn các xã, thôn bản xảy ra tình trạng tảo hôn và có nguy cơ cao.

Các cấp ủy, chính quyền địa phương đã tăng cường tuyên truyền, vận động thành công một số trường hợp không cưới tảo hôn. Huyện Trạm Tấu vận động thành công 30 trường hợp; huyện Lục Yên vận động thành công 03 trường hợp.

Năm 2022, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái tổ chức 6 đoàn công tác kiểm tra, nắm tình hình trên địa bàn các xã thuộc các huyện Mù Cang Chải, Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn, thị xã Nghĩa Lộ nắm tình hình chung về kinh tế - xã hội, an ninh trật tự; trọng tâm là thu thập thông tin, đánh giá thực trạng TH-HNCHT. Qua đó cho thấy tình trạng TH-HNCHT có giảm xong vẫn tiềm ẩn nguy cơ tại vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống.

Tích cực phối hợp UBND các huyện chỉ đạo các cơ quan, ban ngành, các xã thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của người dân. Theo đó, huyện Văn Chấn tổ chức 12 buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật với trên 500 lượt người tham gia; tổ chức cấp phát 4.000 tờ rơi tuyên truyền phòng chống TH-HNCHT cho người dân tại các thôn bản có trên 30% đồng bào DTTS sinh sống; xây dựng Mô hình thôn, bản vùng đồng bào DTTS không TH-HNCHT và không sinh con trước khi đăng ký kết hôn tại thôn Ba Cầu, xã Suối Bu. Từ sự chỉ đạo sát sao và triển khai các nội dung, đã góp phần làm giảm tình trạng tảo hôn trên địa bàn, năm 2022 giảm 52 trường hợp trường hợp so với năm 2021.

Cùng với đó, Ban Dân tộc đã triển khai lồng ghép tuyên truyền tại 3 Hội nghị tuyên truyền về công tác dân tộc và chính sách dân tộc cho 156 đại biểu là Bí thư, Phó bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận, trưởng thôn, bản, các tổ chức đoàn thể và một số hộ dân trên địa bàn một số xã của huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn và 5 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, quốc phòng, an ninh, chính sách dân tộc và kỹ năng hòa giải, tuyên truyền, vận động quần chúng cho 258 Người có uy tín trong đồng bào DTTS tại huyện Văn Yên và Lục Yên.

Đặc biệt, năm 2023, thực hiện Tiểu dự án 2 về Giảm thiểu tình trạng TH-HNCHT trong vùng đồng bào DTTS và miền núi, thuộc Dự án 9, Chương trình MTQG 1719, Ban Dân tộc tỉnh Yên Bái đã tổ chức 1 chuyến tham quan học tập tại Cao Bằng, Hà Giang cho 55 đại biểu; 4 hội nghị tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về hôn nhân, dân số và gia đình cho 221 đại biểu.

Có thể thấy, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với các giải pháp, việc làm cụ thể đã góp phần giảm thiểu TH-HNCHT trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Yên Bái. Nhờ đó, năm 2021 toàn tỉnh có 119 trường hợp tảo hôn; năm 2022 giảm còn 57 trường hợp tảo hôn, còn 1 cặp hôn nhân cận huyết thống.

 Mặc dù tình trạng TH-HNCHT tuy có giảm qua các năm, nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng, do đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm cộng đồng để sớm đẩy lùi tình trạng TH-HNCHT vùng DTTS và miền núi tỉnh Yên Bái.

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 7 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 7 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 7 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 7 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 7 giờ trước
Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 7 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 7 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 7 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.