Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

3 sai lầm người bệnh tuyến giáp thường mắc phải khi ăn kiêng I-ốt

PV - 10:19, 25/05/2021

Khi ăn kiêng I-ốt, người bệnh cường giáp và ung thư tuyến giáp dễ mắc một số sai lầm có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị không hiệu quả như mong đợi.

Người bệnh cần lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng khi ăn kiêng I-ốt
Người bệnh cần lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng khi ăn kiêng I-ốt

Sức khỏe của tuyến giáp có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như stress, chất độc từ môi trường, cân nặng, dinh dưỡng... Trong đó, chế độ ăn kiêng đóng vai trò quan trọng hàng đầu có thể tạo nên sự khác biệt trong quá trình điều trị bệnh tuyến giáp.

Đối với người bệnh cường giáp và ung thư tuyến giáp, chế độ ăn kiêng I-ốt lại càng có ý nghĩa quan trọng ở giai đoạn chuẩn bị điều trị I-ốt phóng xạ. Tuy nhiên, một số sai lầm thường gặp sau đây có thể gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Nhầm lẫn thực phẩm giàu I-ốt và ít I-ốt

Đây là một trong những sai lầm phổ biến nhất khi ăn kiêng I-ốt vì người bệnh không nhớ hết các loại thực phẩm nên tránh. Sự nhầm lẫn giữa nhóm thực phẩm giàu I-ốt và ít I-ốt có thể gây ra hậu quả là người bệnh ăn phải những món gây khó khăn cho quá trình điều trị.

Vậy người bệnh cường giáp và ung thư tuyến giáp nên lựa chọn thực phẩm khi ăn kiêng I-ốt như thế nào?

Nguyên tắc chung khi lựa chọn thức ăn là không chứa muối I-ốt; tránh các loại thực phẩm từ biển; không dùng thực phẩm đóng hộp; hạn chế ăn mì, phở, bún, thịt gà công nghiệp… Nếu bạn cảm thấy khó nhớ các thực phẩm giàu I-ốt, bạn có thể viết ra một danh sách và dán ngay trên tủ lạnh.

Theo nguyên tắc trên, chế độ ăn kiêng I-ốt cần tránh một số loại thực phẩm giàu I-ốt như muối, hải sản, lòng đỏ trứng, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, trái cây sấy khô... Khi ăn kiêng I-ốt, người bệnh nên ăn các thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc, trái cây tươi, lòng trắng trứng, các loại hạt, dầu thực vật…

Kiêng khem quá mức nên thiếu hụt dinh dưỡng

Mặc dù ăn kiêng I-ốt là chỉ định của bác sĩ, nhưng nhiều người bệnh kiêng khem quá mức dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng. Sai lầm kinh điển này thường xuất phát từ nỗi ám ảnh về các nguyên tắc ăn kiêng khiến người bệnh không dám ăn gì hoặc ăn không ngon miệng.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ, người bệnh nên kiêng I-ốt 2 tuần trước khi điều trị iốt phóng xạ. Trong đó, hàm lượng I-ốt khẩu phần ăn kiêng ở mức thấp không quá 50mcg/ngày. Nếu tuân thủ đúng hàm lượng I-ốt này thì người bệnh có thể yên tâm.

Cùng với hàm lượng I-ốt, người bệnh cũng nên duy trì thói quen ăn đủ bữa và đảm bảo các dinh dưỡng cho sức khỏe tổng thể. Chế độ ăn kiêng I-ốt giúp bạn xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh với các loại rau củ quả, thực phẩm tươi, ít chất béo và calo.

Cách tốt nhất để kiểm soát chế độ ăn kiêng I-ốt mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng là tự tay nấu ăn tại nhà. Người bệnh nên hạn chế đi ăn nhà hàng hoặc mua thức ăn bên ngoài vì phần lớn các thức ăn chế biến sẵn đều không đảm bảo lượng muối I-ốt phù hợp để kiêng khem.

Chọn thực phẩm không đảm bảo an toàn sức khỏe

Khi ăn phải thực phẩm không đảm bảo an toàn sức khỏe, người bệnh có thể sẽ phải đương đầu với những vấn đề rối loạn tiêu hóa. Sai lầm này khiến quá trình ăn kiêng I-ốt lại càng trở nên khó khăn hơn vì người bệnh không hấp thụ được nhiều dinh dưỡng có lợi.

Để đảm bảo sức khỏe trong quá trình ăn kiêng, người bệnh nên ưu tiên chọn thực phẩm hữu cơ (organic) khi chế biến các món ăn. Thực phẩm hữu cơ là các thực phẩm được nuôi hoặc trồng mà không sử dụng hóa chất nhân tạo (thuốc trừ sâu, phân bón hóa học, chất bảo quản…), hormone kích thích tăng trưởng, kháng sinh hoặc sinh vật biến đổi gen.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến và bảo quản thức ăn cho người ăn kiêng I-ốt. Nếu chọn thêm thực phẩm bổ sung cho chế độ ăn kiêng, có thể cân nhắc những sản phẩm có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn./.

Tin cùng chuyên mục
Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Cách chăm sóc và bảo vệ trẻ em bị bệnh sởi tại nhà

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, rất dễ lây và thường gặp ở trẻ em. Việc nhận biến các biểu hiện, hiểu rõ về cách phòng ngừa và điều trị bệnh sẽ giúp bệnh dễ kiểm soát, trẻ nhanh hết bệnh. Đặc biệt, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện bất thường khi mắc bệnh, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị ngay lập tức.
Tin nổi bật trang chủ
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Cẩn trọng khi tham gia hội, nhóm trên mạng xã hội

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Mạng xã hội chưa bao giờ phát triển như hiện nay, cả về mức độ phổ biến và những tính năng kỹ thuật. Từ nhiều năm qua, nhiều hội, nhóm công khai có, kín có được thành lập trên mạng, thu hút rất nhiều thành viên (có những nhóm tới hàng trăm ngàn hội viên) lan truyền những nội dung phản cảm tiêu cực, kích động, thậm chí là gây nguy hiểm đến tính mạng.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 1 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Công ty Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4 năm 2024

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 8/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp giao ban lãnh đạo Ủy ban tháng 4, triển khai công tác tháng 5/2024. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr, Y Thông, Nông Thị Hà cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 1 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 1 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.