Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bắc Kạn: Nhiều giải pháp để hiện thực hóa khát vọng thoát nghèo của người dân

Thùy Như - 09:14, 25/05/2023

Hỗ trợ khởi nghiệp, thu hút đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là một nội dung quan trọng trong dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025. Những năm qua, tỉnh Bắc Kạn được đánh giá là một trong những địa phương làm tốt vấn công tác này, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong đồng bào DTTS tại địa phương.

Các cấp chính quyền tỉnh Bắc Kạn chú trọng công tác khuyến khích, hỗ trợ lực lượng trẻ đồng bào DTTS khởi nghiệp, phát triển kinh tế.
Các cấp chính quyền tỉnh Bắc Kạn chú trọng công tác khuyến khích, hỗ trợ lực lượng trẻ đồng bào DTTS khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, có 7 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm hơn 88%. Những năm qua, tỉnh Bắc Kạn đã chú trọng triển khai đồng bộ các chương trình, dự án, giải pháp nhằm xoá đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống cho Nhân dân.

Với đặc thù là tỉnh nông nghiệp, việc chuyển dịch theo hướng đổi mới cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ và sản xuất hàng hoá trở thành lựa chọn hàng đầu của người dân. Các chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi... đã tạo điều kiện trực tiếp cho đồng bào DTTS từng bước vươn lên thoát nghèo.

Tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm, góp phần phát triển kinh tế địa phương của các tổ chức, cá nhân được các cấp chính quyền tỉnh Bắc Kạn khuyến khích, hỗ trợ. Nhiều mô hình kinh tế được hình thành, phát triển, thu về những kết quả ngoài mong đợi.

Có thể kể đến như mô hình Tổ hợp tác Thanh niên xã Như Cố (huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn). Vào năm 2017, nhận thấy nhiều tiềm năng của địa phương chưa được tận dụng, những thanh niên người dân tộc thiểu số tại xã Như Cố đã tập hợp, bàn bạc và quyết định khởi nghiệp trên chính mảnh đất quê hương mình.

Nghĩ là làm, họ đã chuyển đổi thí điểm hàng nghìn mét vuông đất ruộng tại thôn Nà Chà (xã Như Cố) từ trồng lúa sang trồng rau và cây ăn quả. Hướng đi đầy táo bạo này của nhóm thanh niên người Tày ban đầu gặp phải những ánh mắt hoài nghi, e ngại của nhiều người dân địa phương. Bởi đối với người dân địa phương từ bao đời nay cây lúa vẫn là cây trồng chủ đạo giúp đẩy lùi cái đói.

Sau tất cả, với ý chí kiên định, cùng cách làm đúng đắn, Tổ hợp tác Thanh niên xã Như Cố đã thành công bước đầu với một số loại rau củ quả như: Rau bí siêu ngọn, dưa chuột, dưa hấu, cà chua... Không những thế, Tổ còn thử nghiệm sản xuất thành công các loại rau trái vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Kết quả, ngay trong năm đầu tiên, mỗi 1.000m2 rau màu luân canh đã cho thu nhập khoảng 60 triệu đồng, hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp thanh niên Như cố được trưng bày tại Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bắc Kạn lần thứ V.
Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp thanh niên Như cố được trưng bày tại Đại hội Đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bắc Kạn lần thứ V.

Với khát vọng mở rộng quy mô sản xuất, hỗ trợ người dân địa phương cùng phát triển kinh tế, thoát nghèo, Tổ hợp tác Thanh niên xã Như Cố được nâng cấp lên thành HTX Nông nghiệp Thanh niên Như Cố. Để phát triển mô hình một cách bền vừng, các thành viên trong HTX cắt cử nhau tham gia các lớp, khóa học về kỹ năng trồng trọt, chăn nuôi. Đồng thời, tìm tới nhiều địa phương trên cả nước để học hỏi kinh nghiệm về các mô hình phát triển kinh tế.

Nhân rộng mô hình

Xác định việc phát triển mô hình HTX là hướng đi đúng đắn, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, giúp người dân địa phương, đặc biệt là đồng bào DTTS thoát nghèo, làm giàu bền vững, năm 2022, Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Kạn đã thông qua Nghị quyết số 37/NQ-HĐND về đầu tư Dự án hỗ trợ kết cấu hạ tầng các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tỉnh sẽ hỗ trợ đầu tư cho 14 hợp tác xã nông nghiệp xây dựng nhà kho, nhà xưởng sản xuất, chế biến, bảo quản. Tổng mức đầu tư của dự án hơn 31 tỷ đồng, trong đó, ngân sách Nhà nước 30 tỷ đồng; Đối ứng của hợp tác xã hơn 1,5 tỷ đồng.

Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, qua rà soát hiện có 27 hợp tác xã hoạt động còn yếu và không hiệu quả, do thiếu nhân lực có trình độ, hạn chế về khả năng tiếp cận thị trường, tiếp cận thông tin cũng như điều hành. Để khắc phục những vướng mắc, tồn tại đó, đầu năm 2023, tỉnh đã ban hành kế hoạch hỗ trợ nguồn nhân lực cho hợp tác xã, giai đoạn 2022-2025. Mỗi hợp tác xã được hỗ trợ một lần để thuê một lao động có trình độ cao đẳng trở lên làm việc, thời hạn hỗ trợ tối đa 36 tháng. Bắc Kạn quyết định đầu tư hơn 18 tỷ đồng để thực hiện chính sách này cho 100 hợp tác xã.

Nhiều mô hình kinh tế chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần giúp đồng bào DTTS ở Bắc Kạn giảm nghèo bền vững.
Nhiều mô hình kinh tế chuyển đổi cơ cấu cây trồng, góp phần giúp đồng bào DTTS ở Bắc Kạn giảm nghèo bền vững.

Ngoài ra, Bắc Kạn thành lập Tổ công tác hỗ trợ nguồn nhân lực cho các hợp tác xã. Tổ công tác sẽ hỗ trợ, hướng dẫn các hợp tác xã đưa lao động trẻ về làm việc; Rà soát các hợp tác xã đủ điều kiện, gửi báo cáo cho Liên minh Hợp tác xã tỉnh làm cơ sở trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt danh sách được hỗ trợ. Tư vấn hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ cho các hợp tác xã được phê duyệt danh sách hỗ trợ theo quy định...

Không những vậy, chính sách hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn Chương trình MTQG đã thúc đẩy các HTX ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Thông qua liên kết sản xuất, quy mô, chất lượng sản phẩm của HTX được nâng lên, từng bước sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với khai thác các sản phẩm thế mạnh, chủ lực của địa phương. Đến nay, toàn tỉnh có 181 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên (trong đó một sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia) đều là sản phẩm liên kết sản xuất giữa hợp tác xã với nông dân.

Nhờ những chính sách đúng đắn, kịp thời của các cấp chính quyền tỉnh Bắc Kạn, chất lượng cuộc sống của người dân địa phương (đặc biệt là đồng bào DTTS) từng bước được nâng cao. Nhiều tổ chức, cá nhân tự tin khởi nghiệp, nuôi khát vọng làm giàu trên chính quê hương mình.

Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Dấu ấn từ Chương trình MTQG 1719

Kon Tum: Dấu ấn từ Chương trình MTQG 1719

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sau hơn 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi 2021-2030, giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở tỉnh Kon Tum đã từng bước đổi thay.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam

Sáng 3/7, tại xã Lộc Thành, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thăm Khu di tích Quốc gia đặc biệt Căn cứ Bộ Chỉ huy Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (Căn cứ Tà Thiết) và dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các nhà lãnh đạo cách mạng tiền bối.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Tổ hợp bán dẫn của Tập đoàn Samsung

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Tổ hợp bán dẫn của Tập đoàn Samsung

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Trong chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, ngày 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm Tổ hợp bán dẫn của Tập đoàn Samsung tại tỉnh Gyeonggi.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Tiếp thêm động lực thoát nghèo (Bài 3)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Tiếp thêm động lực thoát nghèo (Bài 3)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Thu nhập bình quân của người dân trên địa bàn huyện Đông Giang hiện nay là hơn 38 triệu đồng mỗi năm. Đến cuối năm 2023, huyện đã giảm được 517 hộ nghèo và phấn đấu mỗi năm giảm thêm 6%, đến năm 2025 còn 25% hộ nghèo. Để có được thành quả đó, ngoài sự nỗ lực của người dân và địa phương, thì các nguồn lực từ Trung ương, tỉnh Quảng Nam đóng góp vai trò rất lớn trong công cuộc thoát nghèo.
Hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng chặt chẽ, gắn kết

Hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng chặt chẽ, gắn kết

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Tại buổi tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki đến chào nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ vào chiều 3/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định, Việt Nam mong muốn cùng Nhật Bản triển khai thực chất, hiệu quả khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được nâng cấp, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của Nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Thủ tướng gửi thông điệp quan trọng trong phát biểu chính sách tại Đại học Quốc gia của Hàn Quốc

Thủ tướng gửi thông điệp quan trọng trong phát biểu chính sách tại Đại học Quốc gia của Hàn Quốc

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách với nhiều thông điệp quan trọng tại Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc.
6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

6 tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Sáng 3/7, trong chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn hàng đầu của Hàn Quốc gồm CJ, Posco, LG, Daewoo E&C, GS Engineering & Construction Corp, Celltrion và ngân hàng KDB.
Tin trong ngày - 2/7/2024

Tin trong ngày - 2/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 2/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Giá tiêu cao nhất trong vòng 10 năm. Xuất hiện đàn cò nhạn quý hiếm ở Quảng Trị. Đồng bào DTTS Gia Lai giữ nguồn nước mát cho buôn làng . Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Về nơi “Cổng trời Đông Giang”: Gặp những người tiên phong trên lĩnh vực kinh tế (Bài 2)

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Để làm nên sự đổi thay ở Đông Giang hôm nay, ngoài sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, người dân địa phương đã thay đổi tư duy sản xuất, dám nghĩ, dám làm vươn lên phát triển kinh tế. Trong đó, có rất nhiều người trở thành hạt nhân trong việc chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả, vươn lên làm giàu và lan tỏa ý chí thoát nghèo đến cộng đồng dân cư ở địa phương.
Thủ tướng: Vietnam Airlines cần phát huy hơn nữa vai trò cầu nối Việt Nam - Hàn Quốc

Thủ tướng: Vietnam Airlines cần phát huy hơn nữa vai trò cầu nối Việt Nam - Hàn Quốc

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 3/7, tại Thủ đô Seoul, Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự Lễ kỷ niệm 30 năm đường bay thẳng và chào đón hành khách thứ 15 triệu trên đường bay Việt Nam - Hàn Quốc của hãng hàng không Vietnam Airlines.
Nhẹ Dăk - Nghi lễ nối duyên của trai gái dân tộc Gié Triêng

Nhẹ Dăk - Nghi lễ nối duyên của trai gái dân tộc Gié Triêng

Photo - Thúy Hồng - 11 giờ trước
Dân tộc Gié Triêng sinh sống chủ yếu ở tỉnh Kon Tum. Đồng bào nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tiêu biểu, trong đó có tập tục trong cưới xin. Theo quan niệm của người Gié Triêng, lễ cưới hỏi là dấu mốc quan trọng trong chu trình sinh sống và trưởng thành của mỗi con người.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành 4 Luật

Tin tức - Hương Trà - 11 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 63/CĐ-TTg ngày 26/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật các tổ chức tín dụng.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Tạo bước tiến mới trong giáo dục đào tạo (Bài 2)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 11 giờ trước
Nhằm thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) đã tận dụng mọi nguồn lực, quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu dạy và học ở vùng DTTS và miền núi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.