Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bài Chòi vang mãi cùng mùa Xuân

Thành Nhân - 14:47, 03/02/2020

Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam (các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Đà Nẵng) ra đời từ dân gian, nói tiếng nói của dân gian, được người dân phát triển, trở thành một loại hình nghệ thuật tổng hợp kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa, văn học; được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Nghệ thuật Bài Chòi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại
Nghệ thuật Bài Chòi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo

Bài Chòi có hai hình thức chính là “Chơi Bài Chòi” và “Trình diễn Bài Chòi”. Chơi Bài Chòi
liên quan trò chơi thẻ bài trong chòi tre vào Tết Nguyên đán, nhưng không liên quan tệ nạn bài bạc. 

Hội chơi Bài Chòi thường diễn ra ở sân đình làng hoặc những khoảng đất rộng, bằng phẳng. Người ta dựng 9 hoặc 11 chòi bằng tre, nứa, lợp tranh như những chòi canh giữ rẫy, xếp theo hình chữ U. Chòi ở đáy chữ U gọi là chòi Cái. Người dẫn dắt cuộc chơi là các “anh/chị hiệu” ngồi ở chòi Cái. Họ rút con bài trong ống bài, giơ lên rồi hát những câu hát đố tên con bài ấy, gọi là Hô Thai. Người chơi mua 3 con bài, ngồi trên các chòi để đợi. Nếu cả 3 con bài trùng với những con bài mà “anh/chị hiệu” xướng tên thì thắng cuộc, được lĩnh thưởng, kết thúc một lượt chơi. Nhạc cụ đệm trong Bài Chòi thường gồm: đàn nhị, song loan, kèn bóp và trống chiến.

Nguồn gốc, thời gian xuất hiện Bài Chòi, theo nhà âm nhạc học người Pháp G.L.Bouvier, người đến Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20 để nghiên cứu về các thể loại âm nhạc dân gian, “bài chòi được hình thành và phát triển sau những năm Nam tiến, tức sau những năm 1470”. Một số nhà nghiên cứu khác thì cho rằng, Đào Duy Từ (1572 - 1634), người Thanh Hóa vào lập nghiệp ở Bình Định, đã dựa theo mô hình tiêu khiển ở các chòi canh nương rẫy mà sáng lập ra Hội Bài Chòi.

Thời đó, Bài Chòi được chơi vào mỗi dịp Tết đến Xuân về. Từ sáng mùng Một Tết, khi nghe tiếng trống khai trường, thì những người dân trong làng lại nô nức kéo nhau tới sân bài chòi để dự hội. Hội được kéo dài từ 3 đến 7 ngày. Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Ngọc, hội viên Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết: Tùy theo năm đó là năm gì, và Hội Bài Chòi được tổ chức ở làng nào, làng đó có đặc điểm gì thì hiệu sáng tạo, ứng diễn những câu Bài Chòi cho phù hợp. 

Người chơi trên chòi trúng thưởng nhận một ly rượu (hoặc một chén nước trà, nếu là phụ nữ). Trẻ em chỉ thưởng tiền và cờ. Người trúng thưởng nhận cây cờ thưởng cắm vào ống thẻ trên chòi và nhận tiền thưởng. Người nhận tiền thưởng trích một ít tiền lẻ thưởng lại cho hiệu gọi là “lì xì” năm mới. Đây cũng được xem là một nét đẹp văn hóa tinh thần của người dân, chúc nhau một năm gặp nhiều may mắn.

Các anh - chị hiệu diễn xướng hô Bài Chòi, quản trò dẫn dắt hội chơi
Các anh - chị hiệu diễn xướng hô Bài Chòi, quản trò dẫn dắt hội chơi

Gìn giữ và phát huy

Là loại hình nghệ thuật của miền Trung, nhưng do tính độc đáo, đa dạng hơn nên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Bình Định là “cái nôi” của Bài Chòi. Và cho đến nay, địa phương này cũng là nơi làm tốt nhất việc bảo tồn, phát huy nghệ thuật Bài Chòi. Năm 2010, để tránh nguy cơ thất truyền, Bình Định còn triển khai phục dựng Hội đánh Bài Chòi cổ; nhờ đó, Bài Chòi Bình Định thực sự hồi sinh.

Hiện tỉnh Bình Định có 62 câu lạc bộ nghệ thuật Bài Chòi do các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đã thành lập với trên 100 nghệ nhân. Đó là nguồn nhân lực để Bài Chòi tiếp tục được nuôi dưỡng, âm vang và lưu giữ. 

Thành thông lệ, mỗi khi Tết đến Xuân về, trên khắp các làng quê Bình Định, Bài Chòi trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân. Mở đầu là những đêm phục vụ Bài Chòi mùa Xuân do Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thông TP. Quy Nhơn tổ chức, tiếp đó là cấp xã, phường như: Nhơn Hải, Nhơn Châu... Cùng với đó, Hội thi Diễn xướng Bài Chòi dân gian TP. Quy Nhơn cũng có nhiều đầu tư, phát triển. Ðó là những điểm hẹn của mùa vui Bài Chòi!

Trong dịp Tết Kỷ Hợi, hội đánh Bài Chòi cổ dân gian ở xã Nhơn Hải diễn từ mùng 1 cho đến mùng 3 Tết, thu hút đông đảo người dân tham gia và năm nay hội tiếp tục được tổ chức để phục vụ Nhân dân. 

Bên cạnh Hội Bài Chòi truyền thống, hằng năm TP. Quy Nhơn còn tổ chức Hội thi Diễn xướng Bài Chòi dân gian. Trải qua 8 mùa Xuân, Hội thi ngày càng được đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Điều đáng mừng ở các Hội thi là lực lượng tham gia ngày càng trẻ hóa. Các em nhỏ góp vui một cách rôm rả. Có thể xem đây là trái ngọt của đợt tập huấn Bài Chòi dân gian cho học sinh các Trường THCS TP. Quy Nhơn năm 2018. Tre chưa già nhưng măng đã mọc - đây được xem là một tín hiệu vui để Bài Chòi mãi trường tồn cùng mùa Xuân của đất nước.

Tin cùng chuyên mục
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Trà Vinh: Hơn 260,3 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG 1719 năm 2024

Công tác Dân tộc - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành Kế hoạch số 23/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) năm 2024 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Bánh trứng kiến đặc sản vùng cao được nhiều người thành phố ‘săn lùng’

Ẩm thực - Minh Nhật - 5 giờ trước
Món bánh trứng kiến thu hút không ít người dân thành phố bởi nó lạ từ cái tên cho đến hương vị, và là loại bánh được nhiều người tìm kiếm, đặt mua trên các shop bán hàng online thời gian gần đây.
PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

PC Kon Tum tổ chức chương trình bữa ăn yêu thương tại huyện Tu Mơ Rông

Xã hội - Ngọc Chí - 5 giờ trước
Điện lực Tu Mơ Rông phối hợp cùng Đoàn cơ sở Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức chương trình Bữa ăn yêu thương tại thôn Ba Tu 3, xã Ngọc Yêu, huyện Tu Mơ Rông.
Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi

Cô học trò vùng cao xuất sắc giành giải Nhất cuộc thi "Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển"

Giáo dục - Minh Nhật - 5 giờ trước
Em Vừ Thanh Trúc Vy - dân tộc Mông, học sinh lớp lớp 7 đến từ huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh, xuất sắc giành giải Nhất phần thi viết, vẽ “Hành trình mùa Xuân lên rừng, xuống biển" với tác phẩm công phu, trình bày trong 80 trang giấy.
BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

BAC A BANK đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân Điện Biên- mảnh đất Anh hùng

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Trong những ngày đầu tháng 5 lịch sử, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) đồng hành cùng chuỗi hoạt động tri ân, hướng về Điện Biên, trong đó nổi bật là đồng hành cùng Cuộc đua xe đạp “Về Điện Biên Phủ 2024 - Cúp Báo Quân đội Nhân dân”- gây quỹ xây trường học cho vùng sâu; Trình chiếu 3D mapping bức tranh Panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ”.
Tin trong ngày - 8/5/2024

Tin trong ngày - 8/5/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 8/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hơn 10 triệu người Việt Nam mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Gần 8.000 hộ gia đình ở miền núi Quảng Nam sẽ được tái định cư vào cuối năm 2025. R'Cơm Bus đam mê giữ gìn văn hóa dân tộc. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Giám sát biểu diễn nghệ thuật Ca Huế trên sông Hương

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 5 giờ trước
Ca Huế là một thể loại âm nhạc cổ truyền của xứ Huế được hình thành từ sự kết tinh giữa âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình Huế đến nay đã hơn 300 năm. Ca Huế đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2015 và đang được tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng hồ sơ trình UNESCO đề nghị công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, thời gian qua, do thiếu sự giám sát dẫn đến tình trạng Ca Huế trên sông Hương khá lộn xộn, cần phải chấn chỉnh lại.
Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Thừa Thiên Huế có thêm Di sản tư liệu thế giới

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 5 giờ trước
Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là Di sản tư liệu thế giới.
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam

Trang địa phương - Mỹ Dung - 5 giờ trước
Ngày 8/5, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương tiếp xã giao Tham tán Công sứ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Ô Quốc Quyền và Đoàn công tác của Đại sứ quán nhân dịp đoàn có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Quảng Trị: Bộ đội Biên phòng giúp đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa

Xã hội - Khánh Ngân - 5 giờ trước
Trung tá Hồ Lê Luận - Chính trị viên Đồn Biên phòng Hướng Lập, Bộ đội Biên phòng Quảng Trị cho biết: Đơn vị vừa cử cán bộ, chiến sĩ xuống địa bàn để hỗ trợ đồng bào Bru Vân Kiều thu hoạch lúa vụ Đông xuân 2023 - 2024.
Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Cà Mau: Khai giảng lớp nâng cao kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer

Tin tức - Như Tâm - 5 giờ trước
Ngày 8/5, Tại Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức khai giảng lớp Bồi dưỡng Kỹ năng sư phạm cho giáo viên dạy chữ Khmer trên địa bàn tỉnh năm 2024.