Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn chữ Nôm Tày trước nguy cơ mai một

PV - 16:58, 06/06/2022

Dân tộc Tày chiếm trên 40% dân số toàn tỉnh Cao Bằng với nền văn hóa truyền thống đặc sắc, trong đó, có chữ viết riêng Nôm Tày là di sản vô giá góp phần tạo nên nét độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc Tày miền non nước. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, chữ viết của dân tộc Tày đang phải đối mặt với nguy cơ mai một, thất truyền.

Các nghệ nhân xã Đức Xuân (Thạch An) bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết Nôm Tày thông qua các buổi sinh hoạt của nhóm liên thế hệ yêu dân ca Tày.
Các nghệ nhân xã Đức Xuân (Thạch An) bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết Nôm Tày thông qua các buổi sinh hoạt của nhóm liên thế hệ yêu dân ca Tày.

Chữ Nôm Tày được xây dựng trên cơ sở các nét, các bộ thủ và các chữ Hán nguyên bản theo 3 yếu tố hình - âm - nghĩa, trong đó về ngữ âm là sử dụng âm Hán - Việt. Phần lớn, những văn bản chữ Nôm Tày còn lưu giữ thể hiện nét sinh hoạt trong đời sống, lao động, văn hóa phong phú của cộng đồng người Tày với những văn bản ghi chép lại các tác phẩm văn học khuyết danh, còn gọi là dân gian như truyện thơ, truyện kể, hát đối… Trong lĩnh vực văn hóa, xuất hiện nhiều văn bản Nôm Tày về đời sống tâm linh như các loại sách cúng, bói, địa lý, y học, giáo dục. Nhờ có chữ viết nên đến nay người Tày còn lưu giữ được nhiều thông tin về nguồn gốc tổ tiên, dòng họ, gia đình, tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán, tộc người, lễ, Tết...

Để bảo tồn tiếng nói và chữ viết Tày, tỉnh Cao Bằng đã triển khai thực hiện nhiều hoạt động như: chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục tiến hành rà soát nhu cầu học tiếng Tày của học sinh tại các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh; từng bước xây dựng phương án, chuẩn bị các điều kiện mở lớp dạy tiếng Tày cho học sinh; thực hiện dạy, học tiếng dân tộc thiểu số theo quy định tại Nghị định 82/2010/CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ để đưa tiếng Tày vào giảng dạy trong môn học tự chọn theo chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa về tiếng nói, chữ viết Nôm Tày; tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng nói, chữ viết của dân tộc Tày cho các cơ sở đào tạo của tỉnh… Từ năm 2013 đến nay, tỉnh tổ chức gần 100 lớp bồi dưỡng tiếng Tày cho cán bộ, công chức, viên chức với trên 8.000 lượt người tham gia. Ngoài ra, bằng các nguồn xã hội hóa, các huyện, Thành phố mở các lớp hát Then, đàn tính tiếng Tày hoặc thông qua các câu lạc bộ hát dân ca tại các xóm, xã để truyền dạy cho con em dân tộc Tày. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành kiểm kê di sản, trong đó có di sản chữ viết Tày; Bảo tàng tỉnh hiện lưu giữ 39 đầu sách chữ Hán và Nôm Tày sử dụng trong nghi lễ của thầy Tào dân tộc Tày; phong tặng Nghệ nhân Ưu tú, Nghệ nhân Nhân dân ở các loại hình dân ca Tày; tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi hát Then, đàn tính các cấp…

Tuy nhiên, trước sự giao thoa giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại, chữ Nôm Tày hiện đang bị mai một với thực trạng đáng buồn "còn tiếng nhưng mất chữ". Chị Nông Thị Liên, dân tộc Tày, xã Đức Long (huyện Hòa An) chia sẻ: Trong gia đình tôi, từ ông bà, bố mẹ đến các con cháu đều sử dụng tiếng Tày trong giao tiếp hằng ngày với cộng đồng người Tày và biết tiếng Tày tại địa phương, sử dụng tiếng phổ thông khi giao tiếp với những người không biết tiếng Tày. Nhưng chữ Nôm Tày thì không ai trong gia đình biết viết, biết đọc.

Ông Hoàng Xuân Bảo, dân tộc Tày, tổ 2, phường Ngọc Xuân (TP. Cao Bằng) cho biết: Tôi là thế hệ thứ 2, quê gốc huyện Trùng Khánh, thoát ly theo bố mẹ ra sinh sống tại thành phố Cao Bằng từ những năm 1960. Tuy không biết đọc, biết viết chữ Nôm Tày nhưng tôi biết nói và sử dụng tiếng Tày thành thạo. Đến thế hệ con cháu tôi hiện nay không còn nói tiếng Tày trong sinh hoạt hằng ngày. Còn chữ Nôm Tày tôi chỉ thấy ở một số thầy Tào, bụt sử dụng khi tiến hành các nghi lễ.

Vấn đề "còn tiếng, mất chữ" đã được tỉnh quan tâm, bảo tồn, nghiên cứu từ nhiều năm. Đặc biệt, tại Báo cáo số 1950/BC-UBND ngày 29/7/2017 của UBND tỉnh Cao Bằng về kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số (Tày, Thái, Dao) trên địa bàn tỉnh đánh giá cụ thể người dân tộc Tày ở Cao Bằng cơ bản vẫn bảo tồn tốt tiếng nói riêng của dân tộc mình với khoảng 80% người Tày thường xuyên sử dụng tiếng Tày làm ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, đối với chữ viết Tày đang bị mai một và gặp nhiều khó khăn trong việc bảo tồn, giữ gìn và phát huy.

 Một trích đoạn nghi lễ Tày theo sách cổ Nôm Tày ghi chép lại được nghệ nhân trình diễn trên sân khấu.
Một trích đoạn nghi lễ Tày theo sách cổ Nôm Tày ghi chép lại được nghệ nhân trình diễn trên sân khấu.

Lý giải nguyên nhân khiến chữ viết dân tộc Tày đang bị mai một, thất truyền, Nghệ nhân Ưu tú loại hình diễn xướng Then Tày Bế Sơn Trung - người đang nắm giữ hơn 30 cuốn sách chữ Nôm Tày với nhiều tư liệu quý và thành thạo đọc, viết chữ Nôm Tày cho rằng: Chữ Nôm Tày đến nay vẫn chưa hình thành bộ chữ thống nhất, những chữ cùng âm, cùng ngữ nghĩa lại có nhiều tự dạng khác nhau. Điều này là do trước đây chữ Nôm Tày được lưu hành thông qua truyền dạy truyền miệng và ghi chép thủ công nên có nhiều biến thể. Có nhiều chữ khi viết được người viết giản lược nét, viết tắt, viết thảo (lối viết nhanh, liền nét, chỉ giữ một số nét trọng tâm trong chữ) nên nếu không có một trình độ nhất định về chữ Hán thì không thể đọc được văn Nôm Tày. Hiện nay, còn rất ít người có thể đọc thông, viết thạo chữ Nôm Tày, phần lớn những người này đều đã cao tuổi, đặc biệt là những người làm nghề thầy cúng. Một số sách chữ Nôm Tày hiện vẫn đang được lưu giữ trong các gia đình làm nghề thầy cúng nhưng con cháu không theo nghề nên không quan tâm học tập, tìm hiểu về chữ viết Nôm Tày.

Mặt khác, một bộ phận thầy cúng và một số người hành nghề thầy cúng biết về chữ Nôm Tày nhưng trong các nghi lễ tang ma, giải hạn, thượng thọ, xem ngày giờ..., lại sử dụng chữ Hán, sách chữ Hán để thực hành các nghi lễ. Một số thầy cúng biết viết Nôm Tày, tuy nhiên chỉ học theo lối chép lại văn bản chứ không được truyền dạy bài bản. Trong ngữ văn dân gian, sinh hoạt văn hóa chỉ một số rất ít nghệ nhân cao tuổi biết đọc và viết chữ Nôm Tày đã mất hoặc đều "gần đất xa trời"; đọc và viết chữ Nôm Tày cần có thời gian học tập kiên trì nhưng thế hệ trẻ dân tộc Tày không mặn mà với việc biết và học chữ viết Nôm Tày…

Để giữ gìn tiếng nói và chữ viết dân tộc Tày, thời gian tới, tỉnh cần tăng cường chỉ đạo công tác giữ gìn tiếng nói, chữ viết dân tộc Tày và các dân tộc thiểu số; đẩy mạnh công tác sưu tầm, biên dịch các sách cổ của dân tộc Tày trên địa bàn tỉnh. Quan tâm công tác bảo tồn, sưu tầm và khai thác, phát huy giá trị dân ca các dân tộc, khuyến khích sử dụng chữ viết dân tộc Tày trong sáng tác. Động viên, khích lệ nhân dân tích cực tham gia các chương trình văn nghệ, giao lưu văn hóa, quảng bá dân ca Tày tại địa phương.

Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, tuyên truyền về bảo tồn, giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc Tày kết hợp các hình thức tuyên truyền thông qua tờ rơi, đội thông tin lưu động, các hoạt động văn hóa, thể thao, các hội thi... Thành lập mới các câu lạc bộ sử dụng tiếng dân tộc Tày để thu hút các thành viên, không chỉ là người dân tộc đó mà còn có cả thành viên dân tộc khác tham gia. Đề xuất các bộ, ngành Trung ương tiếp tục hỗ trợ kinh phí cho tỉnh để chỉnh sửa, bổ sung bộ tài liệu tiếng dân tộc Tày phục vụ công tác bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ kinh phí cho các nghệ nhân mở các lớp truyền dạy tiếng nói, chữ viết Tày trong cộng đồng.

Tin nổi bật trang chủ
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 2 giờ trước
Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 3 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Hôm nay, thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Giáo dục - T.Hợp - 4 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 2/5 đến 17h ngày 10/5/2024, cổng đăng kí trực tuyến kì thi tốt nghiệp THPT năm 2024 mở, phục vụ thí sinh đăng ký dự thi.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 4 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ, thắng lợi vĩ đại của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Sự kiện - Bình luận - PV - 5 giờ trước
Cách đây vừa tròn 70 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã tiến hành trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đây là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 5 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 6 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 6 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 6 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Tin tức - T.Hợp - 6 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.