Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đổi thay ở Krông Nô

Lê Hường - 07:54, 02/05/2024

Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.

Diện mạo xã Nâm Nung khởi sắc.
Diện mạo xã Nâm Nung khởi sắc.

Ưu tiên “vùng trũng”

Buôn 9 là buôn đặc biệt khó khăn của xã Đắk Đrô, huyện Krông Nô. Toàn buôn có 320 hộ, hơn 1.300 khẩu, trong đó đồng bào DTTS là 115 hộ, hầu hết là dân tộc M’Nông. Triển khai Chương trình MTQG 1719, xã Đắk Đrô đã tập trung nguồn lực đầu tư để hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho buôn 9, tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt cho người dân.

Theo ông Mai Văn Thương, Trưởng buôn 9, trước đây, trục đường chính của buôn không có hệ thống thoát nước, địa hình đồi dốc, bùn lầy, mùa mưa di chuyển khó khăn. Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 tuyến đường của buôn đã được nâng cấp, mở rộng gần 600m, tổng mức đầu tư 1,6 tỷ đồng. Ngoài ra, buôn 9 còn được tu sửa Nhà văn hóa cộng đồng và cấp 39 bồn nước cho hộ nghèo.

Không chỉ quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, bà con ở buôn 9 còn được hỗ trợ con giống, tạo sinh kế lâu dài. Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, cuối năm 2023, buôn 9 được hỗ trợ 15 con bò tạo sinh kế cho hộ nghèo phát triển kinh tế.

Như gia đình anh Y Mblúch, nhà có 5 nhân khẩu nhưng chỉ có vài sào rẫy trồng cà phê cách xa nhà, không chủ động nguồn nước nên năng suất chẳng được bao nhiêu. Hai vợ chồng quanh năm đi làm thuê nuôi con ăn học.

Anh Y Mblúch chia sẻ: “Được Nhà nước hỗ trợ bò, lại còn được cán bộ nông nghiệp hướng dẫn làm chuồng trại, kỹ thuật chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho bò rất tận tình, vợ chồng tôi vui lắm. Bò mới đưa về chưa cho ra đồng chăn thả được, hằng ngày mình đi cắt cỏ về cho bò ăn. Thấy bò lớn lên vợ chồng mình cũng mừng”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Ngọc Thiệu, Chủ tịch UBND xã Đắk Đrô cho biết: Toàn xã có 8 thôn, buôn thì hiện chỉ còn buôn 9 là buôn đặc biệt khó khăn. Vì vậy, xã tập trung nguồn lực đầu tư, hỗ trợ cho bà con buôn 9 ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế. Nhờ nguồn lực Chương trình MTQG 1719, đến nay buôn 9 đã có những chuyển biến tích cực, đời sống của người dân từng bước được nâng lên. Nhiều hộ gia đình trong buôn đã xây nhà cửa kiên cố.

Gia đình anh Y Mblúch được hỗ trợ bò phát triển kinh tế
Gia đình anh Y Mblúch được hỗ trợ bò phát triển kinh tế

Từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, năm 2022 và 2023, huyện Krông Nô đã hỗ trợ đất ở cho 17 hộ, nhà ở cho 21 hộ, chuyển đổi nghề cho 8 hộ, bồn chứa nước cho 163 hộ, 3 công trình nước sinh hoạt tập trung; định canh định cư tập trung cho 113 hộ xã Quảng Phú; hỗ trợ bò sinh sản cho 157 hộ; đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa 14 hạng mục công trình hạ tầng thiết yếu; khôi phục 5 lễ hội truyền thống, xây dựng được 4 câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian, 2 đội văn nghệ truyền thống và 5 Nhà văn hóa…


Những tín hiệu vui

Từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719, diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS ở nhiều xã trên địa bàn huyện Krông Nô ngày càng khởi sắc, đời sống của người dân ổn định, phát triển. Các công trình hạ tầng thiết yếu được đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân; nhiều mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ cây con giống phát huy hiệu quả... đã góp phần giảm nhanh tỉ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS.

Nâm Nung trước đây là xã khó khăn của huyện Krông Nô, kinh tế chậm phát triển, hộ nghèo chiếm tỉ lệ cao. Toàn xã có 6 thôn, bon với hơn 1.900 hộ dân, hơn 8.000 nhân khẩu, đồng bào DTTS chiếm gần 60%, trong đó dân tộc M’Nông hơn 40%.

Năm 2022 và 2023, huyện giao chỉ tiêu cho xã giảm 54 hộ nghèo. Nhờ nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 cùng nhiều chương trình hỗ trợ khác, xã đã giảm 64 hộ, đưa số hộ nghèo từ 128 hộ xuống còn 73 hộ. Năm 2024, xã tiếp tục triển khai các chương trình, đề án giúp người dân thoát nghèo, trong đó có hỗ trợ sản xuất, đa dạng sinh kế, chuyển đổi nghề từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719.

Phó Chủ tịch UBND xã Nâm Nung H’Thương chia sẻ: “Chăm lo phát triển kinh tế, cuộc sống của bà con đồng bào M’Nông ngày càng ổn định, nhiều hộ tích cực giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Hiện nay, Nâm Nung là địa phương có nhiều nghệ nhân nhất nhì huyện, các đội cồng chiêng của đồng bào M’Nông tại các buôn thường xuyên hoạt động, tham gia các chương trình nghệ của huyện, tỉnh”.

Ông Ngân Thanh Hải, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Krông Nô, khẳng định, việc triển khai thực hiện các chương trình MTQG, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn huyện đã làm chuyển biến nhận thức, giúp người nghèo, đồng bào DTTS có việc làm, phát triển sản xuất, tạo thu nhập ổn định. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc tham gia thực hiện các Chương trình MTQG nhằm phát huy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo.

Tin cùng chuyên mục
Minh Hóa (Quảng Bình): Dấu ấn từ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Minh Hóa (Quảng Bình): Dấu ấn từ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Trong giai đoạn 2019-2024, huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) đã thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS và miền núi của huyện có nhiều khởi sắc; đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên. Một trong những điểm nhấn trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là huyện đã sử dụng nguồn vốn từ các chương trình, chính sách đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phát huy hiệu quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là tạo sinh kế và ổn định nhà ở cho người dân.
Tin nổi bật trang chủ
Cuộc gặp xúc động của Thủ tướng Phạm Minh Chính với những người bạn Hàn Quốc

Cuộc gặp xúc động của Thủ tướng Phạm Minh Chính với những người bạn Hàn Quốc

Thời sự - PV - 6 giờ trước
Chiều 30/6, tại Thủ đô Seoul, bắt đầu chương trình chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp rất xúc động với những người bạn Hàn Quốc.
Người nghệ nhân tâm huyết với văn hóa Hrê

Người nghệ nhân tâm huyết với văn hóa Hrê

Sắc màu 54 - PV - 6 giờ trước
Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc cụ, làn điệu dân ca, những hiện vật...
Quảng Ninh: Phấn đấu đến năm 2025 có 50% địa bàn cấp xã là “Xã, phường, thị trấn sạch ma túy”

Quảng Ninh: Phấn đấu đến năm 2025 có 50% địa bàn cấp xã là “Xã, phường, thị trấn sạch ma túy”

Pháp luật - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2025 có 50% địa bàn cấp xã là “Xã, phường, thị trấn sạch ma túy”, có 4 địa bàn cấp huyện đạt “Huyện sạch ma túy”.
Cân nhắc mở rộng đối tượng đầu tư Chương trình MTQG 1719

Cân nhắc mở rộng đối tượng đầu tư Chương trình MTQG 1719

Sự kiện - Bình luận - Khánh Thư - 7 giờ trước
Trong tuần làm việc cuối cùng (từ ngày 24 - 29/6/2024) của kỳ họp thứ 7, bên cạnh biểu quyết thông qua một số luật, nghị quyết quan trọng thì Quốc hội khóa XV sẽ biểu quyết thông qua nghị quyết chung kỳ họp, trong đó có nội dung điều chỉnh chủ trương đầu tư Chương trình MTQG 1719. Nội dung điều chỉnh đã được thảo luận, tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề liên quan đến mở rộng đối tượng đầu tư của Chương trình MTQG 1719 cần được cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
Minh Hóa (Quảng Bình): Dấu ấn từ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Minh Hóa (Quảng Bình): Dấu ấn từ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 7 giờ trước
Trong giai đoạn 2019-2024, huyện miền núi Minh Hóa (Quảng Bình) đã thực hiện hiệu quả công tác dân tộc, chính sách dân tộc trên địa bàn. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng vùng đồng bào DTTS và miền núi của huyện có nhiều khởi sắc; đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện và nâng lên. Một trong những điểm nhấn trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là huyện đã sử dụng nguồn vốn từ các chương trình, chính sách đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, phát huy hiệu quả tích cực trên hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là tạo sinh kế và ổn định nhà ở cho người dân.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kiên Giang: Nhiều hoạt động thiết thực hướng đến chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng Bộ đội Biên phòng tỉnh

Kiên Giang: Nhiều hoạt động thiết thực hướng đến chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng Bộ đội Biên phòng tỉnh

Trang địa phương - Như Tâm - 7 giờ trước
Ngày 29/6, Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kiên Giang đã tổ chức tổng kết, trao giải Cuộc thi "Thiết kế bảng ảnh tuyên truyền nội dung bài viết, tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng" và phát động nhiều phong trào thi đua chuyên đề trong toàn lực lượng, thiết thực hướng tới chào mừng Đại hội thi đua Quyết thắng BĐBP tỉnh giai đoạn 2019-2024. Đại tá Huỳnh Văn Đông, Bí thư Đảng uỷ, Chính uỷ BĐBP tỉnh Kiên Giang chủ trì các sự kiện.
Kiên Giang: Giai đoạn 2014 - 2024 quần chúng Nhân dân đã cung cấp hơn 9 nghìn tin có giá trị cho lực lượng chức năng

Kiên Giang: Giai đoạn 2014 - 2024 quần chúng Nhân dân đã cung cấp hơn 9 nghìn tin có giá trị cho lực lượng chức năng

Trang địa phương - Như Tâm - Hoàng Quân - 7 giờ trước
Công an tỉnh Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 09/CT-BCA-V28 của Bộ Công an “Về đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào các tôn giáo” giai đoạn 2014-2024. Tham dự Hội nghị có Đại tá Lê Văn Quý, Tỉnh uỷ viên, Phó Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang, đại diện lãnh đạo Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các sở, ban, ngành và Người có uy tín, chức sắc, chức việc thuộc các thành phần tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách cho đồng bào DTTS

Đẩy mạnh tuyên truyền chính sách cho đồng bào DTTS

Chính sách dân tộc - TS. Lý Thị Thu - 7 giờ trước
Thể chế hóa chủ trương của Đảng về công tác dân tộc, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển toàn diện vùng DTTS và miền núi. Chính sách đã có, nhưng để chính sách đến được với đồng bào, đi vào đời sống, đạt hiệu quả cao nhất thì công tác tuyên truyền có vai trò đặc biệt quan trọng.
Điểm hẹn của hòa bình

Điểm hẹn của hòa bình

Sự kiện - Bình luận - Thanh Hải - 8 giờ trước
Quảng Trị sẽ tổ chức Lễ hội Vì hòa bình lần đầu tiên vào tháng 7 tới. Với một vùng đất từng bị chia cắt và hứng chịu thảm họa bởi chiến tranh… thì đó sẽ mãi mãi là thông điệp đầy ý nghĩa về một dân tộc yêu chuộng hòa bình. Lễ hội Vì hòa bình còn là một điểm hẹn của hòa bình; điểm đến của du lịch hòa bình.
Nhìn lại 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu DTTS lần thứ III các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung: Giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm

Nhìn lại 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu DTTS lần thứ III các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung: Giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm

Công tác Dân tộc - An Yên - 8 giờ trước
Nếu phải nói một câu khái quát nhất cho kết quả sau 5 năm Đại hội Đại biểu DTTS các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung giai đoạn 2019 - 2024, thì có thể đó là việc giảm nghèo qua từng năm; thậm chí, nhiều vùng có kết quả giảm nghèo đầy ấn tượng.