Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn văn hóa truyền thống qua góc nhìn về chính sách đối với nghệ nhân: Cơ hội mới, động lực mới (Bài cuối)

Lê Hường - Ngọc Thu - 10:17, 17/07/2023

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), các địa phương đang bắt tay vào việc xây dựng, triển khai chính sách hỗ trợ nghệ nhân Nhân dân, nghệ nhân Ưu tú trong việc lưu truyền, phổ biến hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận. Nguồn lực từ chính sách có ý nghĩa, là động lực để phát huy hơn nữa vai trò của đội ngũ nghệ nhân đối với công tác bảo tồn, lan tỏa giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc.

Nghệ nhân ưu tú Y Zam Êban và học trò biểu diễn nhạc cụ dân tộc, hát dân ca
Nghệ nhân ưu tú Y Zam Êban và học trò biểu diễn nhạc cụ dân tộc, hát dân ca

Mong muốn của nghệ nhân

Nhìn nhận tầm quan trọng về văn hóa dân tộc, đánh giá cao vai trò của của nghệ nhân trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội, Chương trình MTQG 1719 đã thiết kế riêng Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch.

Dự án 6 gồm 19 nội dung, trong đó có nội dung xây dựng chính sách và hỗ trợ Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú người DTTS trong việc lưu truyền, phổ biến sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo, bồi dưỡng, truyền dạy những người kế cận. Đây sẽ là động lực, cơ hội để đội ngũ nghệ nhân phát huy hơn nữa vai trò của mình trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa..

Huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk có 7 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Dù chế độ ít ỏi, nhưng những năm qua, các nghệ nhân trên địa bàn huyện vẫn nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc.

Nghệ nhân Ưu tú Y Zam Êban là một trong số ít người thực hành thành thạo nhiều loại hình văn hóa truyền thống của người Ê Đê, như: Lời nói vần, hát sử thi, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng… Không những hết lòng gìn giữ những giá trị văn hóa quý báu của dân tộc, nghệ nhân Y Zam còn truyền nhiệt huyết bảo tồn văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ. Một đời lưu giữ những nét đẹp văn hóa của người Ê Đê, năm 2022, ông Y Zam Niê, buôn Cuôr Đăng A, xã Cuôr Đăng, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk được công nhận Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực văn hóa phi vật thể.

Chia sẻ với chúng tôi, nghệ nhân Y Zam bảo: Truyền thống cha ông để lại thì mình phải gìn giữ để còn trao lại cho thế hệ sau. Nhưng thế hệ trẻ bây giờ lo làm kinh tế, ít người mặn mà với văn hóa truyền thống. Mình vừa giữ gìn vừa tìm cách truyền dạy, rồi đưa đi biểu diễn trong các hội thi, hội diễn, liên hoan văn hóa văn nghệ quần chúng để khơi dậy đam mê trong thế hệ trẻ. Mình trao truyền bằng nhiều cách, nhưng chưa bao giờ đòi hỏi hỗ trợ vật chất. Nhưng nếu được hỗ trợ, thì nghệ nhân ai cũng sẽ rất mừng, vì có khoản tiền cố định hàng tháng để đỡ đần trang trải kinh tế và có thêm động lực để cống hiến nhiều hơn.

Đam mê các loại nhạc cụ dân tộc bằng tre nứa từ nhỏ, Nghệ nhân ưu tú Rơ Châm Tih ở làng Jút 1, xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai không những sử dụng thuần thục nhiều loại nhạc cụ mà còn tự tay chế tác không ít nhạc cụ từ tre nứa. Ông cũng thường xuyên góp mặt trong đoàn nghệ thuật của Việt Nam đến nhiều nước biểu diễn như: Úc, Phần Lan, Campuchia, Vương quốc Anh… đem âm thanh mộc mạc phát ra từ quả bầu khô, ống lồ ô, tre nứa, khi trong trẻo, nhịp nhàng như tiếng chày giã gạo bên dòng suối róc rách dịu êm của nhạc cụ Tây Nguyên để trình diễn, mê hoặc khán giả.

Nghệ nhân ưu tú Rơ Châm Tih, người đưa nhạc cụ dân tộc ra thế giới
Nghệ nhân ưu tú Rơ Châm Tih, người đưa nhạc cụ dân tộc ra thế giới

Sau những lần công diễn, nghệ nhân Rơ Châm Tih vẫn luôn canh cánh trong lòng về bảo tồn văn hóa dân tộc trước cuộc sống hiện đại. Ông mong muốn con cháu đời sau sẽ tiếp tục giữ được nghề làm nhạc cụ dân tộc, gìn giữ văn hoá. Vì thế mà ông luôn sẵn lòng chỉ dạy để lưu giữ nét đẹp văn hóa này. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện, gác hết lại những công việc thường nhật, mưu sinh để sống hết mình với văn hóa truyền thống. Người học không có động lực và người truyền dạy cũng không có thời gian, điều kiện để chỉ dẫn thì cũng khó có thể trao truyền. Nếu được hỗ trợ hàng tháng thì sẽ tốt hơn cho nghệ nhân”, Nghệ nhân Rơ Châm Tih cũng mong muốn.

Sớm thực hiện chính sách hỗ trợ

Theo ông Y Mang - Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk, những năm qua, địa phương rất quan tâm đến việc gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống, các nghề truyền thống. Ngoài những lớp truyền dạy các loại hình văn hóa dân gian do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, huyện cũng phối hợp với các đơn vị mở lớp truyền dạy và mời các nghệ nhân ưu tú đứng lớp. Tuy nhiên, các khoản trợ cấp cho nghệ nhân ưu tú theo quy định hiện nay rất ít ỏi, trong khi đó trợ cấp cho nghệ nhân tham gia các dự án truyền dạy còn hạn chế. 

“Các nghệ nhân chia sẻ với tôi rằng, họ vẫn nỗ lực hết mình để gìn giữ, truyền dạy các di sản văn hóa cho các thế hệ mai sau, nhưng nếu có chế độ cố định hàng tháng để phụ giúp trang trải cuộc sống thì họ thỏa sức với đam mê”, ông Y Mang nói.

Nghệ nhân TP.Buôn Ma thuột trình diễn đám cưới truyền thống của người Ê Đê
Nghệ nhân Tp. Buôn Ma thuột trình diễn đám cưới truyền thống của người Ê Đê

Được biết, từ ngày 13/2/2023, UBND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, trong đó có việc xây dựng chính sách hỗ trợ đặc thù chính sách cho các nghệ nhân, người tổ chức thực hành, trao truyền, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được ghi danh Danh sách của UNESCO.

Theo đó, mỗi Nghệ nhân Nhân dân được hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng, Nghệ nhân Ưu tú là 1,5 triệu đồng/tháng; nghệ nhân đang sinh hoạt hằng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam được hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng. Cùng với mức hỗ trợ theo nghị quyết này, các đối tượng trên vẫn được hưởng các khoản hỗ trợ theo quy định.

Tại Gia Lai, theo Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ - Trưởng phòng Quản lý văn hóa, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai, những năm qua, ngoài việc thực hiện theo quy định trợ cấp sinh hoạt hàng tháng, bảo hiểm y tế, hỗ trợ chi phí mai táng đối với Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn… tỉnh Gia Lai cùng các tổ chức, cá nhân còn trích kinh phí hỗ trợ nghệ nhân tham gia các buổi liên hoan cồng chiêng, cồng chiêng cuối tuần… Tuy nhiên, phần hỗ trợ kinh phí vẫn còn hạn hẹp.

Hiện nay, tỉnh Gia Lai đang lập kế hoạch để triển khai sớm việc hỗ trợ các nghệ nhân trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào nội dung hỗ trợ của Dự án 6, đối tượng được hưởng gồm Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thường trú tại Gia Lai, nghệ nhân tỉnh Gia Lai được huy động tham gia sinh hoạt tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tại Hà Nội.

"Địa phương kỳ vọng, nguồn lực hỗ trợ từ Chương trình, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tạo niềm tin, động lực để các nghệ nhân cùng nhau đoàn kết giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn Gia Lai nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung", Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ chia sẻ thêm.

Tin cùng chuyên mục
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.
Tin nổi bật trang chủ
Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Mở phiên tòa xét xử cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh

Thời sự - Trọng Bảo - 18:49, 20/05/2024
Sáng 20/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã mở phiên tòa xét xử vụ án "Rửa tiền", 'Vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và những người liên quan.
Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Thừa Thiên Huế: Tập trung phát triển 210ha trồng cây dược liệu ở A Lưới

Tin tức - Minh Thu - 18:08, 20/05/2024
Đó là thông tin được Ban Dân tộc Thừa Thiên Huế đưa ra tại Hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Dự án đầu tư, hỗ trợ vùng trồng dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) do Bộ Y tế tổ chức tại Thừa Thiên Huế mới đây.
Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Tập đoàn VNPT và Trung ương Đoàn ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Khánh Sơn - 15:13, 20/05/2024
Tiếp nối những kết quả hợp tác đã đạt được trong năm 2023 và để cụ thể hóa các nội dung đã ký kết giữa hai bên, mới đây, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Tập đoàn VNPT đã tổ chức Hội nghị ký kết kế hoạch triển khai Thỏa thuận hợp tác năm 2024.
Giải quyết 99,7% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Giải quyết 99,7% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 12:31, 20/05/2024
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Ra mắt mô hình văn hóa cồng chiêng phục vụ du lịch ở Đà Lạt

Sắc màu 54 - Minh Nhật - 12:27, 20/05/2024
Câu lạc bộ văn hóa cồng chiêng của người Cơ Ho - một dân tộc sinh sống lâu đời nhất ở Tp. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) vừa được hình thành và ra mắt tại xã Tà Nung, hứa hẹn có nhiều hoạt động hấp dẫn thu hút du khách.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 20): Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"!

Vài năm trở lại đây, tình trạng trộm cắp cổ vật, đồ thờ tự tại các điểm di tích diễn ra với mật độ ngày càng tăng, số lượng cổ vật bị mất ngày càng nhiều. Điều này một lần nữa làm dấy lên những lo ngại về công tác bảo quản, bảo vệ di sản. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, khi vấn nạn “chảy máu”, buôn bán trái phép cổ vật ngày càng gia tăng, thì những cổ vật quý càng tiềm ẩn nguy cơ bị kẻ gian lấy trộm. Chuyên mục Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về Vấn nạn mất trộm cổ vật: "Mất bò" vẫn chưa lo "làm chuồng"
Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Ngoại hạng Anh: Siêu phẩm của Hojlund giúp Man United đánh bại Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 12:22, 20/05/2024
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man United hành quân đến làm khách tại sân của Brighton. Dù đã nỗ lực rất nhiều, nhưng đội chủ nhà không thể giành chiến thắng trong trận chia tay giải đấu cao nhất xứ sương mù.
Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Hơn 1.500 lượt ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 12:17, 20/05/2024
Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã nghe Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 10:52, 20/05/2024
Sáng 20/5, thực hiện quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Quốc hội, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông thọ tái hiện “Góc phố ẩm thực tuổi thơ” tại Lễ hội bánh mì năm 2024

Sức khỏe - PV - 10:43, 20/05/2024
Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ, một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.
Ngoại hạng Anh: Man City có chức vô địch thứ 4 liên tiếp sau khi đánh bại West Ham

Ngoại hạng Anh: Man City có chức vô địch thứ 4 liên tiếp sau khi đánh bại West Ham

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 10:40, 20/05/2024
Vòng 38 Ngoại hạng Anh, Man City tiếp đón West Ham trên sân nhà Etihad. Với sự tỏa sáng của Foden, Man City chính thức có chức vô địch thứ 4 liên tiếp.