Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bình Phước tạo bước đột phá trong mục tiêu giảm nghèo vùng DTTS

Đinh Hiển - 17:49, 22/02/2021

Những năm gần đây, với việc triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách đầu tư, hỗ trợ, tỉnh Bình Phước đã và đang tạo bước đột phá mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo. Nhờ đó, đời sống của đồng bào DTTS, đặc biệt là bà con sinh sống ở vùng sâu vùng xa, khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh đã từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Vợ chồng ông Liêu Văn Kỳ, ấp 5, xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp khoe đàn trâu sinh sản của gia đình.
Vợ chồng ông Liêu Văn Kỳ, ấp 5, xã Thanh Hòa, huyện Bù Đốp khoe đàn trâu sinh sản của gia đình.

Cái nghèo đã hết đeo bám bà con vùng biên 

Chúng tôi có dịp về thăm bà con đồng bào DTTS ở các huyện Bù Đốp, Bù Gia Mập và Lộc Ninh những ngày đầu năm mới 2021. Đây là những địa bàn vùng sâu, vùng xa biên giới của tỉnh Bình Phước

Dọc trên khắp các ngả đường thôn, ấp, những con đường đất bụi đỏ mịt mù ngày nào, nay đã được thay dần bằng những con đường tráng nhựa, hoặc đổ bê tông sạch sẽ. Những ngôi nhà tranh lợp lá của bà con cũng đã và đang được thay thế dần bởi những ngôi nhà xây tường gạch kiên cố. Đời sống của đồng bào nơi đây đã được cải thiện và nâng cao rõ rệt, đang dần bắt nhịp, hòa chung vào sự phát triển của địa phương.

Đến thăm gia đình ông Liêu Văn Kỳ, sinh năm 1961, dân tộc Tày, tại ấp 5, xã Thanh Hòa, huyện biên giới Bù Đốp, ông Kỳ cho hay, gia đình ông từ Cao Bằng vào Bù Đốp lập nghiệp từ những năm 1990. Trước đây, hàng ngày ông phải đi làm thuê khiếm sống, kinh tế gia đình gặp khó khăn chồng chất. Sau bao năm, cái nghèo vẫn cứ đeo bám, khiến gia đình ông không sao vươn lên được.

Từ năm 2016, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, gia đình ông được tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng chính sách xã hội 45 triệu đồng. Cùng với nguồn vốn tích góp của gia đình, ông Kỳ đã mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi trâu sinh sản và chăm sóc vườn điều. 

Đến nay, gia đình ông đã có 05 con trâu sinh sản và có hơn 2,8 ha điều đang thu hoạch. Hàng năm, gia đình ông đang thu nhập hơn 100 triệu đồng để trang trải chi phí và nuôi cho con ăn học đàng hoàng. Ngôi nhà lá lụp xụp ngày nào, nay cũng đã được ông thay bằng  ngôi nhà kiên cố, rộng rãi và đầy đủ tiện nghi. Gia đình ông Kỳ không những thoát nghèo mà còn trở thành hộ khá giả tại địa phương.

Tương tự, khi đến gia đình chị Điểu Thị Liệt, dân tộc S’Tiêng, tại thôn Bình Giai, xã Phước Minh, huyện biên giới Bù Gia Mập, chúng tôi không khỏi bất ngờ, khi ở một địa bàn vùng sâu lại có một quầy hàng tạp hóa với đầy đủ các món từ rau, củ, quả, thực phẩm đến đồ gia dụng. Điều ngạc nhiên, bà chủ của cửa hàng tạp hóa trên, cách đây 2 năm còn là một trong những hộ thuộc diện nghèo, khó khăn của xã.

“Trước đây, gia đình tôi nằm trong diện hộ nghèo nên được vay vốn chính sách 30 triệu đồng để phát triển vườn tiêu. Sau 2 năm, vườn tiêu cho thu hoạch tốt, gia đình đã trả được khoản nợ 30 triệu đồng. Sau đó, gia đình tiếp tục vay thêm 50 triệu đồng để mở cửa hàng tạp hóa. Đến nay, cửa hàng tạp hóa cho thu nhập ổn định, 3 người con được đi học đầy đủ. Năm nay, gia đình tôi đã làm đơn xin ra khỏi danh sách hộ nghèo của xã”, chị Liệt phấn khởi cho hay.

Tương tự, gia đình anh Điểu Điểm, dân tộc Stiêng, ở ấp Bù Linh, xã Lộc Phú, huyện biên giới Lộc Ninh, là một trong những hộ đồng bào tiêu biểu về ý chí và nghị lực vươn thoát nghèo. Điểu Điểm cho hay, năm 2013, khi mới lập gia đình và ra ở riêng, lúc đó hoàn cảnh còn nhiều khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, kinh tế gia đình chỉ phụ thuộc vào việc đi làm cỏ mướn trang trải cuộc sống.

Năm 2019, gia đình anh Điểm đã được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội. Gia đình anh Điểm được vay vốn, với số tiền 50 triệu đồng; được hướng dẫn sử dụng nguồn vốn phù hợp điều kiện của gia đình. Từ đó, anh Điểm đã mạnh dạn mua bò, dê phát triển kinh tế gia đình.

Nhờ chăm chỉ, cần cù chịu khó học hỏi, chỉ sau một năm (năm 2020) gia đình anh Điểm đã có 4 con bò và đàn dê gần 10 con. Bên cạnh đó, gia đình anh còn trồng thêm được 220 nọc tiêu.

Chị Mẫn (vợ anh Điểu Điểm) phấn khởi: “Gia đình em rất là vui mừng, nếu như Nhà nước không quan tâm, thì gia đình em cực khổ lắm. Hiện nay, gia đình em cũng tạm ổn, em sẽ vươn lên để thoát nghèo trong năm nay”.

Ông Lý Trọng Nhân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước, cho biết, để hỗ trợ đồng bào DTTS, đặc biệt là những bà con đồng bào trên địa bàn vùng sâu vùng xa biên giới, từng bước thoát nghèo bền vững, những năm gần đây, tỉnh Bình Phước đã triển khai lồng ghép nhiều chương trình, chính sách của Trung ương, cũng như địa phương. Trong đó, tập trung vào việc hỗ trợ sinh kế cho bà con đồng bào như: tiếp cận vay vốn, mua sắm nông cụ sản xuất, trao con giống, cây giống,… Từ đó, bà con có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo.

Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước trao nhà ở Đại đoàn kết và tặng quà cho bà con đồng bào DTTS vùng biên sâu biên giới huyện Lộc Ninh.
Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước trao nhà ở Đại đoàn kết và tặng quà cho bà con đồng bào DTTS vùng biên sâu biên giới huyện Lộc Ninh.

Quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”

Theo bà Trần Tuệ Hiền, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước, phong trào “Toàn dân chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” thời gian qua, đã được sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị, mang lại hiệu quả ở khắp các địa phương trong toàn tỉnh Bình Phước. Tnh Bình Phước cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, nhất là với các hộ đồng bào DTTS ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới khó khăn, vươn lên thoát nghèo.

Trung bình mỗi năm Bình Phước giảm 1,9% số hộ nghèo DTTS. Có 01 xã và 17 thôn hoàn thành Chương trình 135; giảm 10 xã khó khăn (từ 38 xã năm 2015 giảm còn 28 xã vào năm 2020). Cơ sở hạ tầng thiết yếu cơ bản đáp ứng yêu cầu, góp phần cải thiện rõ rệt đời sống của đồng bào; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố; quốc phòng và an ninh vùng dân tộc thiểu số cơ bản đảm bảo ổn định.

Đặc biệt, trong hai năm 2019 và 2020, tỉnh đã tập trung gần 137 tỷ đồng ngân sách để thực hiện giảm 2.000 hộ nghèo DTTS trên địa bàn; qua đó đã giúp đồng bào ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Lý Trọng Nhân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước cho biết: “Một trong những điểm nhấn trong thực hiện công tác giảm nghèo là Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết giảm 1.000 hộ nghèo DTTS, từ đó các địa phương, đơn vị lấy đó làm căn cứ,chỉ tiêu để thực hiện.

Đến nay, Bình Phước đã thực hiện bước đầu thành công chương trình giảm nghèo vượt mục tiêu đề ra. Năm 2020, toàn tỉnh có 1.108 hộ thoát nghèo, vượt 111% kế hoạch. Trong giai đoạn 2015-2020, toàn tỉnh đã giảm được gần 3,6% tỉ lệ hộ nghèo, tương đương với khoảng 8.000 hộ, đưa tỉ lệ hộ nghèo giảm từ hơn 6% năm 2016 xuống còn hơn 2,5% vào năm 2020. Toàn tỉnh Bình Phước hiện chỉ còn hơn 3.400 hộ nghèo. Đặc biệt, không còn tỉ lệ hộ nghèo thuộc người có công với cách mạng.

Tính riêng năm 2020, Quỹ “Vì người nghèo” tỉnh hỗ trợ xây dựng 719 căn nhà đại đoàn kết, với tổng trị giá khoảng 57,52 tỷ đồng cho 8 huyện, thị xã. Trong đó, dự kiến hỗ trợ chương trình xóa 1.000 hộ nghèo DTTS sẽ xây dựng 451 căn nhà. Ngoài ra, tính đến tháng 9/2020, toàn tỉnh đã hỗ trợ 190/511 nhà vệ sinh; 220/574 hộ có nhu cầu nước sinh hoạt; hỗ trợ kéo điện cho 20/413 hộ; 33/497 cái tivi; vay vốn ưu đãi tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội 146/192 hộ; tạo việc làm cho 782/1.629 nhu cầu…

Ban Dân tộc trao dê giống cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh
Ban Dân tộc trao dê giống cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Lý Trọng Nhân cho rằng, công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước vẫn còn một số khó khăn. Cụ thể, đồng bào các DTTS sinh sống chủ yếu ở vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, có cơ sở hạ tầng kém phát triển; khả năng tiếp thu kiến thức khoa học công nghệ còn hạn chế. Trong khi đó, nguồn lực đầu tư phát triển vùng DTTS còn hạn chế, phân bổ chưa kịp thời, đầy đủ theo kế hoạch đề ra, địa phương thiếu quỹ đất sản xuất…

Chính vì thế, trong giai đoạn 2020 – 2025, Bình Phước sẽ tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường. Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi…

Theo ông Nhân, vừa qua, Ban Dân tộc đã tham mưu đề xuất với UBND tỉnh Bình Phước, ưu tiên bố trí ngân sách địa phương từ 3 - 5%, tiếp tục đẩy mạnh việc kết hợp lồng ghép với các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, vốn của doanh nghiệp, vốn xã hội hóa... để thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, đầu tư cho vùng DTTS.

Bình Phước là một tỉnh miền núi thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, với diện tích tự nhiên là 6.876,76 km2, dân số là 997.766 người. Trong đó, có 40 dân tộc thiểu số, với 193.860 nhân khẩu, chiếm 20,14% dân số toàn tỉnh. Bà con đồng bào DTTS làm nghề nông nghiệp, sinh sống phân tán, đan xen trên địa bàn 111 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thị xã, thành phố. Đặc biệt, tập trung ở những địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa biên giới (15 xã biên giới, thuộc 03 huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập).

Tin cùng chuyên mục
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Triển khai Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Khẩn trương nhưng cẩn trọng vì mục tiêu lớn

Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành tại Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 đặt mục tiêu đến năm 2045, các xã, thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân, cơ bản không còn hộ nghèo... Để hướng tới mục tiêu này, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ trong Chiến lược, trên tinh thần khẩn trương nhưng cẩn trọng.
Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Quan tâm đến đội ngũ Người có uy tín bằng những việc làm thiết thực

Người có uy tín - Nhóm PV (T/h) - 1 giờ trước
Xác định vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín tại cơ sở, bên cạnh thực hiện đầy đủ các chính sách cho Người có uy tín theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn có những cách làm sáng tạo để kịp thời động viên, chăm lo cho đội ngũ Người có uy tín. Từ đó, tạo điều kiện tốt nhất để họ góp sức xây dựng bản làng...
Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Mưa dông ở miền Bắc sẽ kéo dài đến khi nào?

Xã hội - Minh Nhật - 6 giờ trước
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh nên đợt nắng nóng nhiều ngày qua ở miền Bắc đã chấm dứt, trời chuyển mưa rào và dông, cục bộ có mưa to. Dự báo, mưa dông sẽ kéo dài ở miền Bắc đến ngày 4/5, sau đó sẽ quay trở lại những ngày nắng nóng.
Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiếu phim tài liệu mừng Chiến thắng Điện Biên Phủ

Giải trí - T.Hợp - 7 giờ trước
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3/5 đến ngày 5/5, Hãng Tài liệu và Khoa học Trung ương sẽ tổ chức "Những ngày phim tài liệu" với 6 bộ phim do các nghệ sĩ của Hãng thực hiện.
Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT: Lưu ý để tránh sai sót

Tin tức - Minh Nhật - 8 giờ trước
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hôm nay (2.5), thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT theo hình thức trực tuyến cho đến 17 giờ ngày 10.5. Sở GD-ĐT TP.HCM đã có hướng dẫn học sinh lớp 12 cách thức đăng ký và lưu ý để tránh sai sót.
Đổi thay ở Krông Nô

Đổi thay ở Krông Nô

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 9 giờ trước
Huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông có 10/12 xã, thị trấn và 19/52 thôn thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Sau gần 4 năm triển khai, nguồn lực từ Chương trình đã góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo ở các địa bàn đặc biệt khó khăn của huyện, đời sống Nhân dân từng bước được nâng cao.
Khu di tích K9 Đá Chông

Khu di tích K9 Đá Chông

Trên đất Ba Vì (TP.Hà Nội), miền quê núi Tản sông Đà, trong tiếng gió của cây rừng, tiếng sóng vỗ của dòng sông cuộn chảy, chúng tôi hòa cùng dòng người từ mọi miền Tổ quốc đến thăm Khu di tích K9 Đá Chông. Nơi đây là một trong những địa danh lịch sử, văn hóa đặc biệt gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Ngoài ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, dưới góc nhìn của các nhà khoa học, K9-Đá Chông còn có giá trị độc đáo về địa chất, địa hình, địa mạo và đa dạng sinh học.
Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Quốc hội với những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Thanh Huyền - 9 giờ trước
78 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, cùng nhìn lại chặng đường để thấy được sự đồng hành của Quốc hội - với vai trò là cơ quan lập pháp và trách nhiệm với đồng bào DTTS bằng những quyết sách đặc biệt quan trọng về công tác dân tộc.
Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Phum sóc đồng bào Khmer đổi thay từ Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Gia Ân - 9 giờ trước
Từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), vùng đồng bào Khmer ở An Giang đã chuyển mình mạnh mẽ, khoác lên mình diện mạo mới.
Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Hơn140 nghìn du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ

Du lịch - Minh Nhật - 9 giờ trước
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang thông tin, ước tính có 142.800 lượt du khách chọn Hà Giang là điểm đến trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 354,1 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương làm rõ nguyên nhân, khắc phục hậu quả vụ nổ lò hơi tại Đồng Nai

Tin tức - T.Hợp - 9 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 1/5/2024 gửi Bộ trưởng các Bộ: Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về vụ nổ lò hơi tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại gỗ Bình Minh thuộc ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Cả nước đón 8 triệu lượt khách du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Du lịch - T.Hợp - 9 giờ trước
Theo Cục Du lịch quốc gia, trong 5 ngày nghỉ lễ từ 27/4-1/5, ngành du lịch Việt Nam ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, khoảng 3,6 triệu lượt khách trong đó có lưu trú.